Sưu Tầm

Chuyện ông Carnot

Chuyên mục: Sưu Tầm
Được đăng: Thứ hai, 21 Tháng 11 2011
Viết bởi Trần Đăng Hồng

Ông Trần Đăng Hồng nguyên Giáo Sư trường Trung họcNông Lâm Súc Cần Thơ,một đàn anh trong nghề của tôi,nhắc lại câu chuyện ông Carnot, câu chuyện tôi vẫn nhớ khi tôi đang học lớp ba  trường Trí Đức thuộc chùa Phước Huệ, ởlàng Công Hinh quận Blao tỉnh Đồng Nai Thượng. Tôi vô cùng xúc động vìkhông ngờ rằng còn có một người VẪN NHỚ bài học ngày xưa ấy. (Bùi Tho)

CHUYỆN ÔNG CARNOT

Trần Đăng Hồng

Vừa đưa lên mạng bài “Ngày Nhà Giáo Teachers’ Day” không tới 24 giờ, tôi rất ngạc nhiên nhận đượcrất nhiều thư email gởi đến, “bình luận” thêm về hiện trạng Ngày Nhà Giáoở Việt Nam. Ngoài ra, bài này lại nhanh chóng được đăng tải lại trên nhiều trang mạng ở nước ngoài. Thật là ngạc nhiên, có lẽ tôi đã gải đúng vào chỗ ngứa có tính cách thời sự.

         Một trong các email là một vị Thầy khả kính và thần tượng của suốt thờiđại học và tới giờ này của tôi. Thầy nhắc đến chuyện Ông Carnot mà tôi đãquên lững. Vào thời của tôi, bất cứ đứa trẻ 7-8 tuổi nào, ở cái lớp Tư hay Ba của tiểu học đều thuộc lòng bài “Học trò nhớ ơn thầy” trongQuốc Văn Giáo Khoa Thư của tác giả Trần Trọng Kim và Nguyễn Văn Ngọc. Bài đó rất ngắn và giản dị như sau:

Ông Carnot xưa là một ông quanto nước Pháp, một hôm nhân lúc rảnh việc về chơi quê nhà. Khi ông đingang qua trường học ở làng, trông thấy ông thầy dạy mình lúc bé, bây giờđã đầu tóc bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông ghé vào thăm trườngvà chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà nói rằng:

- Tôi là Carnot đây, thầy cònnhớ tôi không? - Rồi ông ngoảnh lại khuyên bảo học trò rằng -Ta bình sinh, nhất là ơn cha, ơn mẹ, sau ơn thầy ta đây, vì nhờcó thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay”.

Ông Carnot chính là tổng thống thứ tư của Đệ tam Cộng hòa Pháp từ năm 1887 đến 1894

 

TổngThống Sadi Carnot (1837-1894)

Câu chuyện ông Carnot đã ám ảnh suốt cuộc đời của thế hệ trước tôi như vị Thầy tôn kính của tôi, và thế hệ tôi, những học sinh đã từng học Quốc Văn Giáo Khoa Thư (xuất bản từ 1925). Tôi không rõ các thế hệ sau có biết chuyện ông Carnotkhông?

Ở tuổi già tôi thường trở nên lẫm cẫm. Tôi không biết là ngày nay nếu có ông quan lớn nào đi ngang trường cũ thấy thầy đang dạy học có ghé vào thăm thầy không?,.

Reading, Ngày Nhà Giáo 20/11

Trần Đăng Hồng




 

 

Lợi ích sức khỏe từ một số loại gia vị cay

Chuyên mục: Sưu Tầm
Được đăng: Thứ hai, 07 Tháng 11 2011
Viết bởi Sưu tầm

Ớt bột

Có tác dụng loại bỏ các cơn đau khớp . Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất capsaicincó trong ớt bột có hiệu quả chống lại sưng viêm, do vậy đây sẽ là lựa chọn tốt để xóa bỏ cơn đau và vết sưng ở những bệnh nhân thấp khớp.

Quế

Có tác dụng chống lại bệnh tiểu đường týp 2 và bệnh tim. Một nghiên cứu đã chỉra khoảng 1 nửa thìa trà bột quế có thể giúp giảm lượng đường trong máu,cholesterol xấu và hàm lượng triglyceride (một loại chất béo tự nhiên có trongmô động vật).

Tỏi

Bảo vệ sức khỏe của tim. Ăn tỏi có thể giúp giảm hàm lượng cholesterol và khoảng 10% hàm lượng triglyceride.

Đinh hương

Tinh dầu đinh hương là phương thuốc chữa trị đau răng, đồng thời với đặc tính khử trùng đây sẽ là một loại nước súc miệng hiệu quả. Thành phần chính trong loại dầu này là eugenol, một hoạt chất chống viêm có thể xóa tan cơn đau liênquan đến chứng thấp khớp.
 Ngoài ra đây là gia vị có tính nóng có khả năng giảm các triệu chứng tiêu hóa khó chịu như chứng khó tiêu.

