Truyện ngắn, bút ký, hồi ký

Chuyện bây giờ mới kể

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ sáu, 05 Tháng 8 2011
Viết bởi Bùi Tho


* NĂM

Tôi kể ra đây không biết có còn bạn nào nhớ không? Lần đó có khá nhiều anh em tham dự và bây giờ qua  40 mươi năm rồi  chỉ nhớ sự việc mà quên các thành viên tham dự  mất rồi. ,tôi mang máng thế thôi  ..hình như có Hoàng Thái,Thắt,Nam, ngọc Sương,Kim lang,Điệp A,…nếu có ai từng tham dự cuộc đi này thì lên tiếng nhé!

-THA LA XÓM ĐẠO là một bản nhạc thịnh hành vào thập niện 1960 cùng thời với bài  Màu Tím Hoa Sim,Đồi Thông Hai Mộ… Vì thế trong một lần rảnh rổi thầy trò chúng tôi đã có một cuộc du ngoạn đến vùng đất này.. Nhớ rằng,sắp vào Trảng Bàng ,ngay chỗ ngã ba vựa heo  theo hướng Tây Ninh –Sài gòn ,rẽ   tay phải  theo đường đất đỏ,đi thẳng ,không nhớ là xa gần bao nhiêu, hình như đến gần bờ sông,giáp giới với Đức Hòa Đức Huệ ngày xưa ? Tha La là một cái xóm nhỏ mà trọng tâm là Nhà Thờ  của  Dòng  Nữ Tu Kín .Chúng tôi tập trung ở sân nhà thờ,khu nhà được kiến trúc theo lối Pháp, để rồi chúng tôi chỉ rầm rì to  nhỏ chuyện trò ,không ca hát  dù có mang theo đàn,không dám làm kinh động khung cảnh chung quanh bởi lẽ qua cách khung kính  nhìn vào bên trong nhìn thấy những sơ mặc đồ trắng lặng lẽ đi lại như những bóng ma . Tôi còn nhớ là trưa đó chúng tôi ăn bánh mì,xì dầu,chuối…và nhớ không biết có những cuộc chơi nào? Mà tôi đã quên?..Chỉ nhớ  lúc ra về trời đã xế chiều,cả đoàn chúng tôi ra về gần đến ngã 3 gặp quốc lộ 1 ,đến một đồn lính nghĩa quân thì bị bắt lại với lý do là làm gì trong đó giờ này mới ra,nơi ấy là căn cứ của Cách mạng.

 -Thì ra thế,nào tôi có biết,

Cuối cùng  ,sau một hồi năn nỉ, chúng tôi cũng được ra về….

Và lần này rút kinh nghiệm hai lần trước,khi được hỏi đi chơi ở đâu? Tôi chỉ bảo là chơi ở Trường Lưu và Trí Huệ Cung cho chú Tư Chủ nhà khỏi trách cứ là cứ tìm vào nhưng nơi nguy hiểm mà chơi!

*SÁU

Có một cuộc nhậu ở khu cư xá thuộc nhà máy cao su Vên Vên,không nhớ là cơ duyên nào mà tôi có mặt trong nhóm đi chơi đó gồm các thầy cô mà thôi ,cũng không nhớ chính xác  những ai cùng đi hình như có thầy Rở,thầy Tài,Đẫu,…?  chỉ nhớ có một người duy nhất là cô Trần thị Hoàng,Bởi vì chính tôi là người chở cô Hoàng đi bằng chiếc SS 67 mượn  của Nguyễn Hoàng Thái….

Tàn tiệc đã quá trưa, khi chào ra về,thì khách chủ vẫn cò kè không chịu dứt,mặt dù đã ngồi trên yên xe  vẫn không khởi hành được ,nhà chủ vẫn tiễn chân hai ba ly bia con cọp nữa ,gọi là “hổng uống thì hổng đươc dzề! “

