Sưu Tầm

Tâm chay

Chuyên mục: Sưu Tầm
Được đăng: Thứ hai, 07 Tháng 5 2012
Viết bởi Bùi Kim Sơn

Họ là hai anh em, tuổi đã cao, trên dưới tuổi về hưu. Người anh sống ở Sài Gòn còn ngườiem sống ở một thành phố lớn miền Trung. Do tuổi tác cũng kề nhau, cùng trong một thế hệ, nên hai anh em rất đồng cảm và thường

Xem thêm: Tâm chay

Phiên tòa của trái tim

Chuyên mục: Sưu Tầm
Được đăng: Thứ ba, 20 Tháng 3 2012
Viết bởi Super User

(Đây là1 câu chuyện có thật tại Indonesia)
Trong phòng xử án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói.
Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.

Thẩm phán thở dài và nói: ”Xin lỗi, thưa bà...” Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ: “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 nămrưỡi.”

Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thếrồi ông thẩm phán lại nói tiếp:
“Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả nhữngcông dân nào có mặt trong phiên toàn này 50.000 Rupiah vì sống trong một thànhphố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói vàbệnh tật.” Nói xong, ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký: “Cô hãy đưamũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo.”

Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trảgiúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõbúa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.
Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tấtcả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vịthẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Cách chia hai đồng bạc

Chuyên mục: Sưu Tầm
Được đăng: Thứ năm, 01 Tháng 3 2012
Viết bởi Super User

( Chuyện về cựu Tổng Thống Brazil )

Chú bé Lula, sinhra vào tháng 10 năm 1945, tại một gia đình nông dân ở Ba-Tây ( Brazil) Vì nhànghèo ,nên từ lúc mới 4 tuổi ,thằng nhỏ đã phải đi bán đâu-phụng ngoài đường,nhưng vẫn quần áo tả tơi ,và thiếu ăn . Sau khi được lên tiểu học ,lúc đó đãdọn lên thủ đô Rio de Janeiro,sau buổi học chú bé thường hay cùng với 2 ngườibạn cùng lứa đi đánh giầy ở đâu đường ,hôm nào không có khách ,thì coi như lànhịn đói.
Năm 12 tuổi ,vào 1 buổi xếchiều ,có 1 người khách ,là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần đến chiếu cố,3đứa trẻ chạy lại chào hàng.Ông chủ tiệm nhin vào 3 cặp mắt van xin khẩn khoảnđó ,không biết quyết định chọn đứa nào.Cuối cùng ông ta nói : Đứa nào cần tiềnnhất ,thì tôi cho nó đánh giầy ,và sẽ trả công 2 đồng „
Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20xu ,2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn .3 cặp mắt đều sáng lên.

Một đứa nhỏ nói : từ sáng đếngiờ cháu chưa được ăn gì cả ,nếu không kiếm được tiền hôm nay ,cháu sẽ chết đói!“
Đứa khác nói: „ Nhà cháu đãhết thức ăn từ 3 ngày nay ,mẹ cháu lại đang bệnh,cháu phải mua thức ăn cho cảnhà tối nay ,nếu không thì lại bị ăn đòn…“ .
Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạctrong tay ông chủ-tiệm ,nghĩ ngợi 1 lúc ,rồi nói : “Nếu cháu được ông cho kiếm 2 đồng này ,thìcháu sẽ chia cho 2 đưá đó mỗi đứa 1 đồng !!”
Câu nói của Lula làm Ông chủ Tiệm và 2 đứa nhỏ kiarất là ngạc nhiên.
Cậu giải thích thêm: “Tụi nó là bạn thân nhất củacháu,đã nhịn đói hết 1 ngày rồi ,còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậuphụng,nên có sức đánh giầy hơn chúng nó,Ông cứ để cháu đánh đi ,chắc chắn Ôngsẽ hài lòng”
Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ,Ông chủ tiệmđã trả cho hắn 2 đồng bạc ,sau khi được hắn đánh óng đôi giầy.Và thằng nhỏ Lulagiữ đúng lời ,đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.

