Phan Rang ngày tháng cũ

Chuyên mục: Trang Tư Liệu Nông Lâm Súc Được đăng: Thứ ba, 13 Tháng 12 2011 Viết bởi Nguyễn Thị Diệu Hồng

Đây là bài viết của Cô Nguyễn Thị Diệu Hồng – cựu hiệu trưởng trường NLS Phan Rang.Bài viết đầy cảm xúc,qua đó ta thấy được những ngày đầu gian nan vất vả của những người đi trước gầy dựng trường Nông Lâm Súc. Qua bài viết làm chúng ta nhớ lại một thời gian khổ khi thành lập trường NLS Tây Ninh của ta vậy.TrangNha xin mạn phép trích đăng xem như một phần tư liệu về hệ thống giáo dục Nông Lâm Súc Việt Nam

PHAN RANG NGÀY THÁNG CŨ

Riêng tặng các em Họctrò NLS-NT

Nguyễn Thị Diệu Hồng - HT trường NLS Phan Rang

Cuối năm 1968 tôi nhận nhiệm sở về trường Trường Trung họcNông Lâm Súc Phan Rang,lúc đó trường chỉ có một dãy nhà tôn gồm 3 phòng học và một nông xưỡng. Trường tọa lạc trên khu đất 4 hecta, hoang vu và đầy sỏi đá.Khu đất này trước là phi trường Mỹ đức của tỉnh Ninh thuận. Cũng may là trườngnằm sát mặt đường, đường nối liền thị xã Phan rang và Tháp chàm, cách Phan Rang3 cây số. Ban ngày xe cộ người dân di chuyển lên xuống và học trò đi học, tấp nập cũng vui., không đên nỗi vắng vẽ lắm.

Phía trước mặt cỗng trường, bên kia đường là tại heo Mỹ Đứccủa trung tâm Nha hố và gần đó là trại tù. Phía trước trường, qua khỏi khu Nông trại là trường Phan trung Nghĩa thục và sân vậnđống Mỹ đức. Phía sau lưng trường là khu nghĩa trang. Bên hông trường là con mương và thửaruộng.. Nhưng vềđêm thật thanh vắng, không có người qua lại trên đường, chỉ có Ông Quản đốc củaTrung tâm Nha hố và vài gia đình nhân viên ở tại trại heo mà thôi

Tôi còn nhớ khi đến trình diện, ông Tỉnh trưởng khuyên tôinên trở về Nha học vụ NLS Sài gòn tốt hơn, vì ông cho rằng:”Nha đem con bỏchợ”.

Trường trống vắng, không điện nước, không bàn ghế, không cógì hết, chỉ có vỏn vẹn 100 học sinh,

một Hiệu trưởng và hai Thầy giáo trẻ thì sao gọi làtrường.học? Và chính ông ta cũng chưa biết tại

Tỉnh nhà có ngôi trường này... Song tôi đã mạnh dạn thưa vớiÔng rằng: Tôi đã nhận lảnh trách

nhiệm với Nha Học vụ, tôi phải cố gắng làm việc và xin đượcTỉnh giúp đỡ, nhất định sẽ thành

công. Câu chuyện được tiếp tục với nhiều chi tiết.về phươnghướng làm việc và với lòng nhiệt thành của một Nữ hiệu trưởng, tôi đã khích lệđược và ông Tỉnh hứa sẽ giúp. Tôi lên tinh thần, liền xin Tỉnh điều đông mượnngay 2 lớp bàn ghế từ một trường tiểu học vắng thầy, đang bỏ trống về trường vàtôi đi mượn 2 cái bảng đen (1 cái của Nha hố và 1 cái của Ty nông nghiệp) để kịp thời

                                     Cựu học sinh NLS Ninh Thuận

khai giãng . Khi.học trò và Thầy cô đến lớp tạo nên một khung cảnh rộn rịp, vui vẽ và đã khích lệ tinh thần.và sự hăng hái làm việc đến mọi người.

Tôi liền giao hai lớp học cho hai thầy Chánh và Biết lo; còn tôi bắt đầu lên kế hoạch làm việc, trổ tài ngoại giao, lần lược đi trình diệncác Ty sở bạn trong tỉnh, cùng với mục đích là giới thiệu sự có mặt của TrườngNLS trong tỉnh nhà, để tạo sự quan tâm và giúp đỡ của mọi người..

• Ty hành chánh Cung cấp lá cờ, giây

• Ty công chánh Cột cờ, vật liệu sỏi cát, ciment để xây, Vàủi khu nông trại cho bằng.