Riêng tôi,đã chếnh choáng say rồi. Thấy thế cô Hoàng mới lên tiếng bảo để cho cô lái ,tôi bảo là không sao chị yên trí đi tôi chạy được mà! Bởi lẽ ,anh bạn nào chắc cũng giống tôi khi đã vào vài ly lừng sừng rồi thường lái xe chạy mát lắm thêm vào đó mình là nam nhi nữa ai mà để cho đàn bà  phụ nữ lái xe chở mình? Và như thế sau khi bức ra được khỏi khu vực nhậu nhẹt ấy chúng tôi lên đường trực chỉ Long Hoa.,Nhớ rất rỏ là  con đường Tây Ninh –Gò dầu  lúc bấy giờ đang sửa chửa,mặt đường bị cày xới và trải đá  và đặc biệt trong thời chiến những chiếc cầu bị phá phải làm cầu tạm thường cao hơn mặt cầu cũ nên bên này cầu không nhìn thấy được bên kia,  khi xe tôi  chớm lên một đầu cầu thì thấy đầu bên kia một chiếc Jeep lùn của Quân Cảnh  Mỹ cũng chớm lên cầu. chớp đèn, tôi hiểu ngay rằng đàng sau nó là một đoàn “ Công voa”( một đoàn xe) Tôi cố giữ vững tay lái cùng nghe lời nhắc nhỡ của  cô Hoàng…và đúng thật bên kia cầu một đoàn thiết vận xa  M 113 đang ầm ì tiến lên ,vì chạy đoàn nên những tay lái đều ngồi trên mui lái bằng cần lái phụ có nghĩa là việc dừng thắng rất khó khăn..dù rằng chiếc xe jeep vẫn né đường cho tôi qua cầu , nhưng nghe tiếng động cơ ầm ầm và cơn bốc của bia nổi lên ,tôi đã loạng choạng tay lái,nhóm tài xế Thiết vận xe thấy thế đã dùng thanh sắt gỏ lên inh ỏi và la hét  may mắn là cô Hoàng đã ông cứng vào tôi để tôi gượng lấy được  thăng bằng trên khoảng đường lỏm chởm đá vừa mới rải này..Rồi tôi chỉ nhớ  xe nghiêng muốn chạy xuống ruộng lúa,tôi gượng kéo lại thì xe lại đâm ngang lộ, tiếng la hét càng to hơn…may mắn nhờ đống đá giữa đường đã  đẩy đầu xe tôi nghiêng ra phía lề , và tôi đã ngã xoài xuống,bất lực , nằm đó như chấp nhận, chờ đợi một cách thụ động…tiếng động cơ của thiết vận xa  to dần  với khoảng đất rung lên,người như chết lặng đi…. Cứ như thế tiếp tục,tiếp tục … cho đến khi  cô Hoàng kêu  và kéo tôi dậy khi  đoàn xe đã đi qua….tôi và chiếc xe đang nằm trên một bờ ruộng

Không nói thì các bạn  biết rồi, nếu không nằm ở chỗ đó mà nằm ngay trên đường  thì mấy chiếc Thiết vận xa của Mỹ sẽ bị lật nhào hết  và tôi bây giờ chắc chắn  là lên tới Sao Hỏa rồi ! và  Bùi Tho – chuyện bây giờ mới kể không phải dông dài kể lễ nữa phải không?

Bùi Tho

Hãy đến với nhau

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ hai, 25 Tháng 7 2011
Viết bởi Bùi Tho

Bùi Tho

Tôi sẽ lên Đà Lạt ,lẽ ra tôi sẽ có mặt ở đó chiều 17-7- 2011 để dự đám cưới con trai của Nguyễn Tô Việt vốn là một thần dân của NLS Bảo lộc ban Công Thôn ,nhưng vì đã nhận đứng chủ trì một hôn lễ tại Bảo Lộc cùng ngày nên không thể  tham dự được khi  2 tiệc đãi cùng giờ của tôi thì nhà hàng Tâm Châu Bảo Lộc,của Việt thì nhà hàng Bích Đào Đà Lạt cho nên đành lỡ hẹn,

. Nhân dịp thầy cô cùng các bạn nhận thiệp mời của Việt  về dự đám cưới con mình ,nhóm Công thôn cùng lớp  nghĩ đến một cuộc Họp mặt của Ban,của Lớp và tôi lại được mời một lần nữa và như thế sẽ lại có chuyến thăm Đà Lạt vào ngày 18-7. Đây là mô hình mà Thủy Lâm 72-75 đã áp dụng mấy năm nay đã thành nếp và hoạt động một cách hiệu quả.