Gừng

Gừng có chứa chất chống oxi hóa, đồng thời giúp hệ tiêu hóa giảm triệu chứngkhó tiêu và đầy hơi. Ngoài ra, đây cũng là phương thức trị liệu cho chứng buồn nôn khó chịu khi say tàu xe hoặc mang thai.
 

Nguồn http://vn.news.yahoo.com

.

 

Giai thoại về Vũ Hoàng Chương

Chuyên mục: Sưu Tầm
Được đăng: Thứ bảy, 15 Tháng 10 2011
Viết bởi Bùi Tho sưu tầm

VỀ THI SĨ VŨ HOÀNG CHƯƠNG

1) Năm đó, thầy Chương phụ trách môn Việt Văn, dáng thầy dong dỏng cao, mảnh khảnh trạc độ ngũ tuần.  Cả trường thường kháo nhau về thầy là tác giả tập thơ Say nổi tiếng mà ai cũng nghe qua. Thầy lúc nào cũng vận complet,  thắt cravette và đi đến trường bằng taxi, dạy hết giờ thì về, ai chăm chú thì hiểu bài.  Một hôm trong giờ Việt văn, thầy đọc bài thơ của Nguyễn Khuyến “ tự thọ” :  Năm nay tớ đã bảy mươi tư,  Rằng lão rằng quan tớ cũng ừ. Chợt sau bàn tôi có giọng nói to : Thày giỏi lắm năm mươi chứ gì bảy mươi tư. ? Thầy biến hẳn sắc mặt và quát lên : Anh nào ăn nói mất dậy thế, và thày bỏ về không dậy giờ đó.

2) Khoảng năm 1962, Ông Nguyễn Văn Hai, Khoa trưởng Đại Học Khoa Học Huế, được điều vào làm Chánh chủ khảo Hội Đồng Khảo Thí trường Gia Long Saigon, Ông Hai có tiếng là khó tính và hách dịch, ngay cả với các giáo sư bấy giờ : Hôm đó, Ông Hai đứng chống nạnh, mặc complet theo dõi những người đang đến. Một chiếc taxi ngừng trước trường, bước trên xe xuống là giáo sư Vũ Hoàng Chương, cũng dáng mảnh khảnh, che dù và khoan thai tiến vào sân trường. Hình như cả hai người đều không biết nhau. Ông Hai không thấy Ông Chương chào mình thì bị sốc nói to :

-          Này anh kia ! đi dâu ?

-          Ông Chương ngưng bước, nhìn Ông Hai từ đầu đến chân rồi hỏi lại :” thế anh là ai, làm gì ở dây ?

-          Tôi mới có quyền hỏi anh câu đó, anh không có quyền.

-          Không ai có quyền hỏi ai cả. Anh hãy nói cho tôi biết anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết tôi là ai. Nói xong , Ông Chương dợm bước đi. Nhiều giáo sư đứng quanh đó cười ồ.

-          Được rồi, tôi sẽ nói, anh nghe rõ đây. Tôi, Nguyễn văn Hai, Chánh Chủ Khảo Hội Đồng Khảo thí này, rõ chưa ?

-          Ông Chương cười khà : Vậy anh là Hai à ? Mà cho dù anh là hai, là ba hoặc ông ba mươi đi nữa, tôi cũng không cần biết. Nói xong Ông Chương quay phắt bước đi.

-          Này, tôi đã nói cho anh biết tôi là ai, tại sao anh không cho tôi biết anh là ai ?

-          Đám giáo sư khúc khích cười, trong khi Ông Chương ngừng lại : “Tôi là ai thì cả nước đều biết, duy có anh không biết, vậy là anh dốt nhất nước. Vậy cũng đòi làm Chánh chủ khảo” Nói xong thì bỏ đi. Ông Hai quay sang hỏi các giáo sư đứng gần đó và được biết người cầm dù đi vào là Vũ Hoàng Chương.

 VỀ GIÁO SƯ DƯƠNG QUẢNG HÀM

Thầy Dương Quảng Hàm, tác giả hai quyển Việt Nam văn học sử yếu và Việt Nam thi văn hợp tuyển mà ai cũng biết. Thầy có một tật là hay khạc nhổ, có lẽ yếu về đường hô hấp. Một hôm trong lớp học thầy phụ trách, thày đang giảng về thể thơ  “ tứ tuyệt yết hậu “, thày nói đại khái nó cũng là một bài thơ tứ tuyệt gồm 4 câu nhưng câu thứ tư chỉ có một chữ, ví dụ cách gieo vần như sau :

                                             TTBBTTB

                                             BBTTTBB

                                             BBTTBBT

                                                            B

            Hoặc :

                                              BBTTTBB

                                              TTBBTTB

                                              TTBBBTT

                                                             B

Thày lấy bài thơ của Phạm Thái tức Chiêu Lỳ làm ví dụ, diễn tả về người nghiện rượu :

                     Sống ở dương gian đánh chén nhè

                     Thác về âm phủ cắp kè kè

                      Diêm vương phán hỏi rằng chi đó ?

