Vô tư như...học trò

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút Được đăng: Thứ năm, 10 Tháng 2 2011 Viết bởi Phạm Thị Ngọc Huệ

Nhân đọc bài Cây phượng vàng ở Tòa Thánh Tây ninh của thầy Bùi Tho, rồi thầy lại nhắc đến cụm từ "Rừng thiên nhiên" làm trong NH "sôi sục" tính cách của một cô bé ở tuổi đôi sáu, đôi tám thuở xa xưa. Tinh nghịch là một phần không thể thiếu trong bản tánh của tuổi nhỏ, nhất là học trò, nhất là nhờ vào "sức mạnh của tập thể" và "lệnh truyền" thôi thúc bởi nổi ám ảnh của những con số ... "Điểm - điểm - điểm", thế là lũ chúng tôi kéo bè đi "tàn sát".

Giờ Lâm học, học các loại cây rừng, phân biệt các loại cây bởi lá, tán cây, vỏ cây, ... Ngoài giờ học lý thuyết còn có giờ thực hành, điều hạnh phúc này các bạn học trường Phổ thông không bao giờ có. Lâm học, thầy dẫn các em đi vào "Rừng thiên nhiên" nằm trong khuôn viên Tòa thánh Tây ninh, để cho các em nhìn tận mắt, sờ tận tay. Vì chỉ có nơi đây là gần nhất, an ninh nhất và tương đối đầy đủ các loại sắc mộc đáp ứng đúng yêu cầu cho việc thực tập. Và sau đó, còn có phần "ép lá cây rừng chấm điểm", điều đáng ghi nhớ là ở đây đây!.hue sen

Lũ con gái, không leo trèo được, nên lãnh phần đứng ở dưới đất chỉ lên lá cây nào đẹp hình dạng, già đủ độ để ép ra sản phẩm đẹp, mục đích là nhận được điểm cao, mấy đứa con trai trèo lên cây hái. Trước khi leo nó cũng ngắm nghía kỹ càng, cành nào, lá nằm ở đâu. Nhưng khi leo lên cây thì thấy khác hẳn, nó hái quăng xuống, trật lất. Thế là hái lá khác, đứa đứng dưới đất chỉ lá này thì đứa ở trên cây hái lá khác, lá rơi, không dùng được, bỏ xanh cả gốc cây. Đến lúc đứa ngước lên thì mõi cổ, đứa trèo hái thì vịn mõi tay. Thế là, nó vận nội công... rắc, rắc, r  ắ  c ..., cành cây đổ xuống ...cái đùng! (tiếng động, âm vang trong rừng rất to). Đứa ở dưới đất lặt lấy, lặt để. Đứa ở trên cây nhảy xuống té cái ạch, chưa lấy lại được hơi thở... bổng có tiếng la "Bảo thể* tụi bây ơi!"... cả bọn thồn chiến lợi phẩm vào cặp, cùng chạy ... thoát.

Oan cho kẻ đi "hôi"*
Cả bọn chúng tôi chạy rồi, đi xa xa và đứng lại nhìn tiếc rẻ những chiếc lá đẹp chưa kịp lặt. Mấy chú bảo thể lại không chộp được thủ phạm, nên đi chổ khác, khi đó có hai cô bé thủng thẳng đến hái lá (bạn cùng lớp, nhưng là nhóm khác) Thế là, các chú quay lại "bắt quả tang thủ phạm" bẻ cành cây!!!. Thời đó, ai vi phạm điều gì trong khuôn viên của Chùa thì bị dẫn độ vào "Hòa viện" để lãnh hình phạt "quì hương" (là quì gối cầm cây nhang chờ cho cháy đến tàn, tùy tội phạm mà quì mấy cây nhang, nhang là cây hương ấy mà".

Oan ơi! Là oan ... thế là hai cô bé khóc như mưa, năn nỉ chú bảo thể lâu lắm, đứng xa xa nhìn thấy thương bạn quá, thế là mấy đứa con trai ra tay nghĩa hiệp, trước khi hành hiệp tụi nó đưa cặp táp cho mấy đứa con gái cầm (có dại gì mà cầm theo hén! Vì bên trong đầy lá cây chứ có cuốn tập nào đâu). Đi năn nỉ phụ mà có kết quả, nhìn cành cây nằm ngổn ngang, biết được mục đích hái lá cây để làm gì nên các chú bảo thể cho chúng tôi nhặt lá, thế là hai nhóm bạn ung dung cười nói ríu rít. Chúng tôi chỉ nhặt lá đẹp, có đứa nêu sáng kiến, lựa thêm đi, đem về đổi lá cây khác với bạn nào chưa có loại chúng tôi đã có.

Sự vô tư của chúng tôi chưa dừng ở những cây lớn. Nhiều nhóm đi "oanh tạc" cây rừng nên bảo thể cảnh giác hơn với đám học trò áo xanh (khi đó chưa mặc áo màu nâu), và lũ chúng tôi cũng kháo nhau về hai đứa con gái xém bị bắt quì hương hôm trước, nên để tránh nguy hiễm xảy ra, chúng tôi đi khủng bố các cây nào vừa tầm hái, chúng tôi đem theo sào móc (như là đi thọc kiến vàng), móc thì không gây kinh động trong rừng, chúng tôi móc "đầu nó" xuống, đứa nắm ngọn, đứa khác lặt lá, cười khúc khích không dám cười to. Tụi tôi thoát cách an toàn.

Tính đến nay cũng có ngoài 40 năm, cây rừng bị chúng tôi gịt đầu gịt cổ nay đã cao lớn thành cây đại thụ cả rồi, giờ đi ngang cánh rừng thiên nhiên ngày ấy, không khỏi bùi ngùi nhớ nhung. Thầy Bùi Tho nói đúng, sở dĩ có tên gọi là "Rừng thiên nhiên", vì là cây mọc lên từ thuở vùng đất này còn là rừng thâm sâu, cây lớn, cây nhỏ, cây bụi đủ cả, khi khai phá, xây dựng số cây này được qui hoạch để lại.


NGỌC HUỆ K3 - Triệu Ngọc Hạ

(1)"Bảo thể": Sau đổi thành Thánh vệ, là người bảo vệ trong khuôn viên Chùa.
(2) "Hôi": Từ ngữ dùng cho những người đi nhặt sản phẩm còn sót lại sau khi người chủ đã thu hoạch.

Tin mới

Các tin khác

Lượt xem: 3082