Nay nghe tin tại nhà Nguyễn Thị Kim Tư ở Long Mỹ ,Long Thành Bắc ,Hòa Thành Tây Ninh vừa tổ chức cuộc họp mặt lớp mình.Mặc dù ở xa ,tôi cũng bày tỏ niềm vui mừng đến với các em,mừng vì thấy các em đều vui khỏe,vui vì thấy bàn tiệc các em quá xôm tụ không rỏ món chay hay đồ măn? Và thật tình vui khi được thấy dung nhan của ông xã Kim Tư trong hình,theo tôi hai người này sống chung với nhau rất là tuyệt vời mới có cái màn cho phép bà xã mình đứng đăng cai cho tiệc tùng họp bạn phải không? ( hãy vào www.nlsbaoloc.info   mục Viết cho nhau    vào A LÔ VỀ THĂM TRƯỜNG xem bài “Tản Mạn –chỉ có ở chúng ta- Bùi Tho)

Khi đọc xong bài này,tôi gọi điện thoại hỏi Kim Thương về việc tổ chức  thì biết nhà Kim Tư có giỗ đã phối hợp tổ chức gặp các bạn,cũng như vài hôm nữa Nguyễn Tô Việt nhân đám cưới của con trai cũng tiến hành tổ chức họp mặt Công Thôn,nhớ lại Thủy Lâm cũng thế bắt đầu từ đám cưới của con K’Breu năm 2008..Có nghĩa là nhân một sự kiện trong gia đình mình nếu có thể thì  a lô mời bè bạn (hãy vào www.thuylambaoloc.com sẽ thấy hoạt động của lớp này).Với cái đặc điểm ở Tây Ninh anh chị em sống gần nhau nên tổ chức rất dễ,như khóa 4 lần này đã quyết định chọn 2-9-2011 tại nhà Nghĩa và Lê làm lần Họp Mặt đầu tiên của Khóa? Hoan Hô và chúc thành Công!

 Thật lòng mà nói hệ thống giáo dục NLS khá mới mẻ,ngoài những cơ ngơi bề thế được chuyển giao  hay có sẳn . Phần đông các ngôi trường đều mới xây dựng ,Nông Lâm súc Tây Ninh là một điển hình,được thành lập từ 1967 tá túc tại trưởng Tiểu học Cộng Đồng Long Hoa ,cho đến 1970  mới có cơ ngơi thực sự tại Bến Kéo. Ngôi trường ngày xưa ấy chúng ta đã giã từ,chúng ta đã xa rời 36 năm rồi,hình ảnh nó chỉ còn tồn tại trong ký ức của mỗi người,tôi nghĩ các bạn cũng như tôi trong ký ức nó  vẫn còn rất đẹp.  Riêng một số người trong  chúng ta  còn đây dù rằng dao búa thời gian đã đục đẻo nhiều đến nhan sắc,thân thể và cả tâm hồn , chúng ta những người NLS ,người có thời gian mặt áo nâu,có thời gian cùng tắm một con heo,cùng đào một thửa đất,cùng gánh một đống phân ,,,trong một ngôi trường nhỏ ( bởi chúng ta là một ngành học sinh sau đẻ muộn : Nền Giáo Dục Nông Lâm Súc Việt Nam,tài liệu quí báu này tôi sẽ cho  các bạn được thấy trong nay mai trên các trang mạng NLS ) chúng ta vẫn gắn bó nhau bất kể nơi đâu,hoàn cảnh nào ,là điểm sáng,là niềm tự hào. Đó là  nhận định chung của cộng đồng khi thấy những sinh hoạt  chúng ta  ngày nay,

Vậy thì các bạn khóa 4 NLS Tây Ninh hãy cố lên.hãy tìm gặp bạn bè cùng khóa mình cho thật đông,hãy mời bạn bè ở những khóa khác và chớ quên mời những thầy cô gần nơi ấy,nếu được là giáo sư hướng dẫn lớp mình ngày xưa thì vô cùng quý,để rồi mời làm cố vấn cho lớp và chớ quên giao cho một thành viên của mình lo một bản tin gửi lên trang nhà Tây Ninh để cho bàng dân thiên hạ biết.