                                                                 Be !

Thày hỏi cả lớp hiểu không, cả lớp đều nói hiểu. Thày khen và nói ai có thể làm một bài tương tự ? Cả lớp yên lặng, thày khuyến khích cho điểm 10. Sau một lúc có một giọng nữ sinh : “Nhưng con sợ thày phạt con quá.”   “- Không sao, thày hứa”  Cô nữ sinh yên tâm và bắt đầu đọc :

                      Sống ở dương gian chỉ khạc đàm

Cả lớp sợ quá, thày bảo cứ đọc tiếp

                      Thác về âm phủ nói làm nhàm

                       Diêm vương phán hỏi rằng ai đó ?

                                                              Hàm !

Đây là những mẩu chuyện mà trước kia báo chí cũng đã đưa tin, chỉ ghi lại để ôn lại và không hề có ý nhạo báng.

Bùi Tho sưu tầm

 

Bệnh viêm gan siêu vi B

Chuyên mục: Sưu Tầm
Được đăng: Thứ tư, 05 Tháng 10 2011
Viết bởi Bs Nguyễn Ý Đức

Theo Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh CDC, người Mỹ gốc Á Châu và Các Đảo Thái Bình Dương chỉ chiếm 5% dân số Hoa Kỳ nhưng tỷ lệ bị bệnh Viêm Gan B mãn tính lên tới hơn 50% trong tổng số người đang sống với bệnh này. Mặc dù có tỷ lệ bệnh cao, nhưng đa số các cư dân này chưa được thử nghiệm coi xem có bị bệnh và không biết là mình bị bệnh. Lý do là đa thiếu hiểu biết hoặc hiểu nhầm về bệnh cũng như do trở ngại ngôn ngữ. Hậu quả là họ thường bị một trong những

Xem thêm: Bệnh viêm gan siêu vi B

Vài lợi điểm khi dùng đậu bắp

Chuyên mục: Sưu Tầm
Được đăng: Thứ sáu, 16 Tháng 9 2011
Viết bởi Super User

Giới thiệu để các bạn tham khảo : Bài Sưu Tầm của GS Nguyên Văn Khuy nguyên Hiệu Trưởng trường TH Nông Lâm Súc Bảo Lộc.(thầy Bùi Tho gửi đến)

Vài lợi điểm khi dùng Đậu bắp :

* Ổn định lượng đường trong máu
* Làm giảm lượng cholesterol
* Tránh được chứng táo bón
* Giữ cho việc tiêu hóa được điều hòa.
* Nuôi dưỡng các vi khuẩn lành trong cơ thể

* Một người rất đau khổ vì bệnh táo bón từ 20 năm nay, gần đây lại thêm bệnh ợ chua. Anh ta không biết có một cách trị bệnh thật đơn giản--đó là ĐẬU BẮP(OKRA). Anh ta bắt đầu ăn đậu bắp từ 2 tháng nay và từ đó không phải dùng thêm một thứ thuốc nào khác. Mỗi ngày, anh ta ăn 6 trái đậu bắp.
Anh ta trở lại bình thường với lượng đường trong máu giảm từ 135 xuống 98 , kiểm soát được cả độ cholesterol lẫn bệnh ợ chua. Sau đây là vài
 nghiên cứu về Đậu Bắp (theo nghiên cứu của Bà Sylvia Zook, Tiến Sĩ Dinh Dưỡng), Đại Học Illinois.

Đậu bắp và những lợi ích thiết thực

Khi dùng đậu bắp để chế biến, nhiều người chỉ quan tâm đến việc các món ăn của mình sẽ ngon hơn nếu có thêm đậu bắp, ít ai chú ý đến giá trị dinh dưỡng chứa trong thứ quả con con, rẻ tiền này.

Lợi ích của đậu bắp

Đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2 g. Chất xơ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc thúc đẩy giảm cân; kiểm soát lượng đường trong máu; ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa; giảm mức cholesterol nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim; giảm nguy cơ ung thư ruột kết.Chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng. Nó còn được xem là loại thực phẩm “lý tưởng” nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm.

Đậu bắp cũng chứa nhiều axit folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5 mg axit folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8 mg axit folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

Bên cạnh đó, đậu bắp cũng thích hợp cho những người muốn giảm cân do cung cấp ít calo (khoảng 25 calo với 1/2 chén đậu bắp nấu chín và 33 calo cho mỗi chén đậu bắp sống), Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và đôi mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Lựa chọn và bảo quản đậu bắp

Khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, và không dài quá 8cm.

