Truyện ngắn, bút ký, hồi ký

Hồi ức về mẹ

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Chủ nhật, 27 Tháng 11 2011
Viết bởi Nguyễn Duyên

HỒI ỨC VỀ MẸ

Nguyễn Duyên

Không biết từ bao giờ, mà chúng tôi gọi mẹ bằng mợ,gọi cha bằng cậu ( cậu tôi mất từ năm 1987) chỉ biết khi lớn lên anh chị gọi vậy mình gọi theo. Mấy chục năm qua tiếng cậu mợ thân thương thiêng liêng văng vẳng mãi trong lòng chúng tôi. Đời của mợ suốt 90 năm dài trên cõi tạm nầy gian nan cực khổ vì các con giờ đã kết thúc trở về cát bụi cùng tổ tiên,mợ 16 lần mang nặng đẻ đau…giờ chỉ còn lại 9 người con – những anh chị trước qua đời lúc còn nhỏ từ những năm dịch bệnh đậu mùa ở Trảng Bàng xãy ra 1945 mà chúng tôi không thấy mặt, không biết, chỉ nghe kể lại thôi.

            Thời niên thiếu ,cậu mợ đã mua cho chúng tôi cây đàn mandolin để chúng tôi học đàn cùngmột ông thầy ở xóm, dòng máu văn nghệ ấy đeo mãi khiến chúng tôi mê văn nghệcho đến hôm nay.Những năm thập niên 1940 bà là một trong những công cấy có hạng ở xứ Sóc Nóc – Soài Riêng,tới mùa cấy là trùm vạn đến kêu liền liền vì khi đicấy vào những đêm trăng sáng tiếng bà hò theo gió vang xa cả cây số…Sau đó có loạn lạc bên Miên, gia đình về Thủ Dầu Một sinh sống mới sinh ra hai anh chị tôi,bàgiỏi lao động ,lại giỏi việc buôn bán,những năm 50 hay theo đoàn công voa vềChợ Lớn bán heo con,bán trái cây,bán trâm rừng…có lần bà xuống xe bị té gãy tay nên từ đó nghỉ đi bán đường dài về Ngã Ba Cây Khế làm ruộng.

               Rồi đếnnăm 1954 gia đình tôi về vùng đạo xứ Long Hoa làm ăn sinh sống bà lấy nghề bán thuốc rê sinh nhai nuôi con,bà bán rất đắt hàng ,vì những người Miên hay quamua,bà lại biết tiếng Miên nên giao tiếp rất tốt,gia đình tôi  khá sung túc nổi tiếng là đại lí Châu Nam xứ Long Hoa, nuôi 9 người con ăn học đến nơi đến chốn.Sau 75 gia đình lại vất vảnhư mọi người làm ăn khó khăn ,tưởng chừng đi lên vùng kinh tế mới ở rồi,nhưng một tay bà lại tiếp tục buôn bán mỗi ngày đi xe than ( hồi đó không có dầu xe phải chạy bằng than ) tôi đưa bà ra Giang Tân về Chợ Trời biên giới buôn bán,ngày ngày đội nắng đội sương, mỗi lần về nhà mợ  mua được miếng thịt về ăn là chúng tôi mừng vôkể.Sau nầy ,tôi ra riêng về vùng Ao Hồ ở, bà vẫn thường xuyên lên thăm cháu và không quên mua thức ăn tự tay bà làm,hai mẹ con thi thoảng cũng uống vài chút bia cho vui

               Từ năm1996, mợ bị tăng huyết áp phải đưa về Sài Gòn cấp cứu, lần đó tưởng đâu không qua khỏi, bà hôn mê suốt suốt gần một tháng, bác sỹ đã lắc đầu khuyên gia đìnhchọn ngày đưa về nhà… nhưng chúng tôi không chịu nói rằng nếu số mợ chết thì xin cho chết nơi bệnh viện luôn,không ngờ nửa đêm bà  tỉnh dậy, rồi từ từ hồi phục sức khỏe, mà cho đến nay bác sỹ cũng ngạc nhiên không giải thích được !?