Những ai trong lớp các bạn đã từng tham dự cấp độ trường? qua 12 lần họp mặt rồi! Rõ ràng từ hình thành đó mà chúng ta đã liên kết ở cấp lớp,khóa với nhau,tôi đã từng biết có nhiều cuộc họp ở cấp lớp rồi,tôi tin rằng  xuất phát từ tình cảm thiêng liêng”Cùng lớp cùng trường” ngày xưa ấy,sẽ có một chương trình hoạt động cho nhau vì nhau, cũng không gì to lớn lắm đâu,gặp nhau ôn cố tri tân,hàn huyên tâm sự,gặp nhau thăm hỏi nhau,giúp đở nhau,chia vui xẻ buồn cùng nhau.,gặp nhau để được nhìn tận mắt dung nhan ngày xưa ấy ngày nay thế nào? Bao nhiêu nếp nhăn trên mặt,hàm răng còn trắng đều như xưa hay đà móm mém?tóc bạc cỡ nào,lưng gù chưa đi đứng ra sao? rồi kể cho nghe cái kho tàng sức khỏe,có lên máu không?có sõi thận?có đái đường? con cái ra sao? Cháu nội mấy đứa cháu ngoại bao nhiêu.? Ông xã bà xã ra sao?có thường đi chùa không?du lịch những đâu??? Xét cho cùng chỉ loanh quanh những sự việc ấy,  nhất là bây giờ chúng ta đã luống tuổi rồi,cuộc vật lộn với cuộc đời với ta cũng không còn mãnh liệt nữa vì đã có con có cháu…Hãy dành chút thời gian có được nghĩ đến nhau,cho nhau vui với nhau…cái cảm giác đó bạn nào đã từng tham dự họp mặt trường, họp mặt lớp đã thấy, rất khó lòng diễn tả phải không? Sao thời gian họp mặt ngắn quá,vui quá,cảm động quá,hình như mình trẻ lại,ồ trí nhớ mình lại phục hồi rồi…..thế đó. Ngoài cái việc  gặp gở nhau của chúng ta,thì đây cũng là một dấu ấn về giáo dục cho con cái mình về tình thân,tình bằng hữu ,tình tôn sư trọng đạo

Là một nét Văn hóa cần trân trọng  phát huy

Bùi Tho

Đêm thao thức với hoài niệm cũ....

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ tư, 20 Tháng 7 2011
Viết bởi Nguyễn Văn Điệp

Chúng tôi lại cùng về Long-Hoa , chuyến xe vội vả trong màn mưa suốt đoạn đường dài ,đến Thị Trấn thì trời đã tối ,nên cùng thống nhất là đến thẳng đám tang , nghe bạn bè mời ghé họp mặt một nơi khác để sau đó cùng nhau qua chia buồn , nhưng lại sợ mất thời gian nên xe vòng qua Báo-quốc Từ là quanh vào ngã tư có dãy nhà rạp với rất đông người đến dự....

Cả nhóm đều bàng hoàng khi nghe tin bạn Võ-Duy-Thiện vừa qua đời , mỗi lần về Tây Ninh chúng tôi thường gặp nhau , khi thì ngồi tán gẫu bên ly cà-phê , khi thì dài dòng tâm sự bên ly rượu đế quê hương , hay có lúc cũng tỉ tê bên nhau với cây đàn thùng và những bài hát trữ tình một thời vang bóng ...Giờ thì bạn đã nằm đó , trong không khí tang tóc với nhang khói nghi ngút, thật yên lặng vì sau giờ đội nhac tang hòa nhạc chỉ còn nghe những lời tâm sự khe khẻ ...sau khi bước vào đốt nén hương cầu nguyện cho bạn thanh thản chốn vĩnh hằng ...Khi trở ra dãy bàn ghế chật kín người ,ở đây là nơi trung tâm tôn giáo Cao-Đài nên đa số  đến dự đều mặc trang phục áo dài trắng,xen vào đó là những chiếc sơ mi trắng mà chúng tôi nhìn thấy từng khuôn bạn bè tôi các khóa 1.2.3.4...những lời chào nhau trong đêm từ giã người bạn thân thiết mà chúng tôi đều cảm mến

    Thật ra bạn Thiện là ông xã của Nguyễn-thị-Sen học viên khóa 3 NLSTN và là anh ruột của Võ-văn-Thênh khóa 5 nhưng từ khi thành lập Ban liên lạc cựu HS NLS Tây-Ninh , lúc nào Thiện cũng là người bạn thân thiết tham gia họp mặt vào các hoạt động của Hội , mỗi lần chúng tôi về TN thăm thầy cô hay bạn cũ ,dù bận rộn công việc nhà nhưng bạn thường thu xếp để đến với chúng tôi với tình cảm gắn bó như trong một đại gia đình,nhà bạn có một mảnh vườn trái cây (Sầu-riêng,chôm chôm...) ở gần cầu Trường Long ( Qui-Thiện) mà mỗi lần ghé thăm chúng tôi đều cảm thấy ấm áp một tình cảm chan hòa ...