Vài ngày sau,Ông chủ Tiệm đã tìm đến thằngnhỏ Lula, nhận chú bé cứ sau buổi tan học là đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm củaông ta ,và bao cả bữa cơm tối .
Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp ,nhưng sovới đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.
Thằng bé hiểu rằng :Chính vì mình đã đưa tay giúpđỡ những người khốn đốn ,nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời.
Từ đó ,miễn là có khả năng,chú bé Lula không ngầnngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình.
Sau ,Lula nghỉ học đi làm thợ trong 1 nhà máy,đểbênh vực cho quyền lợi của những người thợ ,cậu ta tham gia vào công-đoàn ,năm45 tuổi ,Lula lập ra đảng Lao-Công.
Năm 2002 ,trong cuộc ứngcử tổng-thống ,khẩu hiệucủa Lula là : Ba bữa cơm no cho tất cả những người trong quốc gia này .Và đắc cửlàm Tổng Thống xứ Brazil.Năm 2006 đắc cử nhiệm kỳ 2 ,cho 4 năm tới.
Trong 8 năm tại chức,Ông ta đã thực hiện đúng lờimình đã hứa :
-93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được noấm.Thực hành đúng tâm niệm : giúp đời !!
Và nước Ba-tây dưới sự lãnh đạo của Ông đã khôngcòn là "con khủng long nhai cỏ" mà đã trở nên "Con mãnh sư MỹChâu". Và xây nênnền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.

Luiz Inácio Lula da Silva :đó là tên của vị tổngthống vừa giải nhiệm vào 31.12.2010 này .
(SƯU TẦM)


 

Tây Ninh quê mình đẹp lắm

Chuyên mục: Sưu Tầm
Được đăng: Thứ hai, 30 Tháng 1 2012
Viết bởi Lê Bình

Lê Bình

Nước Việt Nam có “truyền thống” ăn bánhtráng. Nhiều em bé không biết bánh tráng là gì. Thiệt ra thì nó đơn giản lắm,lấy gạo xay ra thành bột, dùng bột đó tráng trên một “cái khuôn” là tấm vảiquấn tròn trên miệng nồi nuớc đang sôi, khi bột chín thành bánh và mang ra nắngphơi khô…that’s it, đó là bánh tráng.

Nói thì dễ như vậy, kể cả người lớn nếuchưa bao giờ nhìn cách làm khó có thể tưởng tượng được cách làm bánh của ngườinông dân ở thôn làng Việt Nam.Qua Mỹ, khi nghe “la-dô” quảng cáo một loại bánh …(có cách làm giống bánhtráng) ướt tráng hơi, nhiều bà nhiều chị…ngạc nhiên vì…bánh tráng, hay bánh ướtnếu không tráng bằng hơi …nước không lẽ tráng…nhựa đường? Thì ra, ở Mỹ cái gìcũng văn minh, tiên nghi …cho nên có loại bột pha sẵn mang về nhà quậy nướctráng chảo…như “tráng” bánh xèo…thành bánh ướt, bánh cuốn,…cho nên người ta mớicó cái quảng cáo “dị hợm” là bánh ướt tráng hơi. Ở Việt Nam làm gì có cái “bánhtráng ăn liền” như vậy chớ.Má Năm “Trảng Bàng” nói một hơi dài…làm con cháu háhốc miệng ra nghe quên nhai, quên nuốt. Bà kể về bánh tráng, và cảnh đẹp nhàquê cho lủ nhỏ nó nghe.

“Làm cái gì mà dòm tao như thể là làngười cung trăng vậy bay?”

“Ăn đi các con. Ăn rồi má Năm kể chiệncho nghe”

Bà đề cập đến cái bánh tráng…rồi bà kết“lựn”

“Bánh tráng ở đâu tao không biết, nhưngngon nhứt, công phu nhứt hết thảy chỉ có bánh tráng phơi sương.”

Bà nói có cái lý của bà. Nếu nói vềbánh…thì Việt Nam có nhiều loại bánh: Bánh in, bánh ướt, bánh cuốn, bành tầmbì, bánh bột lọc, bánh canh, bánh nổ, bánh thuẩn, bánh lá, bánh đậu xanh, bánhtét, bánh chưng, bánh giò…bánh…biết cơ man nào mà kể; chỉ có bánh tráng là đềutrân, nơi nào cũng có, và cũng biết cách làm; tuy nhiên, mỗi miền mỗi khác.

Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nói đến"bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc" ai cũng biết, đó là “đặcsản” của miệt Giồng Trôm, Bến Tre. Đức Hoà được coi là cái nôi bánh tráng củatỉnh Long An, ở Ninh Thuận có một làng chuyên làm ra một loại bánh tráng nổitiếng thơm ngon, đó là làng An Thạnh, xã An Hải, vùng Hòa Đa Phú Yên chế biếnmón thịt heo luộc dùng bánh tráng cuốn với rau sống, Bánh tráng Đại Lộc QuảngNam cũng nổi tiếng khắp miền…v.v.

Nói thì nói như vậy, cách làm giống nhau,bột gạo tráng trên miếng vải trên nồi nước đang sôi, dùng hơi mà tráng bánh sauđó đem phơi nắng để dành. Chỉ có Trảng Bàng tráng cái bánh mới là kỳ công đặcbiệt.