            Mất sức lao động, mợ ở nhà con cháu chăm sóc… nhiều lần nguy kịch, nhưng mợ vẫn thoát khỏi lưỡi hái tử thần, thế nhưng lần nầy thì không qua được bà ra đi thanh thản nhẹ nhàng như một người say giấc ngủ…             Mỗi đêm đi ngang qua nhà sau nơi mợ thường nằm tưởng như hình bóng cũ còn đâu đây,tiếng nói,tiếng ho,tiếng rên thân thiết….Ôi! giờ còn đâu nữa……

Nguyễn Duyên

 

Đến vườn quốc gia Cát Tiên

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ tư, 16 Tháng 11 2011
Viết bởi Nguyễn Quốc Nam

    

Tôi đến vườn quốc gia Cát Tiên thuộc huyện Tân Phú Tỉnh Đồng Nai cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150 cây số . Sau khi qua đò nhận phòng xong thì trời đã xế bóng

Xem thêm: Đến vườn quốc gia Cát Tiên

Cảm xúc từ cuộc hội ngộ...

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ hai, 07 Tháng 11 2011
Viết bởi Lê Quốc Sơn

Cảm xúc từ cuộc hội ngộ

Viết tặng bạn bè và những ai đã từng nếm cảm xúc những cuộc hội ngộ

                                    Trương Quang Lộc và Đỗ Văn Nhứt tại Lộc Ninh

Hơn bốn mươi năm , chínhxác  là từ lúc chúng tôi còn gặp nhau vào những năm 1967-1968 dưới mái trường Nông Lâm Súc Tây Ninh...

Tôi thích dùng từ" mái" thay cho "ngôi trường" vì  từ "mái" nghe gần gũi ruột rà hơn,như ...mái nhà , mà chung dưới một "mái" thì coi nhưlà anh em , là ruột thịt máu mủ rồi!

Từ Saigon,tôi điện thoại báocho Đỗ Văn Nhứt khóa 3 -và thế là ngẫu hứng xe cứ bon bon thẳng tiến về LộcNinh, vùng đất xa lạ mà tôi chưa từng tới mà chỉ  biết đến qua chuyện về  những đồn điền cao su ,những người phu cạo mủ cơ cực và với baocâu chuyện kinh hoàng thời chiến tranh dù  đã qua rồi nhưng vẫn còn hằn sâu trong ký ức của nhiều thế hệ!

Đường 13 thẳng tắp và rộng rãi .nhiều làn xe lưu thông nên chỉ hơn 30  phút xe chở tôi đã đi qua  Lái Thiêu và đến chợ Búng thuộc tỉnh Bình Dương ...nơi ngày xưa nhữngnăm đầu thập niên 70, lên thăm cô bạn tên Phương học  ở Nông Lâm Súc Bình Dương  , Phương hay mời tôi đến quán bánh bèo bì Mỹ Liên ở gần chợ Búng  và sau đó ,tôi có bài đâng trên báo Đại Dân Tộc !

....Một ngày xa Bình Dương, buồn ơi sao vời vợi!

Những cây cầu với tên lạ lùng ơi!

Bà Hên* Ông Đành* cách nhau bao mong đợi?

Búng-Lái Thiêu, ta nhớ mãi tên người...

Nhớ dĩa bánh bèo -nước mắm  cay ôi phỏng lười

Quán nước chú ba Tàu ,trần bụng để rốn phơi

Cô em gái nhỏ Nông Lâm Súc dễ thương oi!

Tạm biệt nhé...mai mốt mình gặp lại!!!

*Bà Hên - *Ông Đành là tên hai câu cầu ở thị xã Thủ Dầu Một Bình Dương!

Quán bánh bèo Mỹ Liên nay vẫn còn nhưng đã dời gần đó, bây giờ khang trang hơn ,  sạch đẹp,rộng rãi hơn và những món ăn cũng phong phú hơn nhưng tiếc là...khôngngon hơn hồi xưa? từ cô  bán hàng  ngày nào  xinh xắn dù không bị "lão hóa"vị bệnh, mà nay thành bà cụ vì quy luật của muônđời: Thời Gian!

Rời quán với nỗi buồn man máccòn đọng lại trong lòng như vị đắng nhè nhẹ của ngụm cà phê không đường cònvương  lại trên lưỡi...

Xe qua Bình Dương, trời tháng10 nắng kiểu hạn Bà Chằng....lạ quá! sao những gì hung dữ đều gắn đến Bà hết nhỉ?

Bà Chằng- Bà Thủy-BàHỏa-Bà...La Sát  nhất là các trận bão gây thảm họa cho nhân loại cũngt hường lấy tên của quý Bà ra mà đặt! trong xe mở điều hòa nhưng nhìn cảnh vật bên ngoài rất dễ nhận biết là nhiệt độ không dưới 40oC...nhưng so với lần côngtác ở Dubai...có lúc trên 50oC là thường ngày!