    Nên trong đêm cuối cùng tiễn đưa ,chúng tôi quấn quýt bên nhau ,ba chiếc bàn kết nối lại ngồi chung không ai muốn về , nghe từng lời tâm sư ,nhắc tới những kỷ niệm bạn đã để lại trong lòng mọi người ,muốn nghe lại lời hát trầm ấm của bạn như mỗi lần cùng chia nhau từng ly rượu hay từng lời tâm sự ngọt ngào,biết rằng trong giờ phút vĩnh biệt có những mất mát -đau thương , nhưng điều còn lại là tình bạn chân thành mà chúng tôi sẽ ghi nhớ mãi .

  Nguyễn-Văn-Điệp

Tiếc thương bạn Tiêu Hồng Tâm

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Chủ nhật, 17 Tháng 7 2011
Viết bởi Nguyễn Quốc Nam

           Tiêu Hồng Tâm ( người đứng 1972)

Tôi và Tiêu Hồng Tâm học chung trường Trung học Nông Lâm Súc Tây Ninh từ lớp 6 đến lớp 12 và sau đó cả hai cùng vào đại học cho đến khi ra trường làm việc . Từ đó mỗi người đi một hướng..

Thời trung học có lẽ là quãng thời gian đẹp nhất của chúng tôi. Trong lớp Tâm học rất khá, môn nào anh học cũng nhẹ nhàng không chịu áp lực hay lo sợ khi đến kỳ thi. Tâm thấp người nên trông anh ta có vẽ mập mập lại thêm tướng đi  đủng đỉnh chậm

chạp. Tâm ít nói, trước khi mở lời anh đều nở nụ cười ,chính nụ cười tươi hiền từ như ông địa nên ngay những năm đầu của thời trung học được anh em đặt cho cái biệt danh là <<Tâm Địa>> mặc dù trong lớp không có ai trùng tên. Cái đặc biệt hơn nữa là Tâm ít nói nhưng mở miệng chêm một câu là làm cho anh bạn đang đía sẽ bị tắt đài.

Cỡ như Nguyễn Hoàng Thái, Nguyễn Aí Quốc, Đỗ Ngọc Ánh đang nói thao thao gặp Tiêu Hồng Tâm đến nhìn cười một cái là tịt ngòi ngay chứ không cần mở lời. Bọn tôi lúc đó cho là kỵ rơ nhưng quả thật nụ cười của Tâm không thành tiếng nhưng làm người ta dễ quê lắm. Cái đặc biệt nữa là Tâm đánh đàn khá hay nhưng ít khi nào anh lên sân khấu chính thống, bạn chỉ thích sinh hoạt dã ngoại, gia nhập nhóm du ca, tham gia những đêm sinh hoạt lửa trại. Nói tóm lại Tâm không nổi cợm môn nào nhưng món nào và môn nào Tâm cũng biết.

     Khi lên lớp 10 phân bạn Tiêu Hồng Tâm chọn ban Mục Súc, chung lớp với Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Aí Quốc, Phạm Văn Đức, Nguyễn Văn Điệp, Chung Thành Nguyên, Võ Thị Mỹ Ngọc, Nguyễn Thị Bên, Lê Thị Kết v..v..Mặc dù tôi học ban Canh Nông nhưng chương trình học vẫn có nhiều môn học chung . Thuở đó chúng tôi chơi chung và thường học theo từng nhóm, buổi tối hay hẹn đến nhà một bạn nào đó vừa học vừa trao đổi và ngủ lại đến sáng mai rồi đi học luôn. Có lúc ở nhà tôi, khi thì ở nhà Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Ái Quốc hay Tiêu Hồng Tâm. Chính vì môi trường sống và học tập như thế nên bọn tôi rất thân nhau cho đến khi rời trường trung học và cùng vào Đại học.