Nếu bắt xe đò tại Sài Gòn, những chuyếnxe mà bên hông xe có những tên Trảng Bàng, Gò Dầu, Tây Ninh… hành khách sẽ điđến nơi đó: Quê hương của món Bánh Canh Trảng Bàng, Báng Tráng Phơi Sương. Đâylà một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Tây Ninh-Một tỉnh miền Đông Nam Kỷ. Tây Ninh ởcuối đường quốc lộ I nằm bên bờ Đông của giòng Vàm Cỏ nước xanh leo lẻo; nhưng,Tây Ninh “nắng cháy da người” và đất rẩy, đất trảng – có những địa danh nhưTrảng Bàng, Trảng Lớn, Trảng Sụp.

Xe qua khỏi Bà Điểm, An Sương, QuangTrung, Hóc Môn,  Suối Cụt, Suối Sâu…đến ngả ba vựa heo là đến thị trấnTrảng Bàng. Có cái tên Trảng Bàng, người cố cựu ở đây kể lại, vì nơi đây làcánh đồng mọc nhiều bàng, một loại thân thảo, họ nhà cói, năng, lát...vật liệudùng làm bao cà ròn, đệm, nóp. Bây giờ có lẽ, nơi ấy, đã không còn nhiều bàng?

Cửa ngõ vào tỉnh Tây Ninh bắt đầu từTrảng Bàng, cách Sài Gòn 50 cây số. Trảng Bàng, vùng quê hương nổi tiếng vớimón bánh canh và bánh tráng phơi sương nổi tiếng khắp đất nước-Bánh Canh TrảngBàng. Chỉ có đến đó mới thưởng thức hết hương vị của món bánh tráng mà không ởnơi nào có thể làm ngon hơn được. Có thể bạn đã đi du lịch nhiều, ăn đủ sơn hàohải vị, “ăn cơm tàu ở nhà tây lấy gái Nhựt”. Bạn đứng chiêm ngưỡng cái thápEiffel, ăn món beefsteak, uống rượu Bordeaux, ngắm dòng Potomac, nhìn tháp Bútchì, tượng Nữ Thần Tự Do, thưởng thức món New York Steak…hay bất kỳ món nàokhác: Vịt Tứ Xuyên, hùng chuởng, yến sào… xin đến Trảng Bàng một lần để kiểmchứng.

Đầu tiên phải nói đến cái nét đặc thù làmnên bánh tráng Trảng Bàng-Bánh Canh Trảng Bàng. Món bánh canh là do rau ở đâycó hương vị đặc biệt...và cái bánh tráng hai lớp đã nướng được phơi sương mềmvà dẻo, gạo làm nên bánh cũng chỉ có ở Trảng Bàng. Rau dùng để ăn với bánh canhngoài các loại như đọt đinh lăng, lá trâm, đọt ổi, lá xoài, lá bứa, rau lụa,giá, hẹ, giấp cá, rau thơm, húng, quế, tía tô…cần phải có 2 loại rau “đặc sản”của Trảng Bàng là (Tai) Vị và Cần Nước…thiếu hai vị này thì bánh tráng hay bánhcanh…chỉ còn xác nhưng mất cái hồn, cũng giống như ăn chả cá Thăng Long khôngcó thì là, ăn hủ tíu Mỹ Tho quên rau cần và miếng thịt heo quay, ăn bê thuichấm tương…tàu vị yểu…v.v.

Bánh Canh Trảng Bàng: Một tô bánh canhnhiều hành lá, rắc nhiều tiêu có thêm một cái móng heo…bên cạnh đó một dĩa rausống, một dĩa thịt heo luộc, một chén nước mắm pha sẵn với đồ chua của cải, càrốt, và không thể thiếu bánh tráng nướng phơi sương. Cái độc đáo là chỗ đó; cứnhìn tô canh chứa những cọng bánh trắng ngần, trắng nõn nà như làn da con gáiđương thì lấp ló ẩn hiện dưới lớp hành lá xắt hoa xanh biêng biếc, hạt tiêu rảilao xao trên mặt bánh và tất cả nằm bên cạnh dĩa rau mượt mà và bánh tráng phơisương có màu trắng ngà nõn nà là ta có thể thấy cả cuộc sống tràn đầy trong đó.