Thị trấn Bình Long trước mặtkhá nhộn nhịp với giòng người và xe cộ tấp nập, cũng đèn xanh đèn đỏ.không nhưxưa chỉ có "Đèn SàiGòn ngọn xanh ngọn đỏ..." xe tiếp tục đi và bắtđầu vào đoạn đường ...đau khổ vì đang sử chữa kéo dài trên 20km..,.ghé đổ xăngvà  điện thoại cho Nhứt, bạn trả lời còn khoảng 15klm nữa là đến LộcNinh...

Xe ghé nơi điểm hẹn là mộtsạp báo bên đường gần công viên của Huyện! mới gặp nhau mà mình đã nhận ngaykhuôn mặt của hơn bốn mươi năm về trước! Lòng mỗi người chùng lại sau cái bắttay hội ngộ!

Quán Cà phê ,hai đứa ngồi trút bao tâm sự đầy vơi...giọt cà phê phin nhỏ chậm như từng câu chuyện cứ thế chầm chậm tuông theo ký ức của thời xa xưa...Qua Nhứt,tôi được biết những bạn bè đứa vẫn còn vất vã mưu sinh,đứa thành đạt ...nhưng không buồn bằng có nhiều đứa đã hóa người thiên cổ! Nhứt nói có đọc thường xuyên Trang nhà Nông Lâm Súc Tây Ninh và cũng xem qua những bài viết của mình,cũng vì thấy hình của mình trên bài viết nên khi gặp nhau là  hô lên SƠN ơi! ngay mà không sợ không lầm với người khác!

Nhứt nói tháng 9 vừa rồi  anh Quốc Nam và Trương Quang Lộc ghé Lộc Ninh chơi , có ghé thăm nhà Nhứt và vãng cảnh Lộc Ninh ....những cuộc gặp gỡ thật xúc động và nhớ mãi...

Hai đứa  ghi lại những địa chỉ , số điện thoại của bạn bè mà mỗi đứa có được! tôi bấm máy gọi Thêm ,Thiệt, Quách Hoàng Hùng...để Nhứt thăm hỏi bạn qua điện thoại! Buổi chiều đến chúng tôi tìm chỗ ăn cơm. bữa cơm thân tình rộn ràng với biết bao câu chuyện ,dù không có men rượu,bia ví cả hai đều không hảo lắm với món khoái khẩu này của thiên hạ!

Gặp bạn cũ sau bao nhiêu năm, cơm ngon thức ăn chân quê ngon như quán Bảy Thôn ở Cẩm Giang của bạn Lâm Công Danh! 

Nhứt mời tôi về "tệ xá" , là một sân vườn rộng với nhiều loại hoa trái cây cảnh ,Nhứt còn lô cao su rất có giá trị kinh tế cũng gần đấy! còn Bà Xã ( cũng Bà...nhưng ngheNhứt nói  bà xã hiền lành chứ không phải...!!! những Bà như vừa kể trên!)

Uống ly trà nóng,tiếp tụcnhững câu chuyện rời rạc nhưng rất thú vị,  vì theo Nhứt là gặp nhau và biết nhau đều còn" Phẻ " là cuộc đời vẫn đẹp sao rồi!

Chia tay nhau quyến luyến,bịn rịn ...mỗi người rồi cũng sẽ trở về với cuộc sống đời thường...nhìn khoảng sân vườn xanh lá ,tôi thoáng thấy như thuở còn đi học và đang giờ thực hành nông trại ...cũng màu xanh của lục diệp...cũng gió mơm man...nhưng chỉ có hai chúng tôi, những người đều chuẩn bị vào Ban Chấp Hành Trung Ưong....Hội Người CaoTuổi  hết rồi!

Xiết tay lần nữa...hẹn nhau lần họp mặt năm tới! 

Chiều Lộc Ninh không giantrầm lắng hơn và khí trời dịu hơn....xe chạy qua những khu vườn xanhngắt,.những đồng ruộng lúa chín vàng...lại nhớ đến những giống lúa Thần Nông IR5 , IR8.....và tôi thiếp đi trong giấc ngủ nhẹ nhàng ,rất đẹp khi vừa mới hội ngộ với bạn bè sau hơn 40 năm xa cách!