Bảo quản đậu bắp trong tủ lạnh có thể giữ được độ tươi xanh từ 2-3 ngày. Lưu ý nên bọc ngoài bằng khăn giấy hoặc đựng đậu bắp trong bao nhựa rồi mới cho vào tủ lạnh. Nếu là đậu bắp nấu chín nên để vào hộp thức ăn đậy kín mới cho vào tủ lạnh, có thể bảo quản được 3-4 ngày.

Đậu bắp dễ ăn, có thể xào, luộc hoặc nấu chung để tăng hương vị cho các món canh chua, súp… Để nhận được lợi ích dinh dưỡng tốt nhất từ đậu bắp, khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải, không nấu, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất là hấp chín.

 

Giá trị dinh dưỡng lớn trong quả đậu bắp nhỏ

Khi dùng đậu bắp để chế biến, nhiều người chỉ quan tâm đến việc các món ăn của mình sẽ ngon hơn nếu có thêm đậu bắp, ít ai chú ý đến giá trị dinh dưỡng chứa trong thứ quả con con, rẻ tiền này.

Lợi ích của đậu bắp

Đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan

Đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2g.

Chất xơ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc thúc đẩy giảm cân; kiểm soát lượng đường trong máu; ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa; giảm mức cholesterol nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim; giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng. Nó còn được xem là loại thực phẩm “lý tưởng” nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm.

Đậu bắp cũng chứa nhiều axit folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5 mg axit folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8 mg axit folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

Bên cạnh đó, đậu bắp cũng thích hợp cho những người muốn giảm cân do cung cấp ít calo (khoảng 25 calo với 1/2 chén đậu bắp nấu chín và 33 calo cho mỗi chén đậu bắp sống), Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và đôi mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Lựa chọn và bảo quản đậu bắp

Đậu bắp dễ ăn, có thể xào, luộc hoặc nấu chung để tăng hương vị cho các món canh chua, súp…

Khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, và không dài quá 8cm.

Bảo quản đậu bắp trong tủ lạnh có thể giữ được độ tươi xanh từ 2-3 ngày. Lưu ý nên bọc ngoài bằng khăn giấy hoặc đựng đậu bắp trong bao nhựa rồi mới cho vào tủ lạnh. Nếu là đậu bắp nấu chín nên để vào hộp thức ăn đậy kín mới cho vào tủ lạnh, có thể bảo quản được 3-4 ngày.

Đậu bắp dễ ăn, có thể xào, luộc hoặc nấu chung để tăng hương vị cho các món canh chua, súp… Để nhận được lợi ích dinh dưỡng tốt nhất từ đậu bắp, khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải, không nấu, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất là hấp chín.

Đậu bắp xào tỏi - “Viagra thiên nhiên” cho các quý ông

Là loại rau thường dùng, từ đậu bắp các chị em có thể chế biến thêm món mới – xào với tỏi cháy cạnh. Không chỉ mát miệng, kích thíchvị giác mà còn nâng cao “phong độ” cho đấng mày râu.


Nguyên liệu:

- Đậu bắp (số lượng tùy thích).

- Vài tép tỏi, gia vị, dầu ăn…

Cách làm:

- Đậu bắp rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối loãng 10 phút, vớt ra để ráo.

- Cắt bỏ phần gốc, sau đó cắt nhỏ đậu bắp thành những miếng nhỏ vừa ăn. (Như nấu canh chua cá).

- Tỏi bóc vỏ, đập dập, bằm nhuyễn

- Cho chảo lên bếp để nóng rồi đổ khoảng 2 thìa dầu ăn vào, đợi dầu nóng, thả tỏi vào phi thơm và hơi vàng cháy cạnh.

- Cho đậu bắp vào xào. Lúc này nếu thích bạn có thể thêm 2 thìa rượu màu vào xào cùng để tăng hương vị món ăn.

- Không phải đậy nắp, dùng đũa đảo đều đậu bắp khoảng 3 phút rồi nêm nếm gia vị. Chờ thêm 2 phút nữa và tắt bếp. Không nên xào lâu, đậu bắp mềm quá mất ngon.

Mách nhỏ:

- Trong đậu bắp chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần cho nhu cầu cơ thể: canxi oxalate, pectin, chất xơ. Thường xuyên ăn đậu bắp có lợi cho tiêu hóa, tăng cường thể lực, bảo vệ gan, dạ dày và ruột.