    Sau khi ra trường Tâm về Tây Ninh làm việc vào cái giai đoạn bao cấp, cuộc sống còn khó khăn . Thỉnh thoảng gặp Tâm bạn cho biết vẫn làm việc ở một phòng nông nghiệp của huyện. Hỏi đến công việc anh chỉ cười và cho là bình thường. Nhưng đến năm 1992 – 1993 thì tôi được tin từ một người bạn làm việc chung với Tâm cho biết Tâm đã nghỉ  vì lý do bị bệnh trầm cảm. Từ đó Tâm hay lang thang đi uống cà phê một mình, ít giao du , không đụng chạm hay phá phách ai và vẫn luôn nở nụ cười ngờ nghệch giữa cuộc đời…Nụ cười không khen cũng không chê nhưng hiền từ và vui vẽ, đúng là nụ cười của Tâm Địa ngày nào.

    Một lần Tâm đi xe đạp đến trước cổng cơ quan của tôi và Đỗ Đăng Đó. Tâm vẫn mặc áo bỏ vào quần nghiêm chỉnh đàng hoàng, chào tôi và bạn Đó bằng một câu tiếng Pháp sau đó lại chào bằng tiếng Anh rồi nở nụ cười …Tôi hỏi: Có chuyện gì không ?. Tâm lại cười và  xưng Toi, Moi với tôi và Đó. Tâm cho biết đi ngang sẵn ghé thăm bọn mầy. Chúng tôi đẫy xe đạp của Tâm vào gởi bên trong và lấy xe gắn máy chở bạn ra quán Đông Đề dùng cơm trưa. Tôi đề nghị uống vài chai bia. Tâm và bạn Đó đồng ý nhưng Đó nhắc nhỡ Tâm có bệnh  nên uống ít ít cho vui thôi .Tâm nói chuyện và trao đổi với chúng tôi thật nghiêm túc .Chắc chắn trong quán ăn đông người không ai có thể biết được là Tâm đang bệnh. Chúng tôi vui vẻ và tiếp nhau trong tình bạn thâm tình..

    Một lần khác anh em Nông Lâm Súc Tây Ninh và bạn thời đại học có đóng góp được một số tiền giao trách nhiệm cho Nguyễn Ái Quốc chuyển đến hổ trợ cho Tâm vì Quốc ở gần nhà Tâm. Hai tuần sau tôi có dịp ghé nhà Quốc và hỏi thăm đã chuyển số tiền ấy được chưa. Quốc phân trần : Nó không chịu lấy ! Tao năn nĩ muốn thụt lưỡi mà nó vẫn không lấy nên tiền còn đây và Quốc đề nghị- Đâu mầy đưa thử coi nó lấy không! Tôi cầm số tiền và đi bộ sang nhà Tâm, gặp ngay em gái Tâm ( Tôi nhớ hình như tên Xuyến ?!) và trình bày đây là số tiền anh em bạn học gởi cho Tâm nhờ em nhận hộ dùm nhưng em gái Tâm bảo không dám nhận ảnh rầy chết à và chỉ tôi anh ta đang ngồi ở bên kia đường - Anh cứ đưa trực tiếp cho ảnh. Tôi băng qua đường ,  nhìn tôi anh ta cười…và tôi ngồi chòm hõm bên vệ đường với Tâm .

    Tâm mở đầu câu chuyện:- Có gì hôn? Tôi trả lời:- Có chứ. Anh em bạn học họp mặt có đóng góp  một ít  tiền giúp bạn thang thuốc và uống cà phê. Tâm phán ngay một câu: Tao không nhận đâu ! Tôi bần thần chưa biết tính sao thì Tâm phân trần – Tao nghe tụi bây có tổ chức họp mặt, Tao không đóng góp được gì hết mà nhận cái gì ! Tôi trổ tài miệng lưỡi thuyết khách hết lời nhưng đành thất bại…Tôi thở dài mở bao thuốc lá ra mời Tâm hút, châm lửa cho bạn và nhìn những làn khói trắng bay lên…Tôi nắm nhẹ bàn tay Tâm và nói: Tao nói cho mầy biết., thằng Quốc đã báo với bạn bè rằng mầy không nhận tiền anh em giúp. Lần nầy giao nhiệm vụ cho tao đưa nếu mầy không nhận thì lần sau thằng Võ Văn Thắt và thằng Nguyễn Văn Tạo sẽ lên đánh mầy chứ không đưa tiền nữa đâu! Tiêu Hồng Tâm quay sang nhìn thẳng vào mắt tôi một hồi lâu như phán đoán và nói – Ai chứ hai thằng nầy dám làm thật..! Tôi nói nhanh – Chứ sao! Tâm cười hiền lành – Vậy thì tao nhận mầy nói lại cho tụi nó biết nhé. Ừ Tao sẽ nói. Tôi liền đưa tiền Tâm rồi đứng dậy bắt tay chào bạn đi ngay vì sợ anh ta đổi ý trả lại. Đến nhà Quốc chờ sẵn và hỏi ngay: - Nó nhận không? - Nhận chứ. Quốc hỏi : Sao hay vậy ? Tôi cười vừa bắt tay bạn vừa trả lời –Phải có cách chứ! rồi lên xe ra về ( Ôi đó cũng là một trong những kỷ niệm đẹp của chúng tôi…)