Như đã nói, bánh tráng nướng phơi sươngmới là một kỳ công. Loại bánh tráng này rất đặc biệt khi tráng có hai mặt, hailớp. Bánh phải được nướng lên không cháy, không trở màu mà vẫn giữ được màutrắng trinh nguyên. Bánh làm chín rồi phải đem phơi sương một đêm mới dùngđược. Sau khi phơi sương bánh trở nên dẽo nhưng không mất độ dòn cần thiết củacái bánh tráng. Cái khéo là chỗ đó. Mà cũng khó tìm ở nơi nào khác loại bánhvới các giai đoạn đặc biệt nầy. Bánh tráng phơi sương là thứ bánh tráng độcđáo, được chế biến công phu. Người Trảng Bàng cho biết bánh phải được làm bằnggạo “Nàng Miên” của Tây Ninh, thêm chút muối để khi ăn có vị đậm hơn, và trángbánh dày hơn các loại bánh tráng khác.

Tiếp tục đi về Tây Ninh, qua khỏi TrảngBàng khoảng 10 cây số đến Gò Dầu, trước khi vào Gò Dầu đi qua cây cầu, (cây cầuđã được xây mới rộng hơn và bề thế hơn.) Đến ngả 3 rẻ về bên trái đi Mộc Bàiqua Miên. Ở tại biên giới có siêu thị miễn thuế. Tại đây có thể mua những mónmà ở những siêu thị lớn ở Sài Gòn không thể nào có được. Đồ của Mỹ và giá cũngcủa Mỹ. Mộc Bài là nơi làm ăn của mọi tầng lớp; có những dịch vụ rất “độc” nhưcho mướn thẻ Chứng Minh Nhân Dân (ID Card) nhẹ nhàng và có tiền, hoặc chuyênchở hàng qua biên giới..v.v. Ngoài ra Gò Dầu còn nổi tiếng với muối ớt (khi nàocó dịp kể sau).

Chạy thêm 40 cây số theo quốc lộ đã đếntrung tâm thị xã Tây Ninh. Tây Ninh bây giờ khác xưa, nhiều nhà mới xây cất,thị xã dường như đổi mới, nhưng con người Tây Ninh vẫn hồn hậu như xưa. Conđường Gia Long dẫn đến cầu Quan thay ngôi đổi chủ, chỉ còn cây cầu Quan là cũthôi (1924), hai bên thành cầu vẫn còn 3 vòng bán nguyệt, nước sông đục hơnxưa, bên kia cầu vẫn là những ngôi nhà cũ kỷ, mái lợp âm dương đang chen lấnvới sự đổi thay, cố giấu tiếng thở dài.

Long Hoa như xưa, Tòa Thánh Tây Ninh đónnhiều du khách. Cửa Chánh Môn vẫn sừng sững thi gan cùng tuế nguyệt.

Từ thị xã Tây Ninh khoảng 8-9 cây số là đến núi Bà Đen, có độ cao 986m, được xem là nơi cao nhất của Nam Kỳ.Núi Bà Đen là điểm kết thúc của dãy Trường Sơn, như con rồng uốn khúc che chởViệt Nam, đến Tây Ninh là phần đuôi rồng, và ẩn hiện Thất Sơn là những phầncuối cùng của long mạch Việt Nam, sanh chín cửa Cửu Long.

Núi Bà Đen với chùa chiền linh thiêng.Núi Bà Đen không còn “kín cổng cao tường” như xưa, nay đã thành trung tâm thuhút khách phương xa hàng năm đón hàng triệu du khách. Có dây cáp treo đưa dukhách lên đỉnh, viếng chủa, hành hương, đi bằng cáp treo lên Điện Bà chỉ 15phút. Khi xuống có thể đi bằng máng trượt. Cũng có thể dùng đường bộ lên núikhoảng 3,4 tiếng đồng hồ. Khi cáp treo đi lên núi du khách có thể nhìn ở bêntay phải xa xa phía chân trời là hồ Dầu Tiếng. Là một hồ nhân tạo cách thị xãTây Ninh 25 cây số về hướng đông, với diện tích mặt nước là 270 cây số vuông,và 45.6 cây số vuông đất nửa ngập nước, dung tích chứa 1.58 tỷ mét khối nước.Hồ có 2 kinh chính là Kinh Đông và Kinh Tây để tưới cho các cánh đồng mía, mìvà lúa cho Tây Ninh. Ngoài ra còn cung cấp nước cho Củ Chi và Sài Gòn.

Núi Bà Đen còn 2 món ăn đặc biệt mà ítngười biết là ốc núi và thằn lằn. Món ốc thì có hương vị đặc biệt thơm thơm.Nhưng món thằn lằn núi …thì …món này phái nữ không dám ăn. Nói về hình dáng,Thằn Lằn núi giống con thằn lằn ở nhà, nhưng bự hơn rất nhiều, gấp 2, gấp 3.Thằn lằn núi chiên, ăn với muối tiêu chanh. Gần đây vì bắt quá nhiều nên bịcấm. Muốn bắt thằn lằn thì phải câu mới được.