Saigon ,tháng 11 năm 2011

LÊ QUỐC SƠN

Khóa 3 NLS


 

Đến Biển Hồ

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ tư, 26 Tháng 10 2011
Viết bởi Nguyễn Quốc Nam

Nguyễn Quốc Nam

  

Ngư dân Việt Nam trên Biển Hồ

Từ Siêm Reap đến Biền Hồ( Tonle Sap ) mất khoảng hơn 30 phút đường xe ô tô, Biển Hồ có bề rộng khoảng gần 40 km và chiều dài khoảng 165 km giáp năm tỉnh của đất nước Cambodian, đây là một cái hồ nhưng vì quá lớn như biển nên người dân thường gọi là Biển Hồ.

   Trước khi đến Biển Hồ anh bạn tôi cho biết nơi đây có một làng nổi đa số là người Việt sinh sống rất nghèo và có một ngôi trường xây dựng trên xà lang giữa biển nước nuôi dạy trẻ em ăn học miễn phí và gợi ý nhờ tôi vận động những người cùng đi có lòng hão tâm đóng góp chút ít để mua thực phẩm giúp đỡ vì nơi đây theo anh nên hỗ trợ lương thực là tốt nhất. Tôi ủng hộ việc nầy, mọi người cũng đồng tình và nhờ anh là người địa phương biết nơi bán, mua dùm được 15 thùng mì gói, mỗi thùng ở đây  gồm 50 gói giá 14 đô la một thùng, thế là chúng tôi cho xe trực chỉ đến Biển Hồ.  

   Sau khi cảng cặp Biển Hồ chúng tôi mỗi người một tay khiêng những thùng mì lên tàu và mất khoảng 10 – 15 phút để ra một làng nổi giữa hồ đa số là người Việt Nam sinh sống trên thuyền và ven bờ .trong những căn nhà nhỏ, thật ra nhiều căn nhà như những căn lều hay như cái chòi tạm bợ và những căn nhà nầy có thể khênh di dời khi mùa nước lên.

    Trời nước mênh mông, tôi nhìn thấy những cây Lộc Rừng dày đặc bị ngập nửa thân  và  đọt ló lên mặt nước. Những cây Lộc Rừng nầy là nơi cho cá trở về trú ngụ và sinh sản nên không một người dân nào chặt phá, chính nhờ thế mà cá sinh sản phù hợp với môi trường tự nhiên và cung cấp cho Biển hồ một lượng cá giống thiên nhiên vô cùng lớn và mùa cá sinh sản cũng là mùa cấm ngư dân đánh bắt cá. Tàu chạy khá nhanh.., ông bạn tôi chỉ những căn nhà nổi trên mặt nước và cho biết đó là nhà máy lọc nước, nhà máy điện do nước ngoài viện trợ để giúp đỡ cho những cư dân sống nơi đây. Bổng dưng tôi thấy không biết từ đâu ra một số xuồng máy chạy tốc độ cao rẻ sóng bám theo tàu của chúng tôi. Anh bạn tôi nói với tài công tăng tốc độ lên để kịp đến trường học tặng quà cho các em học sinh trước rồi hãy tính sau với các chiếc xuồng nầy vì đó là những chiếc xuồng chạy theo bám vào mạn tàu của mình để xin. Chúng tôi bán tin bán nghi thì thấy một chiếc xuồng máy do một thanh niên cụt tay cầm lái chạy với tốc độ rất nhanh, người vợ ngồi ở mũi và một bé gái nhỏ ngồi giữa, khi chiếc xuồng máy đuỗi kịp tàu chúng tôi chỉ cách khoảng 10 mét thì bổng dưng em bé gái nhỏ thò tay xuống khoan xuồng móc ra một con trăn to tướng, đứng dậy quấn quanh cổ và người làm cho các hành khách trên tàu hoảng sợ chú ý. Thật là như trong phim một cuộc rượt đuỗi diễn ra . Chiếc xuồng mày do anh chàng cụt tay lái nhanh như chớp đã lách sóng bám vào mạn tàu của chúng tôi và em gái nhỏ đứng giơ đầu con trăn lên với đôi mắt van lơn … Anh bạn tôi nhiều kinh nghiệm và hiểu biết nơi đây khuyên anh em đừng nên cho tiền cứ để sau khi mình cho nhà trường xong chừa lại vài thùng mì và chỉ nên cho mỗi xuồng 5- 10 gói mà thôi vì lượng xuồng đến xin sẽ rất đông.