- Đậu bắp còn chứa các thành phần đặc biệt như một loại thuốc bổ, là một loại rau dinh dưỡng giàu kẽm, selen và nguyên tố vi lượng khác được ví như viagra. Không chỉ ngăn ngừa được ung thư mà còn làm trắng da.

- Đậu bắp ngoài xào tỏi còn có thể dùng cho các món nướng, hầm, salad, súp…

- Tuy nhiên, vì đậu bắp cò tính hàn, nên với những ai đang đau bụng, rối loạn tiêu hóa nên hạn chế ăn loại rau này. Đậu bắp càng nhỏ càng ngon, càng giàu dinh dưỡng.

Đậu bắp: Giàu dinh dưỡng nhưng có thể giảm béo

Thuộc loại thực phẩm giàu protein, nhiều dinh dưỡng, không có cholesterol, đậu bắp luôn có mặt trong thực đơn giảm béo, giúp cơ thể bài trừ độc tố, bảo vệ sức khỏe, làm đẹp da.

Các thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp đều cao hơn các loại rauquả củ nói chung, đặc biệt là các vi chất như: canxi, kali, vitamin B6, ma giê, folate và axit alpha - linolenic. Những vitamin này sẽ giúp “nâng cấp” sức khỏe khá toàn diện.

Ngay đến cành non của đậu bắp cũng có hương thơm và mùi vị đặc trưng, luộc ăn giúp tiêu hóa tốt, chữa trị loét dạ dày, bảo vệ gan.

Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và cả ung thư.

Đậu bắp rất dễ ăn, có thể luộc, xào, nướng hoặc sấy khô đều được. Uống nước đậu bắp luộc hàng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, có làn da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh.

 

Tây Ninh miền quê thương nhớ

Chuyên mục: Sưu Tầm
Được đăng: Thứ bảy, 27 Tháng 8 2011
Viết bởi Người Long Hồ

Người Long Hồ

Về phía Bắc của Nam Kỳ Lục Tỉnh là vùng mà bây giờ chúng ta gọi là tỉnh Tây Ninh. Tây Ninh cách Sài Gòn chừng 100 cây số, Bắc giáp Kompong Cham (Cam Bốt), Nam giáp ba tỉnh Gia Định, Chợ Lớn và Tân An (nay là tỉnh Hậu Nghĩa vì thời đệ nhất Cộng Hòa, chính quyền cắt những vùng đất tiếp giáp với Tây Ninh của ba tỉnh này để thành lập tỉnh Hậu Nghĩa), Đông giáp sông Sài Gòn (về sau này chính quyền VNCH cắt đất bờ Tây sông Sài Gòn để thành lập 2 tỉnh Bình Dương và Bình Long), Tây và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Prey-Veng và Sway Riêng của Cam Bốt. Vì nằm giữa Sài Gòn và Nam Vang nên Tây Ninh là trục lộ quan trọng giữa hai nơi này.

Về địa thế, đất đai vùng Tây Ninh khá cao, trung bình là 15 mét trên mặt nước biển. Từ Bình Long theo quốc lộ 13 đến Chơn Thành, rẽ phải theo lộ liên tỉnh 728 đi Tây Ninh, đến Hồ Dầu Tiếng, trước mặt là núi Bà Đen thật hùng vĩ soi bóng xuống mặt hồ. Trên đường từ Dầu Tiếng về Tây Ninh, là chợ Ngã Ba Bàu Năng, một ngôi chợ rộn rịp với những cây trái, khoai, củ, bí, cà và các loại rau quả trong vùng. Tại Tây Ninh có ngôi chợ Long Hoa là lớn nhất, nơi đây tất cả các bạn hàng từ các chợ quận lên bán những đặc sản địa phương và bổ hàng về bán lại.

Tây Ninh có đường biên giới dài 240 cây số chung với Cao Miên. Tây Ninh cũng chính là nơi phát sinh ra đạo Cao Đài với số tín đồ hiện nay lên đến hơn hai triệu ở khắp miền Nam và miền Trung. Ngoài ra, Tây Ninh còn nổi tiếng với lễ hội Vía Bà trên núi Bà Đen. Từ trên núi Bà Đen nhìn xuống, Tây Ninh trông giống như một tấm thảm xanh bao la ngút ngàn. Trong thời các chúa Nguyễn với cuộc Nam Tiến thì Tây Ninh thuộc phủ Gia Định. Năm 1936, thực dân Pháp cho lấy hai quận Tân Ninh và Quang Hóa để thành lập phủ Tây Ninh, sau đổi thành tỉnh Tây Ninh. Về vị trí, tỉnh Tây Ninh Bắc giáp Cao Miên với đường biên giới dài trên 240 cây số, Đông Bắc giáp Bình Long, Đông Nam giáp Bình Dương, Tây giáp Cao Miên, và phía Nam giáp Sài Gòn và Long An. Tổng diện tích Tây Ninh khoảng 4.028 cây số vuông, và dân số trên 1.000.000 người, đa số là người Việt, một số ít là người Stiêng và người Khmer. Địa thế đất đai Tây Ninh tương đối cao so với các vùng khác ở miền Đông Nam Phần và phần lớn là đất đỏ và đất xám, tuy nhiên nhờ đất đai bằng phẳng và nhờ có ba con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và sông Sài Gòn chảy qua rồi lưu lượng nước được trữ lại trong hồ Dầu Tiếng, nên đất đai Tây Ninh tương đối khá trù phú. Về đường bộ, quốc lộ 22 chạy từ Sài Gòn lên Tây Ninh dài khoảng 100 cây số. Từ Sài Gòn đi Trảng Bàng, đến Gò Dần chia làm hai ngã, quốc lộ 22 A đi về hướng Tây đến biên giới Mộc Bài, quốc lộ 22B đi về phía Tây Bắc đến thị xã Tây Ninh, Tân Biên, và đến vùng biên giới Xa Mát.

