Đến vườn quốc gia Cát Tiên

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút Được đăng: Thứ tư, 16 Tháng 11 2011 Viết bởi Nguyễn Quốc Nam

    

Tôi đến vườn quốc gia Cát Tiên thuộc huyện Tân Phú Tỉnh Đồng Nai cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150 cây số . Sau khi qua đò nhận phòng xong thì trời đã xế bóng

và mây đen vần vũ mặc dù chỉ mới 15 giờ chiều. Chúng tôi dự định tắm rữa xong thì 16 giờ sẽ lên đường vào rừng tham quan theo sự hướng dẫn của các anh em đang công tác tại đây và 19 giờ sẽ đi xem thú ban đêm để tận mắt nhìn thấy đời sống hoang dã về đêm của các loài thú.

    Vườn quốc gia Cát Tiên có diện tích là 71.350 ha nằm trên địa bàn của ba tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, có tài nguyên phong phú và đa dạng, là một trong những Vườn Quốc Gia lớn nhất Việt Nam.

    Cát tiên được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển quốc tế và ban thư ký Công ước RAMSAR công nhận vùng đất ngập nước Bàu Sấu có tầm quan trọng quốc tế và Vườn quốc gia Cát Tiên đang lập hồ sơ trình UNESCO thẩm định công nhận là khu di sản thiên nhiên thế giới.

    Cát Tiên có 113 loài thú, 351 loài chim,159 loài cá nước ngọt, 109 loài bò sát, 41 loài lưỡng cư và 450 loài bướm. Về thực vật thống kê được 1610 loài đặc trưng hệ thực vật miền đông nam bộ Việt Nam.

    Sau khi chuẩn bị xong thì một cơn mưa rào ập đến nên cuộc hành trình phải chờ cho cơn mưa tạnh nhưng mưa vẫn lất phất và chúng quyết định mặc áo mưa lên xe khởi hành.

 

bò tót ở vườn quốc gia Cát Tiên

Chiếc xe ca mui trần có 2 dãy băng ghế cây nên ngồi trên xe có thể quan sát thấy mọi hướng. Xe nổ máy tiến vào con đường nhỏ với những tàng lá sau cơn mưa trĩu nước uốn cong nhiều nhất là tre rừng và đôi khi là dây leo, có loài có gai nên nếu bị cào vào da thịt thì rất dễ bị thương . Qua nhiều đoạn người hướng dẫn ra hiệu cho tài xế chạy chậm lại để những người ngồi sau cúi rạp người xuống tránh những cành tre hay cây dại quét vào mặt. Không khí trong rừng độ ẩm rất cao nhất là sau cơn mưa văng vãng tiếng cồn trùng đủ loại rền vang trộn lẫn tiếng ve sầu buồn bã.

    Điểm đầu tiên chúng tôi dừng lại và lội bộkhoảng 100 mét  thì thấy  cây Gõ quý hiếm đường kính hơn 2 mét , cây Gõ nầy khoảng 700 tuổi và ở đây đặt tên là Cây Gõ Bác Đồng ( mang tên  thủ tướng Phạm Văn Đồng) Sở dĩ đặt tên như thế là để kỷ niệm năm 1987 thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm Cát Tiên nhìn cây gõ quý hiếm nầy và ông có chỉ đạo và mong ước phải bảo vệ cho bằng được những loàicây và động vật quý hiếm ở Cát Tiên.. Sau đó chúng tôi trở ra xe và lên đường đến chỗ để xem cây Tung, đường rừng lội bộ khá vất vã vì trơn ướt và cây ngã chắn lối đi có bạn bị vắt rừng đeo chảy máu chân lúc nào mà không hay. Cây Tung rất to gốc 20 người ôm chưa giáp, bộ rễ có chiều cao hơn 1 mét và dài khoảng 7– 8 mét chẻ ra hai bên trông như là  con bạch tuột, thật hấp dẫn, cây Tung nầy khoảng 400 – 500 tuổi làm tôi liên tưởng đến Angkok Thom cũng có loại cây nầy. Một địa điểm khác các bạn được nhìn thấy Cây Si Trăm Thân phủ trên dòng suối tạo cho bạn một cảm giác huyền bí kỳ diệu và tuyệt tác của thiên nhiên .Do thời gian có hạn và lội rừng cũng khá mệt nên chúng tôi dừng lại ở Bến Cự nhìn dòng suối chảy ào ạt tạo thành một âm thanh hấp dẫn và hoang dã làm lòng người cảm thấy nhẹ nhàng thăng hoa và tươi mát.Bến nầy vào mùa khô cạn nước chúng ta có thể lội bộ qua bên kia là khu trungtâm bảo vệ các loài linh trưởng. Sau khi ngắm suối và thưởng thức tiếng suốireo vui chúng trở về căng tin để dùng buổi cơm chiều và 19 giờ  sẽ tập họp để đi xem thú ban đêm.

