Nhập Gia Tùy Tục

Chuyên mục: Giao lưu gia đình NLS Được đăng: Thứ bảy, 29 Tháng 1 2011 Viết bởi PV Ngọc Huệ

Bạn Ngọc Huệ là cựu hoc sinh Khóa 3 NLS.TN, hiện là phóng-viên báo tuổi trẻ Thủ-đô .Tháng 11/2010 vừa qua , sau chuyến đi thực tế ở miền tây đã có bài viết đăng trên tạp chí Nghề Báo ( Nguyệt san tháng 11.2010). Trang nhà xin trích đăng để các bạn cùng xem:

 

Phóng viên viết về nông nghiệp cũng cần phải biết một số về sự kiêng cử của người  nông dân.

- A lô! Anh ạ

- Không không được đâu, cô hỏi điều gì tôi cũng nói, nhưng chụp hình hay quay phim vườn cây tui không cho đâu nhé.

Nhanh miệng tôi nói, dạ không anh ạ tôi muốn hỏi anh thêm về vài chi tiết nữa để hoàn thành bài viết. Chưa nghe tôi nói gì mà anh lại nhanh chóng từ chối thẳng thừng. Thế là tôi phải chuyển mục đích, thật tình tôi muốn qua cú điện thoại này để xin anh nông dân "Y" cuộc hẹn đến tận vườn cam của anh để ghi hình. Vườn cam của anh "Y" đã cho trái sum suê đến nay là sang năm thứ 15 mà cây vẫn còn đang sung sức, đây là điều rất là hiếm, đáng để viết bài lắm chứ.

Anh "Y" không phải là người duy nhất không cho phóng viên vào vườn cây của mình chụp hình, mà còn nhiều người khác nữa. Có người cho biết lý do, có người không nhưng mọi giải thích đều mơ hồ. Đa số cho là "phải kiêng cử", vì thấy rằng mấy vườn cây nào mà lên truyền hình, trước sau gì thì cũng tiêu cả!.


Quay trở lại cuộc trò chuyện với anh "Y", anh cho biết anh cũng phải kiêng cử mà không cần giải thích. Thiết nghĩ: Có phải rằng tâm lý chú trọng sự trình diễn các mô hình, nên trước đó họ cố gắng chăm sóc để lấy thành tích, sau khi được giải xong, cuộc chạy dài đuối sức nên quay về với phương pháp canh tác cổ truyền thêm một chút theo phương pháp mới, nên quá trình chăm sóc bón phân cho cây không đầy đủ, mà cây trái sụt giảm năng suất. Cuối cùng đỗ lỗi tại đưa hình ảnh lên phương tiện truyền thông???. Đây là mê tín dị đoan hay niềm tin truyền thống trong dân gian, cũng như đứa trẻ bụ bẫm phải đặt tên xấu xấu, không nên đặt tên đẹp sợ ông bà quở, nên hay bị bệnh, khó nuôi!!!.



Lần khác, tôi đến Bạc Liêu để viết bài phóng sự về Tôm, nhân lúc chủ vuông tôm tôi đến để viết bài đang vào vụ thu hoạch. Tôi được đãi một bữa tôm sú hấp bia, con nào cũng to mập tú ụ. Vừa ăn tôi vừa nói nhỏ với người bạn đi cùng "Mấy con tôm này nướng ăn thì ngon hết biết, do lạ nhà chứ quen nhiều thì đề nghị nướng thì, chà chà... tuyệt thật". May mà tôi không nói với ông chủ vuông tôm, nếu mà nói thì không biết thế nào nữa.

Người nuôi tôm thì lại có thêm điều kiêng kỵ khác nữa là: "Rất kỵ ăn tôm nướng". Tôi được biết điều này khi lưu lại vài ngày tại trang trại nuôi tôm nọ. Trong chuyến tôi đi viết bài lần này, tôi cũng có nhờ liên hệ với vài chủ trại tôm khác cũng bị họ từ chối không chịu tiếp phóng viên đến ghi hình ảnh cơ sở của mình. Tôi không được sự lý giải nào cả ngoài câu trả lời là "Kiêng".

Đây là sự mê tín hay niềm tin trong dân gian đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác?. Nhưng thế nào chăng nữa, nếu viết về nông nghiệp thì không thể không kiêng những điều mà nông dân kiêng. Điều kiêng của phóng viên là không thể viết mà không hiểu được phong tục tập quán của ngành nghề mình tiếp cận.

Tin mới

Các tin khác

Lượt xem: 3475