                                                                     tàu dạy học cho trẻ em nghèo

 Tàu chúng tôi tăng tốc và cặp vào trường học , anh bạn tôi lo cột dây neo để hành khách lên chiếc xà lan trường học. Tôi nhìn tấm bảng đề: Trường học Việt Nam nuôi dạy  trẻ em nghèo bằng chữ Việt và phía trên là chữ Cambodian. Bước vào trong tôi nhìn thấy một thầy giáo trẻ đang dạy chữ cho các em và qua trao đổi tôi mới biết thầy dạy thiện nguyện không có lương. Tôi nhìn thấy có hai lớp học mỗi lớp gần 100 em ngồi trên sàn và nhìn lên bảng. Để tiếp chúng tôi thầy tạm ngưng dạy, các nhỏ ăn mặc đủ sắc phục nhoi nhoi nhôn nhao nhìn chúng tôi với những đôi mắt ngây thơ và trong sáng. Chúng tôi chào vị thầy và nói mục đích chuyến viếng thăm . Sau khi thăm hỏi và trao quà cho vị thầy đại diện, nhiều vị đi chung đoàn cảm thương đã tặng thêm một số tiền tùy theo lòng hảo tâm của mỗi người và chụp vài tấm hình làm kỷ niệm trước khi chia tay.

Khi chúng tôi từ trên trường học bước xuống tàu thì rất nhiều chiếc xuồng đã bao vây không còn lối ra. Anh bạn tôi liền mở một số thùng mì và bảo tôi phát phụ cho mỗi chiếc xuồng 5 gói và yêu cầu ai đã nhận rồi thì lui xuồng ra để tàu có thể trở đầu rời bến. Thế là mọi việc cũng xong. Trong chúng tôi ai cũng bùi ngùi lo lắng vì trên mỗi chiếc xuồng điều có những em bé còn rất nhỏ với sự nhấp nhô của sóng nước dập dồn e sợ các em bị té ngã nhưng ông bạn tôi bảo với mọi người cứ an tâm vì tất cả đã quen với cuộc đời sông nước. Nhiều du khách cảm thấy buồn và thương cảm cho những mãnh đời trôi nỗi trên Biển Hồ và không biết tương lai của những đứa trẻ nầy sẽ về đâu…?!

    Tàu chúng tôi trở mũi chạy rất nhanh để về lại cảng, ngồi trên tàu tôi nhìn thấy nhiều ánh mắt trầm tư, thương cảm, xót xa nhìn những chiếc xuồng nhỏ lênh đênh bấp bênh giữa biển nước mênh mông không biết từ đâu đang hướng về tàu của chúng tôi. Tàu rẻ sóng tăng tốc phăng phăng vươn về phía trước bỏ lại sau lưng những chiếc xuồng nhỏ chòng chành trên sóng và những mảnh đời cơ nhở trôi nổi trên sông nước xứ người…!

                                                                                                  NGUYỄN QUỐC NAM

                                                                                      (Siêm Reap ngày 26 – 08 – 2011)

 

Cô giáo Hòa của tôi

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ hai, 24 Tháng 10 2011
Viết bởi Lê Quốc Sơn

CÔ GIÁO HÒA CỦA TÔI

Viết kính tặng cô Hòa

Cô Hòa ( bên trái)

Cô giáo dạy chúng tôi dưới mái Trường Nông Lâm Súc thì có nhiều  lắm...Cô Hòa , cô Diện dạy Lý, Cô Sương dạy Toán rồi Cô Xuyến dạy  Văn, Cô Phấn dạy môn Pháp Văn...

Thời ấy ở Trường ,Thầy Cô của  chúng tôi là những bậc đáng kính . uyên bác trong cách giảng dạy...thâm thúy với những kiến thức  của ngưới đi trước truyền dạy lại cho các thế hệ sau này...Trong lớp học,, chúng tôi rất chăm chú và lắng nghe từng  lời giảng bài của Thầy Cô giáo...và với những giờ  học lý thú làm say mê từng đứa , đôi lúc tiết học dù hai tiếng mà bổng thấy sao vô cùng ngắn ngủi!

Như những đứa con của từng gia đình, "Công Cha như núi  Thái Sơn- Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra" nhưng lạ một điểm là khi nhắc và nhớ thì ai cũng thường nhắc về..Mẹ nhiều hơn Cha! còn vê Quê thì cũng hay nhắc đến Quê Mẹ,Quê Ngoại...rồi thơ, văn,ca khúc...thường thì cũng ngợi ca biết bao chuyện về người Mẹ!!! Gia đình của mỗi người là thế, còn Đai gia đinh thứ hai của mỗi người là ngôi trường của mình thì...đa số mỗi chúng ta lại hay nhắc về Cô Giáo của mình!