    Đối với tôi Tâm là một người bạn chân thành từ tuổi thiếu niên cho đến tuổi trưởng thành, là một người nghiêm chỉnh trong cuộc sống. Ngay từ những năm đầu thời trung học Tâm đã thể hiện rõ ràng không tham vọng. Anh tâm niệm Học để làm- Tạo tiền để sống- Sống để phục vụ .Tôi tiếc cho Tâm bởi những ước vọng hoài bão bình thường như thế cũng không thành. Tôi thương Tâm vì bạn hài hòa trong cuộc sống, không xu nịnh, không hèn nhát, trong làm việc tâm hồn luôn trong sáng, trong bạn bè luôn giữ sự chân thành Bạn có sự hòa nhã lịch thiệp của một người có học thức và đạo đức, không tham quyền cố vị. Ngày tang lễ của Tâm tôi mới biết Tâm đã đốt hết bằng cấp, hình ảnh, giấy tờ cá nhân của mình …Khi gần nhắm mắt chào dương thế người nhà tìm mãi không ra một tấm hình nào của Tâm cả nên vôi mời thợ nhiếp ảnh đến thay quần áo và dựng anh dậy để chụp một tấm ảnh chân dung để trước bài vị và quan tài trong ngày tang lễ . Những hành động âm thầm buông bỏ của Tâm đến người trong nhà cũng không biết làm tôi nhớ đến lời nhạc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn mà ngày xưa Tâm hay đàn và hát: Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi…Để một mai tôi trở thành cát bụi……

    Phải chăng Tâm đã thức tĩnh và  ngộ ra mình giữa cuộc đời thường. Thời nay nhiều người có chức có quyền, tham quyền, cố vị, dùng tiền bằng mọi giá để mua bằng giả  chưng diện và đối phó với thời cuộc thì Tiêu Hồng Tâm làm ngược lại là lấy tất cả những bằng thật của mình đem đốt bỏ và tôi tin rằng bạn đã đốt nó một cách tỉnh táo nhất trong cuộc đời mình và cũng ít ai ngờ được rằng ở tuổi nầy mà chưa bao giờ nghe Tâm nói về kỷ niệm một mối tình vắt vai..!

    Tôi và các bạn đã vượt hơn 100 km về Tây Ninh đốt cho bạn nén hương và tin tưởng rằng Tiêu Hồng Tâm sẽ an nhàn tự tại trong cõi vô thường..

                                                                                  NGUYỄN QUỐC NAM

                                                                                   (   29 - 06 – 2011 )

Nhớ người Thầy năm xưa

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ năm, 07 Tháng 7 2011
Viết bởi Nguyễn Văn Điệp

Chiều cuối tuần ,tôi nhận được tin thầy Huỳnh Văn Nhọt vừa qua đời , mẩu tin thật ngắn mà trong lòng thì dâng trào bao cảm xúc , thế là một người thầy kính yêu đã ra đi về cõi vĩnh hằng để lại trong lòng những đứa học trò biết bao tiếc nuối ...

Xem thêm: Nhớ người Thầy năm xưa

Tản mạn về một dòng sông

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ tư, 06 Tháng 7 2011
Viết bởi RỂ NLS
Từ xa xưa , hai yếu tố đất và nước luôn gắn bó với sự hình thành và phát triển của những con người sinh sống ở một nơi nào đó, góp phần làm nên tính cách đặc trưng phân biệt với nơi khác. Vùng đất Sài Gòn , nơi có con sông cùng tên chảy qua , so với các nơi khác ở miền Bắc hoặc miền Trung nước ta thì chỉ là

Xem thêm: Tản mạn về một dòng sông

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com