• Ty nông nghiệp

• Ty mục súc

• Ty thủy lâm Cung cấp cây dương liểu để trồng 2 hàng dương

• Ty kiến thiết Xây phòng học, văn phòng, cỗng trường...

• Ty bưu điện Dễ dãi cho vấn đề thơ từ đi và đến.

• Ty Ngân khố

• Ty thông tin Cho máy đánh chữ và đánh máy quay Roneo.danhsách HS.

• Ty thủy nông Hướng dẫn thăm quan các hệ thống thủy nôngcủa tỉnh

• Trung tâm thực nghiệm Nha hố: Linh tinh và đủ thứ

• Trường Trung học Duy tân: Xin thỉnh giãng toàn bộ giáo sưcác môn phổ thông.

• Cơ quan Cords của Mỹ tại địa phương:

Xin tiền mua gỗ đóng 4 lớp học bàn ghế, Cung cấp dụng cụ choban kinh tế gia đình, Cung cấp

dụng cụ Nông xưỡng.

Ngoài ra phải vận động ngoài tỉnh:

• Nhờ ông Trưởng khu Nông cơ Nha trang, đem máy uỉ lớn tư,Nha trang vào ủi cả khu đất phía

trước trường cho bằng phăng và sạch sẽ để làm Nông trại.

• Xin phép ông Giám đốc Nha khảo cứu (qua ông quản đốc Nhahố) kéo điện từ trại heo qua

thắp sáng tạm thời cho nhà hiệu trưởng và phía trước trường.

Vì Trách nhiệm, tôi đã làm việc không tinh thời gian, khôngcó ngày cuối tuần. vì thời khoá biểu của trường dạy luôn ngày thứ bãy. Còn lạingày chủ nhật là sọan bài dạy học. Hiệu trưởng không phải dạy học nhưng vìthiếu giáo sư phổ thông kể cả chuyên môn tôi phải dạy gồng gánh, trám giờ  trong khi đi tìm giáo sư thay thế.

Sau đây tôi xin lược kê một số việc Trường của ngày xa xưaấy, để chúng ta cùng ôn lại cho vui:

I.ĐIỀU KIỆN THI TUYỂN:

Muốn vào học Trường NLS , phải qua một kỳ thi tuyển:

Thi tuyển vào lớp 8, Thi tuyển bổ túc vào lớp 10

Hồ sơ thi tuyển:

Đơn xin thi

Khai sanh

Bằng tiểu học và chứng chỉ học trình lớp 7 để thi vào lớp 8

Chứng chỉ học trình lớp 9 để thi vào lớp 10

Dự thi tại trường NLS – NT

II. CHƯƠNG TRÌNH HỌC: Gồm có 2 phần:

Phần chương trình phổ thông: Gồm đầy đủ các môn học nhưchương trình các trường phổ thông,

nhưng nhẹ hơn vì thời gian học ngắn hơn.

Phần chương trinh chuyên môn: Gồm các môn học về :Canh nông,mục súc, thủy lâm, công thôn

và ngư nghiệp.

a. Đệ nhất cấp: Gồm các lớp 8 và 9.

Ở hai lớp này, học tổng quát gồm đầy đủ các môn học vềchuyên môn, chưa phân ban. Đến cuối

năm lớp 9, học sinh phải thi bằng trung học và bắt đầu chọnban Mục súc hay Canh nông để vào lớp

10.

b. Đệ nhị cấp: Gồm các lớp 10, 11, 12.

Ở cấp nầy, các học sinh phải qua 2 kỳ thi Tú tài I và Tú tàiII Canh nông hay Mục súc.

III. HỆ THỐNG THI CỬ NLS : (Thi trung học, Tú tài I và Tútài II.)

Thi cử được tổ chức ngay tại trường, bằng 2 học kỳ đệ nhấtvà đệ nhị lục cá nguyệt mỗi năm.

Đề thi do Nha học vụ NLS – Sài gòn, chung cho tất cả họcsinh các trường NLS toàn quốc. Đề thi

phải do Hiệu trưởng vưà là chánh chủ khảo các trường về Nhanhận lảnh.

- Ngày thi được ấn định chung cho toàn thể các trừơng.

3

 - Bài thi do các giáosư cuả trường chấm.

- Cách tổ chức thi, dù tại trường nhưng vẫn nghiêm túc, kỹluật như tại trung tâm thi.