Tôi luôn nhớ về Cô Hòa, trong số các cô giáo dạy ở trường Nông Lâm Súc dạo ấy, thì Cô Hòa có tác người cao lớn nhất, cô vui vẻ hay cười và những bài giảng của cô rất dể hiểu,lôi cuốn chúng tôi! Tôi còn nhớ như in lời cô thật chắc,gọn và giọng Nam Bộ thật đậm chất, gia đình cô có quán cà phê ” Tao Ngộ” ở gần cửa số 7 ngoại ô, dù thích uống cà phê nhưng hồi đó rất “ngán”gặp Cô Thầy, nên ít đứa nào dám đến uống cà phê nghe nhạc Trịnh dù muốn ủng hộ quán của Cô giáo mình!

 Sau này ,khoảng năm 1995…vô tình tôi gặp lại Cô đang công tác tại một trường Sư Phạm Mẫu Gíao ở Quận 5 Sàigòn, lúc ấy Cô Hòa đã luống tuổi,nhưng vẫn nụ cười đôn hậu như xưa và giọng nói không thay đổi chất Nam Bộ “rặt” khiến tôi rất vui khi được gặp lại Cô, cảm xúc như gặp lại gia đình ruột thịt sau bao năm xa cách!Gặp tôi, Cô cũng rất vui và hỏi han ân cần rất nhiều điều…hỏi thăm những bạn bè trong lớp học ngày xưa,rồi hỏi thăm cuộc sống,công việc làm ăn… thật chân tình như người Mẹ luôn quan tâm tới những đứa con của mình!

Nay, dù đang ở một góc trời xa, tôi thật xúc động khi được nhìn thấy hình ảnh của Cô trên trang nhà của đại gia đình Nông Lâm Súc Tây Ninh, có cả những gương mặt thân yêu của Cô Đời, Cô Xuyến…tất cả bây giờ xấp xỉ hoặc đã bước vào tuổi”xưa nay hiếm” hết rồi!

Cái gì ra đi sẽ không bao giờ quay trở lại! nhưng tôi vẫn luôn mong ước sao sẽ có một ngày tôi  được sống trong một không gian xa cũ…dù chỉ phù vân trong giấc mơ !với ngôi trường . với hàng cây rợp bóng trước sân , dãy lớp học với đông đủ các bạn bè năm nào…và gặp lại các Thầy Cô Gíao kính yêu của mình, nhất là sẽ được gặp Cô Hòa kính yêu mà phong cách của Cô với nụ cười thật đôn hậu,giọng nói “rặt” Nam Bộ luôn theo tôi đi khắp nơi trong cuộc sống!

Những kiến thức mà các Thầy Cô đã dạy dỗ chúng tôi chính là vốn sống thật quý báu để làm hành trang vào đời suốt mấy mươi năm qua…bạc thời gian như bạc theo mái tóc của mỗi Thầy Cô kính yêu!

Lúc này tôi mới hiểu sâu sắc thế nào là ý nghĩa”Quân Sư Phụ” hay câu ru con văng vẳng tôi nghe được trong trưa hè nơi một miền quê “Muốn sang thì bắc cầu Kiều! Muốn con hay chữ-hãy yêu lấy Thầy” rất thực tế,rất nhân văn!

Những chuyến bay vội vã, những chuyến xe ngược xuôi,giòng người tấp nập khắp nơi trên thế gian này…cuộc mưu sinh theo quy luật cuộc sống …tất cả cuốn hút chúng ta vào một guồng máy khổng lồ …nhưng trong những giây phút tỉnh lặng của mình, tâm tưởng tôi luôn nghĩ về những tháng ngày đã qua…hạnh phúc với thuở học sinh với bao kỷ niệm đẹp…trong đó có hình ảnh của cô giáo Hòa  kính  yêu của tôi!