 

Cầu Quan Tây Ninh

Về di tích lịch sử, năm 1886, hội Nghiên Cứu Đông Dương phát hiện tại xã Bình Thạnh, quận Trảng Bàng, một ngôi Tháp cổ, tháp được xây vào thế kỷ thứ 8, theo kiến trúc Ấn Độ với tên Khmer là Parasatongkong. Ngoài ra, cách thị xã Tây Ninh khoảng 4 cây số về phía Đông, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc, được khởi công xây dựng vào năm 1926, được xây dựng trên một khu đất rộng trên 1 cây số vuông. Kiến trúc Tòa Thánh là sự kết hợp giữa Đông và Tây, thoạt nhìn thì đây là kiến trúc của một ngôi giáo đường, nhưng quan sát kỹ từ bên trong thì rõ ràng là kiến trúc Á Đông với những hàng cột hình rồng rực rỡ với các mái vòm và hoa văn trang trí rất khéo léo và tinh xảo. Tuy thờ "Thiên Nhãn" (Một Mắt), nhưng giáo lý Cao Đài rất hài hòa trong tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên. Lễ lớn nhất ở Tòa Thánh là lễ Vía Đức Chí Tôn vào ngày mồng 9 Tết âm lịch. Về thắng cảnh, Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng và núi Bà Đen.

Núi Bà Đen nằm cách thị xã Tây Ninh khoảng 11 cây số về phía Đông Bắc, với độ cao 986 mét. Trên đỉnh núi có chùa Vân Sơn, đường lên đỉnh quanh co với nhiều cảnh thiên nhiên. Kỳ thật, núi Bà Đen không phải là một ngọn duy nhất, mà khi lên cao có nhiều ngọn núi nhỏ như về phía Đông là núi Cậu, về phía Tây Bắc là núi Heo và núi Phụng. Trong các núi này có nhiều hang động thiêng nhiên rất đẹp. Cách thị xã Tây Ninh khoảng 22 cây số về phía Đông Bắc (giáp với hai tỉnh Bình Dương và Bình Long) có Họ Dầu Tiếng, có diện tích khoảng 27.000 mẫu tây. Hồ Dầu Tiếng bao la với rất nhiều ốc đảo thiên nhiên trông rất đẹp, không khí ở đây rất trong lành và mát mẻ. Đây là một trong những địa điểm du lịch và nghỉ mát rất tốt.

Tây Ninh thuộc vùng đất phù sa cũ nên đất đai đã cằn cỗi, hết 10 phần trăm là đá đỏ (một loại nham thạch lâu đời). Ngoài lớp mỏng đất mùn trên Mặt, bên dưới là sạn sỏi, nếu có đất cũng chỉ là đất phèn. Núi Bà Đen ở Tây Ninh cao gần 1.000 mét, đây là đỉnh núi cao nhất của Nam Kỳ Lục Tỉnh. Tây Ninh có 2 con sông lớn là sông Sài Gòn chảy theo biên giới Tây Ninh và Bình Dương, rỏi chảy vào Tây Ninh qua ngã rạch Sanh Đôi. Sông Vàm Cỏ chảy ngang qua Tây Ninh và có lưu lượng lớn hơn sông Sài Gòn, chảy vào Tây Ninh bằng ngã rạch Cái Bác, rạch Sóc Om, rạch Tây Ninh và rạch Trảng Bàng, rất thuận tiện cho việc giao thông đường thủy. Nhờ vậy mà đường thủy của Tây Ninh chiếm địa vị trọng yếu trong giao thông vận chuyển. Tây Ninh có khí hậu nóng và ẩm hơn các nơi khác ở Nam kỳ, tuy nhiên cũng có 2 mùa mưa nắng như các nơi khác (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4). Cũng như bao nhiêu vùng khác ở Nam kỳ trước đây đều thuộc vương quốc Phù Nam, sau khi vương quốc Phù Nam diệt vong thì Chân Lạp làm chủ.

