Suối Vàng ước mơ và hiện thực

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút Được đăng: Thứ năm, 14 Tháng 6 2012 Viết bởi La Ngạc Thụy

Nước từ trên núi Bà, núi Phụng, núi Heo kết thànhdòng len lỏi theo ngách đá chảy xuống chân núi rồi hội tụ lại kết thành dòng nướcxé đất chảy về hướng tây, trườn mình phía sau Miếu Quan Lớn Trà Vong thuộc xãThạnh Tân, thị xã Tây Ninh, băng ngang đường 785,

lượn lờ quanh co đổ nước vàorạch Tây Ninh. Đó chính là dòng Suối Vàng, dòng suối nhiều truyền thuyết trongquần thể núi Bà Đen.

      Truyền thuyếtkể rằng: Ngày xưa vùng núi Bà Đen luôn có nguồn nước sôi trào nên lụt lội triềnmiên, do một bầy trâu vàng của nhà Trời thường xuống ngụp lặn, vẫy vùng. Cuộcsống cư dân quanh vùng vô cùng thống khổ, nên đã kêu khóc thấu Trời. Trời liềnlệnh cho các Thiên thần khuân đá lấp lại. Lệnh nhà Trời quá ư nghiêm ngặt nêncác Thiên thần khẩn trương làm việc quên mất bầy trâu vàng đang vẫy vùng dướiđó. Đất đá đã lấp luôn bầy trâu vàng. Sau khi hoàn thành, vùng đất này trởthành 3 ngọn núi. Bầy trâu vàng bị nhốt trong lòng núi vẫn vùng vẫy mong thoátra, nên nước vẫn theo kẻ đá tuôn ra, cát dưới lòng suối lấp lánh ánh vàng. Dukhách đến tham quan núi Bà, ai một lần rửa mặt, rửa tray dưới khe đá giữakhoảng đường từ chùa Bà sang chùa Hang đều nhìn thấy dưới đáy nước ánh vàng lấplánh lẫn trong màu cát hồng nhạt.

Nhà sưu khảo Huỳnh Minh có ghi trong sách"Tây Ninh xưa và nay": Vào khoảng năm 1930, có một kỷ sư địa chấtngười Nhật đến núi Bà gặp vị sư Nhất Thiện tu ở chùa Ông Hổ. Sư Nhất Thiện dẫn ôngđến Suối Vàng để xem hiện tượng lạ này. Vị kỷ sư có hốt một túi cát Suối Vàngđem về nghiên cứu và giải thích: "Vùng núi Bà có mỏ vàng lớn, nhưng vàngcòn non chưa khai thác được, đây là mầm mống của sự giàu có về sau của đất nướcTây Ninh".

Cuối thế kỷ 17, vùng đất Tây Ninh đã có người đếnsinh cơ lập nghiệp. Cuộc sống của họ luôn bị bọn cướp bên kia biên giới tràngsang đốt phá, cướp của, giết người. sang thế kỷ 18, bộ máy an dân mới đượcthiết lập thành phủ Tây Ninh. Quan Tri phủ Hùynh Công Giảng dựng đồn Trà Vongđể bảo vệ cuộc sống người dân. Dân gian còn truyền tụng Quan Lớn Trà Vong đãthiết lập tại vùng Suối Vàng này một trại nuôi ngựa chiến. Thung lũng núi Phụngtrở thành bãi tập của những con chiến mã.

Không biết trại nuôi ngựa có hay không? Có điều là từ trước năm1945 ở đây đã có dấu vết miếu thờ Quan Lớn Trà Vong, trong miếu là tượng nhữngcon ngựa chiến. Sau năm 1945 vùng đất này bỏ hoang hóa và ngôi miếu cũng sụp đổtheo thời gian. Theo cố Nhà văn Xuân Sắc, tác giả quyển tiểu thuyết "Kỳtích Bà Đen" nổi tiếng một thời thì thưở ấy, nơi đây chỉ có cỏ le chen lẫnnhững cây chân bò, chung quanh là rừng cây cổ thụ bạt ngàn...

.

      Sau giải phóng, người dân đãtrở về bám đất sản xuất sinh sống. Xã Thạnh Tân được thành lập thuộc huyện HòaThành. Đến năm 1978, một xã mới được tách ra với tên xã Suối Vàng, ranh giới tựnhiên là dòng Suối Vàng chia đôi hai xã. Sau kỳ họp Hội đồng nhân dân khóa I đãđổi tên thành xã Tân Bình cho đến ngày nay. Đến cuối năm 2000, tỉnh Tây Ninh đãđiều chỉnh địa giới hành chính, Thạnh Tân, Tân Bình trở thành hai xã của thị xãTây Ninh.

Ngày xưa người dân sinh sống nơi đây tin rằngdòng SUỐI VÀNG sẽ đem lại sự giàu có, thịnh vượng. Rõ ràng niềm tin ấy khôngcòn là mơ ước, nó đang dần biến thành hiện thực. Bởi nơi đây đã trở thành vùngnông thôn trù phú thuộc thị xã Tây Ninh với khu du lịch văn hóa, lịch sử vàsinh thái Núi Bà hàng năm đón hàng chục vạn lượt du khách đến tham quan chiêmbái, là vương quốc mãng cầu với thương hiệu "Mãng cầu Bà Đen" có mặttrên thị trường cả nước và quốc tế. Rừng chuối sứ mọc trên ba sườn núi cũng làđặc sản của Tây Ninh cho trái quanh năm. Cũng trên vùng đầt này hai nhà máy chềbiến mía mì với công suất lớn đã hoạt động gần mười năm qua. Khu công nghiệpTân Bình đã được phê duyệt, đang đền bù giải tỏa rồi cũng sẽ mọc lên. Tất cảđang biến vùng đất Suối Vàng xưa thành "mỏ vàng lộ thiên" thật sự,đang dần đô thị hóa trên nền công nghiệp vững chắc, một tương lai xán lạn đangmở ra cho vùng đấy này.

La Ngạc Thụy

 

Tin mới

Các tin khác

Lượt xem: 4283