LÊ QUỐC SƠN

Khóa 3 NLS Tây Ninh

 

Tạp ghi về Nguyễn Văn Đạo

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ năm, 20 Tháng 10 2011
Viết bởi Bùi Tho

Hai cuộc điện thoại

* Chín giờ sáng, điện thoại reo…

- A lô,tôi nghe đây

-Dạ em là Khánh thầy ,một chốc nữa các anh chị NLS hải ngoại ghé thầy đó…”

Hôm đó ngày 16-2-2011 và tôi thật vui khi lần đầu tiên được gặp vợ chồng Đạo,cô Liễu,và Kim Anh.  Trong bốn người đó thì có hai là Vợ Đạo và Kim Anh vốn là dân Bảo Lộc như vậy là Đạo là rể xứ này ?. Chúng tôi chụp ảnh trước nhà như thông lệ rồi ra tiệm cơm , lần này anh em không vào thăm trường như những bạn bè khác,vì lý do Kim Anh phải ra thăm mộ người thân ở Nghĩa Trang Phât Giáo, còn đoàn có chương trình về Sài  Gòn để đi Đồng Tháp . Theo lời cô Liễu  cho biết  cố gắng  rủ anh em cùng về VN lần này để  tham dự Họp mặt NLS Tây Ninh vào 20-2-2011,chương trình họp mặt ngày chủ nhật,ghi nhận như thế nên các anh chị đã lên chương trình  rồi. Nên khi về đến đây mới vở lẽ ra là hai ngày khác nhau  giữa Mỹ và Việt Nam do đó ngoại trừ cô Liễu nhóm anh em còn lại không thể tham dự họp mặt với Tây Ninh được .Dù rằng theo cô Liễu anh em rất hăm hở  về để dự  họp mặt với Tây Ninh,một chút sơ sẩy nhỏ về thời gian mà không được trọn vẹn,rất tiếc.

Tôi bỗng nhớ lời nói của Trần Quốc Khánh tâm sự”như thế là Thủy lâm 7275 mình  vinh dự lắm , vì được chú ý của anh em NLS đàn anh,được gặp gở với 3 anh chị  của ban điều hành…:có nghĩa là chỉ gặp được thành viên cốt cán cũng là đủ rồi ! “

Và  nghĩ ngay đến phương án cứu cháy,nên gọi ngay cho nhóm Nguyễn Văn Điệp,Nguyễn Quốc Nam,Trương Quang Lộc,Ngọc Huệ và Quốc Đông  là nhóm liên lạc cũng là thành viên tổ chức họp mặt của Tây Ninh. Cho biết vì vấn đề ngày giờ chênh lệch giữa Mỹ và Việt Nam ,đoàn do cô Liễu về không tham dự họp mặt được nên tôi đề nghị cuộc hội ngộ nhỏ với  các em.hoặc tại Sài gòn hoặc tại Gò Dầu. Cuối cùng là anh  em đồng ý chọn Gò Dầu

 

Bốn giờ chiều ngày 19-2-2011 trong một quán lá cạnh cầu Gò Dầu ,có sự hiện diện của vợ chồng Cô Liễu,vợ chồng Đạo,vợ chồng Trần Danh Dự, Kim Anh. Phía Tây Ninh có Nguyễn Quốc Nam,Nguyễn Văn Điệp,Trương Quang Lộc, khách mời có Dương Xuân Triều  Sài gòn lên và vợ chồng Bùi Trung từ Dương Minh Châu đến  đem theo một chai whisky- phải chăng vì nghe tin có Đạo??..anh em tâm tình,nhâm nhi với món đặc sản dế than, nghe Dương Xuân Triều đọc thơ, nghe Quốc Nam và Trương Quang Lộc hát… thật là vui.

*Sáu giờ sáng ngày 1-10-2011….Chuông điện thoại reo,làm tôi thức giấc và  vội bắt máy :

 – A lô thầy hả?  thằng Đạo lớp em nó chết rồi thầy ơi.

– Ai vậy ?

- Em Triều đây,em đang ở bệnh viện,Phạm Đình Long vừa báo cho em biết ,thầy vào Trang nhà xem có đúng không?

Tôi sững sờ vì cái tin này,và tôi mở máy. Trời ơi,đúng như thế Đạo chết thật rồi.! Thật không thể ngờ được ,hình ảnh những ngày tháng gặp ở đầu năm nay trộn lộn trong tôi,đêm rồi trong lần giao lưu thử nghiệm trên trang nhà Thủy lâm tôi có hỏi thăm Thầy Sáu cho biết Đạo bệnh đang điều trị tại nhà,thế mà sáng hôm nay tin Đạo đã vĩnh viễn ra đi.- Quá đau xót

 

Một Chút Tâm Tình

Thật lòng mà nói,khoảng đầu năm 1993 khi gặp Bùi Thị Lợi,Ngô Anh Thuấn lên Bảo Lộc gặp để bàn tổ chức gặp gở anh em học viên NLS Bảo lộc,tôi đã vô cùng xúc động.Và từ đó tinh thần kết nối học viên NLS trong nước phải nói phát triển rất mạnh,tự hào về một ngôi trường,tự hào về tình đồng môn và càng tự hào hơn nữa về nghĩa thầy trò.