Vào thế kỷ thứ 17, lưu dân Việt Nam từ các tỉnh miền Trung di cư vào Nam lập nghiệp và lập thành dinh Phiên Trấn (Gia Định), từ đó lưu dân tản lên các vùng mạn Bắc Phiên Trấn như Trảng Bàng, Gò Dầu Hạ, đến tận núi Bà Đen. Lúc đó họ chung đụng với người Miên. Khi Nguyễn Ánh bôn tẩu trốn quân Tây Sơn, có lần ông đã kéo đoàn tùy tùng vượt qua Trảng Bàng rồi lên đến Tây Ninh, nơi đây ông đã họp quần thần lại để mưu tính khôi phục Phiên Trấn nên dân địa phong gọi đó là "Sân Chầu," địa danh mà người dân Tây Ninh vẫn còn nhắc đến. Thời Gia Long thì Tây Ninh là một phủ của Gia Định. Lúc bấy giờ tỉnh Gia Định rất rộng và bao gồm các tỉnh Tây Ninh, Gia Định, Tân An, Chợ Lớn, và Gò Công. Sau khi Pháp chiếm Nam kỳ chúng thành lập tỉnh Tây Ninh để dễ bề kiểm soát với 2 thị trấn là Tây Ninh và Gò Dầu Hạ và 2 quận Thái Bình và Trảng Bàng. Thời đệ nhút Cộng Hòa, Tây Ninh có 3 quận là Châu Thành, Gò Dầu Hạ và Trảng Bàng. Đến năm 1961, Tây Ninh có 4 quận là Phú Khương, Phước Ninh, Hiếu Thiện (Gò Dầu hạ) và Khiêm Hanh. Về giao thông đường thủy, nhờ hai con sông Sài Gòn và Vàm Cỏ cũng như rất nhiều rạch lớn trong tỉnh, nên sự lưu thông đường thủy trong địa phận cũng như từ Tây Ninh đến các tỉnh thành lân cận rất thuận tiện. Ngoài ra, từ năm 1958, nhờ công trình thủy lợi nên Tây Ninh còn có thêm những con kinh rất tiện cho việc dẫn thủy nhập điền và lưu thông như kinh số 1 dài 1,3 cây số; kinh số 2 dài 4,7 cây số; kinh số 3 dài 2,6 cây số; kinh số 4 dài 4,5 cây số; và kinh Séville. Về đường bộ nhờ thế đất cao ráo nên Tây Ninh có một hệ thống đường bộ phát triển ngay từ thời khai khẩn miền Nam của các chúa Nguyễn. Hiện nay, liên tỉnh lộ 22 (trước kia là liên tỉnh lộ 12) đi ngang qua quốc lộ số 1 nối liền Tây Ninh-Sài Gòn dài 99 cây số. Liên tỉnh lộ này đi từ Sài Gòn lên Trảng Bàng, qua Gò Dầu, rồi đi thẳng đến biên giới Việt Miên tại Mộc Bài (cách Sài Gòn khoảng 60 cây số). Con đường này tiếp tục chạy lên Soài Riêng, sau đó nối liền với quốc lộ 1 đi Nam Vang. Từ Gò Dầu đi thị xã Tây Ninh, liên tỉnh lộ này trở thành liên tỉnh lộ 22B lên Tân Biên rồi chạy đến biên giới Việt Miên ở Xa Mát. Tại biên giới liên tỉnh lộ này qua Soài Riêng rồi nối liền với quốc lộ 1 đi Nam Vang. Tỉnh lộ nối liền Tây Ninh-Katum dài 36 cây số.

 

                                                                             Tháp cổ Bình Thạnh Trảng Bàng

Ngoài ra Tây Ninh còn có tỉnh lộ 787 đi Thủ Dầu Một (con đường này chạy qua Chợ Lớn, Trảng Bàng, rồi từ Trảng Bàng đi Thủ Dầu Một). Từ Trảng Bàng có tỉnh lộ 784 đi Tây Ninh (ngang qua Tòa Thánh Tây Ninh). Từ thị xã Tây Ninh có tỉnh lộ 785 đi Tân Châu, tỉnh lộ 788 đi Tua Hai đến tận biên giới Việt Miên, tỉnh lộ 781 đi Phước Tân, tỉnh lộ 786 đi Bến Cầu và biên giới Mộc Bài. Từ Tân Biên qua Tân Châu có tỉnh lộ 795. Biên với Tây Ninh là vùng đất mà 2 dân tộc Việt Miên hãy còn tranh chấp cho đến bây giờ. Năm 1890, nhân danh là chủ nhân ông của Nam kỳ, thực dân Pháp đã cắt phần đất dọc theo rạch Ngã Bát nhượng cho Cao Miên. Đây là phần đất rất quan trọng cho nền kinh tế của Tây Ninh. Về di tích lịch sử thì Tây Ninh hãy còn rất nhiều dấu tích của người Miên, cách Gò Dầu Hạ chừng 10 cây số có tháp Prey Prasath Onkong (Ông Công), tại 2 xã Long Khánh và Long Thuận còn 4 ngôi tháp cổ, tại Hiệp Ninh có một nền tháp cổ, tại Phước Thành còn dấu vết của thành phố Miên. Ngoài ra, rãi rác khắp nơi trong tỉnh Tây Ninh hãy còn rất nhiều di tích khác.