Hiệu trưởng vừa là chủ tịch Hội đồng thi vừa là Chánh chủkhảo Hội đồng giám khảo và có sự vụ lệnh đề cử của Giám đốc Nha học vụ NLS. Tấtcả giáo sư chuyên nghiệp lẫn phổ

thông.đều được đề cử làm giám khảo bằng sự vụ lệnh của Nhahọc vụ NLS.

Bài thi có 2 phần:

• Thi lý thuyết: Về phần phổ thông và chuyên nghiệp.

• Thi thực hành Nông trại: Về Canh nông và Mục súc.

• Thi lại : Đối với học sinh không trúng tuyển trong 2

học kỳ, đều được thi lại vào dịp hè do Nha hoc vụ tổ chức,

Trung tâm thi cũng tại trường..

IV. HẬU TRUNG HỌC:

Sau khi tốt nghiệp Trung học, học sinh có thể chọn nghành

nghề tùy theo khả năng hay hoàn cảnh của mình.

1. Các nghành nghề:

Huấn sự CN hay Mục súc: Học sinh có bằng trung học, học 1năm.

Kiểm sự CN, MS: Học sinh có bằng trung học,học 3 năm hay có bằng tú tài II học 1 năm.

Sư phạm NLS 2 năm: Học sinh có bằng Tú tài II học 2 năm.

Sư phạm NLS 4 năm: Học sinh có tú tài II, học 4 năm.

Kỹ sư NLS: Tú tài II, học 4 năm.

2. Các đặc quyền cho học sinh:

• Học sinh NLS và cũng như học sinh kỹ thuật, được miễn 1năm tuổi quân dịch..

• Học sinh NLS cũng đươc quyền dự thi tú tài phổ thông và cóquyền nộp đơn thi tuyển vào các

ngành nghề khác như : bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư, tiến sĩ hay đidu học .v.v

V.. MỤC ĐÍCH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC NLS:

Việt nam có 90% dân số sống về Nông nghiệp, ruộng vườn vớicon trâu và cái cày, kỹ thuật còn lạc

hậu, năng suất thấp, nghèo khổ, tư tưởng phong kiến, bị trịvà thiếu đầu óc cầu tiến. Vì vậy các

trường trung học NLS cấp tốc đào tạo hằng loạt, một sốchuyên viên Nông nghiập, đủ các nghành

nghề, đủ các cấp để kịp thời phục vụ khắp miền đất nước,không bám về thành phố lớn hay đô thị.

• Để cải tiến kỹ thuật canh tác dành cho nông thôn.

• Huấn luyện thực tập canh tân cho thanh niên nông thôn.

• Cải thiện sinh hoạt dành cho phụ nữ.

• Nghiên cứu các giống mới.

• Cách xữ dụng về phân bón.

• Tập xử dụng cơ giới.

• Phát triển về ngành chăn nuối. và ngư nghiệp.

• Cải thiện về cách trồng và khai thác cây rừng.....

• Mục đích chung là cải thiện đời sống nông thôn để nâng caodân trí, nâng cao năng suất , lợi

tức , thoát cảnh nghèo khó, lạc hậu. .v.v.

VI. PHÁT TRIỂN TRƯỜNG.:

1.Ban giám hiệu:

Hiệu trưởng: Cô Nguyển Thị Diệu Hồng

Giám học: Ông Nguyễn Tám

Tổng giám canh: Ông Lưu Tích Cửu

Trưởng ban tài chánh, Kiêm phát ngân viên: Ông Đặng Hửu Tam

Phụ tá giám học: Ông Phạm tương Phùng

Trưởng trại ban canh nông: Ông Nguyễn Xuân Pha, Hồ Sĩ Lân

Trưởng Trại ban Mục súc: Ông Trần Hửu Phúc, Cô Châu Thị Nga

Nhân viên văn phòng:

Thư ký đánh máy: Cô Nguyễn thị Sáu, Trần thị Lén, Đào thịKim Thanh

Nhân viên : Ông Nguyễn Văn Ẩn

Tài xế: Ông Nguyễn văn Chút

Lao công: Bà Lê Thị Tư

Cai trường: Ông Nguyễn Hải

2. Thành phần ban giãng huấn:

Gồm Giáo sư chuyên nghiệp và phổ thông, thật hùng hậu, tậntâm và có nhiều kinh nghiệm.

a. Giáo sư chuyên nghiệp: Do nha học vụ NLS bổ nhiệm, chánhngạch, gồm các ban như sau:

- Ban canh nông: Gồm có; Nguyễn thị Diệu Hồng, Kỹ sư CN, Vỏthị Tuyết Hạnh, Kỹ sư CN

- Sư phạm NLS Phan văn Biết, Nguyễn xuân Pha, Hồ sĩ Lân,Phạm tương Phùng, Nguyễn An, Lê

văn Lai, Vương thị Huệ, Lương văn Minh, L ê văn Tranh...