Cho đến năm 2007,sau khi tốt nghiệp khóa tự học về Computer  tôi mới biết được ở phân nửa  địa cầu bên kia anh em mình rất đông có cả các thầy cô cũng lập Hội ,sinh hoạt sôi nổi lắm ,qúa  vui quá mừng,vì thấy được rằng bất cứ nơi đâu,hoàn cảnh nào,những con người từng sống,học tập,làm việc ở ngôi trường NLS Bảo Lộc nói riêng và các trường trong hệ thống NLS đều gắn bó thương yêu nhau…và từ đó những email,những cuộc điện đàm,những lần ghé thăm trường để tôi có  những A LÔ….mà Vương thế Đức  đã dành riêng cho tôi phần đất này trên trang nhà….và cũng kể từ lúc đó cho đến nay,mỗi ngày như mọi ngày, sáng sớm và vào đêm không bao giờ tôi quên thăm viếng web nlsbaoloc.net/com–thuylambaoloc- nonglamsuctayninh. Nlsbaolock1….

Và riêng nlsbaoloc.net ngoài những bài viết,hình ảnh theo các chuyên mục,còn một phần tôi thường chú ý là tên của các thành viên trong ban điều hành  Hội ,Ban cố vấn,phụ trách Trang nhà, tiếng nói Hội,đặc san……. ,những thành viên cộng tác bài thường xuyên  là những người nếu đem ra phân tích thì trong máu có tố chất NLS rất cao và tôi rất mến mộ.

Nhưng  tên  thì có mà tướng mạo thế nào? Có nghĩa là chưa từng một lần gặp mặt,vì thời đi học tôi ở trường có 2 năm ,mà là dân ngoại trú nữa chứ!.Nói thế không phải là tất cả . tôi vẫn biết Kim Nguyên cô gái be bé xinh xinh ấy ở photo Ảnh Mỹ Viện,với Trần Danh Dự cùng chung với Gia Đình Phật Tử Minh Đức là con của bác gia trưởng của tôi làm ngành trắc địa từ thời Pháp thuộc,nhớ Cao thị Xuân Liễu từng dạy NLS Tây Ninh và cả Vương thế Đức có lần gặp với Trần tấn Miêng  đang dạy ở Bình Dương vì nhớ trường lên ngủ ở thảm cỏ dưới gốc Đỗ Mai ở nhà học C…mà gần  đây tôi mới biết.

Còn Ngô Hữu Thành,Thắng,Lung, Hương,Lương, Đạo,Công Danh,Thanh Thảo,Trần thị Sâm,Dương Phú Lộc,….và đặc biệt nhất là Kim Anh cô nữ sinh  của trường công lập Bảo Lộc  lại trở thành một NLS nòi ở xứ cờ hoa này . Tôi rất mong gặp mặt.

24-12-2009 tôi được gặp Dương phú Lộc   trong lần về lo đám cước cho con ở Mỹ Tho.Đầu năm 2010 trong cuộc họp mặt tại Bảo lộc  thì gặp được Nguyễn Triêu Lương.

Rồi đầu năm 2011 nhân đợt họp mặt NLS Tây Ninh thì nhìn được dung nhan của Danh Dự,Xuân Liễu,Kim Anh  và Nguyễn Văn Đạo.

* Tôi nhớ ,lần gặp đó Đạo không vào thăm trường,nếu vào anh ta sẽ thấy nhiều đổi thay,chắc Đạo sẽ buồn? Nếu vào anh ta sẽ thấy trước tiên nhũng cây xanh mới trồng khá đẹp nhưng chắc anh sẽ chú ý đến những cây cao to là Sao, là Dầu mà ngày xưa anh ta đã từng ngồi ở dưới gốc trong những buổi trưa học bài,anh sẽ nhìn kỹ lại nó sẽ nhớ đến thầy cô,nhớ đến bạn bè  …đó là tôi nghĩ về anh như thế …Như khu rừng sưu tập của trường ta ngày xưa,khi một cây bị mất đi là một mất mát lớn , mất hẳn, cũng như  chúng ta đã từng mất Tô Hoài Ân,Thiện,Phát và bây giờ là Nguyễn Văn Đạo..

                                                                                                                           BÙI THO

 

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com