    Đúng giờ chúng tôi đã tề tựu và lên xe đểđi xem thú ban đêm, chuyến đi có rất nhiều khách nước ngoài. Anh bạn hướng dẫngiới thiệu sơ lược vài điều và anh trầm giọng nói: Chắc quí vị đã biết quathông tin báo chí loài tê giác java một sừng cuối cùng ở Việt Nam đã chết…! Từ những năm 1960 người ta cứ tưởng là loài tê giác ở Việt Nam biến mất nhưng năm 1999 từ nhữngtấm hình thu được từ bẫy ảnh ở vườn quốc gia Cát Tiên cho chúng ta thấy có ít nhất từ 3- 5 con tê giác và nhiều nhất từ 5- 8 con nhưng hơn 10 năm sau vào ngày 25 tháng 10 năm 2011 Tổ chức Bảo vệ đông vật hoang dã (WWF) đã công bố loài tê giác một sừng cuối cùng ở Việt Nam đã vĩnh viễn biến mất. Thật là một tin đáng sốc nhưng anh em ngồi trên xe chuẩn bị vào rừng xem thú đã phân vân vàtự hỏi rồi đây đến loài thú quí hiếm nào nữa ở Việt Nam sẽ bị tiệt chủng.!

     Rời khỏi điểm xuất phát xe chạy luồn dưới những đám tre rừng che phủ khoảng gần 2 cây số.thì chúng tôi đã nhìn thấy nhữngtrảng cỏ rộng hai bên nhờ hai cây đèn soi của hai anh bạn hướng dẫn chuyên nghiệp. Các anh chia nhau rọi hai bên để tìm thú và  phát hiện  rất nhanh nhờ vào đôi mắt thú chạ đèn. Khi phát hiện được thú anh ra hiệu cho xe dừng lại và dùng ánh sáng của ngọn đèn pha rọi ngay con thú cho các vị khách xem. Cứ thế mà xe tiến từ từ đến các điểm khác,thỉnh thoảng các anh rọi đèn trên cây và phát hiện vài con chim đang yên ngủ trong đêm, có con giật mình vỗ cánh bay nơi khác và có con như chim cú mèo trố mắt nhìn đèn trân tráo. Sau cơn mưa chiều khá to nên đường vào rừng đầy độ ẩm và nhiều đoạn lầy lội rất khó chạy xe nhưng chúng tôi đã đi được khoảng 5 – 7 cây số và chuyến đi khá thành công vì đã nhìn thấy được gần chục con hưu nai ăncỏ trong đêm. Người hướng dẫn nói nếu may mắn chúng ta có thể nhìn thấy bò tót nhưng đêm nay rất tiếc…

     Trên đường từ rừng trở về nơi xuất phát,tôi nhìn thấy các du khách nước ngoài rất thích thú với không khí yên tĩnh và hoang sơ ở đây. Họ cũng phân vân và lo lắng như chúng tôi nếu không có những biện pháp bảo quản tích cực và đồng bộ từ các phía Nhà nước, Chính quyền, Ban ngành trung ương, địa phương và quan tâm đến đời sống ổn định của nhân dân địa phương quanh vùng thì sớm hay muộn, vì những lợi ích trước mắt vùng đất nầy sẽ bị xâm hại ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, môi trường sống của các loài  động vật hoang dã quí hiếm nơi đây và cả thảm thực vật đặc trưng của vùng đất nầy . Bài học con tê giác một sừng cuối cùng ởViệt Nam đã biến mất không biết có đủ sức cảnh tĩnh cho các nhà quản lý và những ngườicó trách nhiệm hay không..?

                                                                NGUYỄN QUỐC NAM

                                                    ( Cát Tiên ngày 29 tháng 10 năm 2011)

 
Lượt xem: 3149

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com