- Một số thỉnh giảng : Kỷ sư CN Vũ văn Tiếp, quản đốc Trungtâm Nha Hố, Kỷ sư CN Nguyễn

công Khanh, kỹ sư CN Dương Phú thuộc trung tâm Nha hố

- Ban mục súc: Gồm có: Nguyễn Tám, Kỹ sư MS,

- Sư phạm NLS: Châu thị Nga, Hùynh thiện Chánh, Nguyễn viếtSở, Trần hửu Phúc, Đinh văn

Thái, Trần thị Hồng Loan, Trần thị Huê,

- Ban Kinh tế gia đình: Gồm có: Nguyễn thị Mỹ, Ngô ngọc NgủLong, Lê thị Diệp Lan.

- Ban công thôn: Gồm có: Nguyễn Ngọc Thạnh, Trần Công Bình,Nguyễn văn Hảo

- Ban thủy lâm: Gồm có: Lê hửu MinhToán, Trần Trình, Trầnnhư Duân...

b. Giáo sư phổ thông: Đa số đều thỉnh giãng tại trường Trunghọc phổ thông Duy tân, gồm:

các giáo sư kỳ cựu, có nhiều kinh nghiệm và phong cách đãtận tình đóng góp cho NLS . Gồm có:

Tôn thất Vân, Anh văn,

Nguyễn thị Quỳnh Uyển, Việt văn

Trương tấn Lực, Toán

Phan văn Ngậc, Toán

Phan văn Nhượng, Lý hoá

Đào trường Khánh, Triết

Trần phụng Tường, Triết

Đinh Hoàng Dũng, Lý hoá

Phan Trần Trước, Pháp văn

Nguyễn hửu Tánh, Pháp văn

Nguyễn huệ Khai, Việt văn

Tôn thất Đài, Việt văn

Nguyễn văn Sửu, Sử địa

Phạm minh Tâm, Công dân giáo dục

VI, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN:

Tăng sỉ số học sinh: Năm 1968, bắt đầu khai trường chỉ có100 HS vào 2 lớp 8 , nhưng qua năm

1969 tăng lên 150 với 3 lớp 8 và giữ ở con số này cho mỗinăm kế tiếp.

- Tuyển sinh thêm vào lớp 10, Tuyển sinh từ các tỉnh khác:Để có số học sinh đa dạng, khá hơn.

Cũng để giúp đỡ các HS ở tỉnh khác có cơ hội vào học chuyênmôn và được hưởng qui chế tuổi

quân dịch. Trước khi nghĩ hè , trường đã gởi thơ đến cácTỉnh lân cậ n để thông báo qui chế và thời

gian nộp đơn ...Do đó trường mỗi năm mỗi đông và có nhiềuhọc sinh giỏi.

Tổng số học sinh:

Niên khóa: 1968- 69: 100 HS với 2 lớp 8.

1969- 70: 250 (2 lớp 9 + 3 lớp 8)

1970- 71: 400 (2 lớp 10 +3 lớp 9 + 3lớp 8)

1971- 72 : 550 (2lớp 11 +3 lớp 10+ 3lớp 9 +3lớp 8)

1972-73 ; 700 (2 lớp 12 +3 lớp 11+3 lớp 10 +3ớp 9 +3 lớp8)

Cuối năm 1973 khoá 1 ra trường.

1973-74: 750 (3 lớp 12 +3lớp 11+3 lớp 10 +3 lớp 9 +3 lớp 8)

Cuối năm 1974 khóa 2 ra trường.

1974- 75: 750 (3 lớp 12 +3 lớp 11 +3 lớp 10 +3 lớp 9 +3 lớp8)

TỔNG SỐ : 750 HS gồm 15 lớp.hiện diện và 250 HS đã tốtnghiệp.

Sau 5 năm , trường Trung học NLS đã nghiễm nhiên trở thành mộtTrường đệ nhị cấp

Nguyễn Thị Diệu Hồng

 

Tin mới

Các tin khác

Lượt xem: 5839