Tây Ninh còn là nơi chứng kiến cảnh hàng năm quan quân Cao Miên mang phẩm vật sang triều cống chúa Nguyễn, nên dân địa phương còn gọi con đường từ Soài Riêng qua Tây Ninh là "Con Đường Sứ." Hiện nay con đường này vẫn còn lại một vài đoạn đường đất với nhiều cây cổ thụ hai bên. Tại Châu Thành Tây Ninh bây giờ hãy còn ngôi chùa Ông Gia Ninh là nơi mà chúa Nguyễn phúc Thuần và cháu là Nguyễn Ánh đã từng bôn tẩu trốn lánh quân Tây Sơn.

Trong xã Hiệp Ninh xưa có một mạch giếng thiên nhiên, chảy mãi không cạn, gọi là Giếng Mạch,dân trong vùng thường tới đây lấy nước vào mùa nắng hạn, khi các vùng khác đã cạn nguồn nước. Hiện nay tại rạch Sóc Om, cách Tây Ninh chừng 25 cây số, hây còn ngôi mộ của ông Huỳnh công Nghệ, người đã có công đánh Miên để bảo vệ dân địa phương. Cũng như đa số dân chúng Nam kỳ, dân Tây Ninh tính tình thuần lương hiền hòa, đa số theo đạo Phật, một số khác theo Thiên Chúa, Tin Lành, Hòa Hảo. Tuy nhiên, sau khi Đức hộ pháp Phạm Công Tắc khai sáng nền đạo Cao Đài thì rất nhiều dân địa phương ở đây theo đạo này. Hiện tại Tây Ninh hãy còn rất nhiều ngôi chùa cổ như Linh Sơn Thánh Mẫu (trên núi Bà Đen), Phước Lâm Cổ Tự ở châu thành Tây Ninh, Thiền Lâm Cổ Tự ở xóm Chùa, Cẩm Phong Tự (Quan Huế), Hiệp Long Cổ Tự, Cao Sơn Cổ Tự (Phước Trạch), Cổ Lâm Tự, Từ Lâm Tự, Chùa Ông Phước Kiến. Ngoài ra, Tây Ninh còn rất nhiều đình cổ, thường trên một trăm năm như đình Thái Bình, đình Hiệp Ninh, đình Thành Đức (quận Hiếu Thiện), đình Gia Lộc (quận Trảng Bàng). Tây Ninh còn là quê hương của họ đạo Tha La của Thiên Chúa giáo (đó cũng là nơi mang tựa đề của bài hát mang tên "Tha La Xóm Đạo").

Nói đến Tây Ninh mà không nói về tòa thánh Tây Ninh và kiến trúc thật đặc sắc của nơi này quả là điều thiếu sót. Tòa thánh được xây dựng vào năm 1926 khi đức hộ pháp Phạm công Tắc khai sáng nền đạo. Ngày nay tòa thánh uy nghi sừng sửng ngay tại trung tâm thành phố và hiện hữu qua nhiều thập kỷ và nhiều chế độ như một thách thức của sự tự do tín ngưỡng ngàn đời của dân tộc.

Vào thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20, dân số Tây Ninh thưa thớt, trong khắp tỉnh chỉ có khoảng chưa đầy 100.000 dân, đa số là người Việt, kế đến là người gốc Khmer, rồi đến người Việt gốc Hoa...Về kinh tế, dù có nhiều sông ngòi, Tây Ninh là vùng đất cao, nối tiếp với vùng đất đỏ Biên Hòa nên không thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Ngược lại, đất đai Tây Ninh rất thích hợp cho việc trồng cây cao su, cà phê, trà. Ngoài ra, mãi đến hiện nay, rừng rậm Tây Ninh là quê hương của những cây danh mộc như cẩm lai, gõ, trắc... và những loại hoang thú như cọp, tê giác, voi và chim các loại. Tuy nhiên, những năm sau này vì bị người ta săn đuổi ráo riết nên hoang thú đã rút dần lên miền biên giới Miền Lào.

Người Long Hồ

(Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh)

 http://cadao.org

 

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com