Sự Tích Núi Bà Đen: Nổi tiếng phong cảnh hữu tình và nhiềuhuyền thoại tại Tây Ninh. Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam Phần,nằm cách thị xã Tây Ninh 8-9 km về phía Tây Bắc.

Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núitạo thành: Núi Heo, Núi Phụng, Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao nhất. Chùa Điện Bà cóchùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăngni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ phượng như động Thanh Long, động Ông Hổ, độngBa Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút kháchthập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy ngatráng lệ. Trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây còngắn liền với câu chuyện truyền kỳ, nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).

Tương truyền rằng vào khoảng nửa cuối thếkỷ 18, những cuộc tranh giành giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, dân lâm vào cảnhkhốn khổ lầm than. Nguyễn Huệ dẹp thù trong giặc ngoài. Bấy giờ có người thanhniên tên Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (Trảng Bàng ngày nay) tài cao, chí lớn,vì nước vì nhà nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường phòNguyễn Huệ giữ nước. Lý Thị Thiên Hương là cô gái xinh đẹp và có đức hạnh(Người ta nói gái Trảng Bàng đẹp nhất Tây Ninh). Người yêu lên đường vì nghĩalớn, cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chungthủy với người yêu. Một hôm, cô bị cưỡng bức, vì giữ tiết hạnh nên cô lên núigieo mình xuống núi quyên sinh. Sau đó ít lâu, Thiên Hương về báo mộng cho sưtrụ trì biết nơi thân thể cô đang bị nắng, gió, sương bào mòn đen cháy nhưngkhông hủy nát. Thi thể cô được đem về mai táng, phụng thờ. Tin này lan rộng ra,và từng đoàn người về tụ họp trên núi để lễ bái và cầu nguyện vì sự linh thiêngcủa người con gái tiết hạnh, xin cô phù hộ độ trì. Nhà chùa đã cho lập đền thờriêng để người ta cúng bái. Việc hành hương về chùa vào mùa xuân đã trở thànhtập tục quen thuộc từ đây.

Tây Ninh quê mình đẹp lắm, có những aichưa đến Tây Ninh, có dịp ghé qua 1 lần cho biết. Đến Trảng Bàng ăn tô bánh canh,dùng thử bánh tráng phơi sương, ăn trái mít ở Mít Một, thăm Tòa Thánh, đi quaCầu Quan, đến Điện Bà… để thấy nơi quê hương đó còn những điếu đáng nhớ.

Lê Bình (Nguồn:web calitoday)

 

Du xuân ở núi Điện Bà Tây Ninh

Chuyên mục: Sưu Tầm
Được đăng: Thứ năm, 19 Tháng 1 2012
Viết bởi Ngọc Huệ

Du xuân ở núi điện Bà Tây Ninh

Ngọc Huệ k3

Trải rộng trên diện tích hơn 24 km2 quần thể di tích lịch sử văn hóa vàdanh thắng núi Bà Ðen Tây Ninh hàng năm thu hút khoảng 20 ngàn khách quốc tế và02 triệu khách nội địa. Ðây là một trong những thắng cảnh rất đông khách thamquan trẩy hội đầu xuân của vùng Ðông Nam Bộ, nhất là ngày mồng một tết nguyêntiêu và ngày rằm, 18, 19 tháng giêng (Âm Lịch).

Danh thắng núi Bà Đen
    Núi Bà Đen cao nhất Nambộ, nổi bật hẳn trên vùng đồng bằng mênh mông, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh100km. Hệ sinh thái trên núi khá phong phú, nhiều loại gỗ thuộc hàng danh mộc,nhiều loài cây cỏ, rau, thuốc quý, cùng các loài động vật đặc sản. Trên núi cónhiều hang động, kỳ thú nhất là hang gió có một không hai, nhìn bên ngoài khôngcó gì đặc sắc, nhưng khi ngồi kề trên miệng hang nhìn xuống đáy sâu hun hút,điều lạ là không biết gió đến từ đâu mà cứ thổi phả vào người mát lạnh. Cáchchùa Hang khoảng 100m, Động Ba Cô là nơi mà ngày xưa có ba chị em người từ quêBến Tre đến Núi Bà tìm nơi thanh tịnh để tu hành. Dấu tích còn lại là tên gọiQuan Âm Tự. Hàng năm, vào dịp tết, ngày Rằm hay lễ vía, du khách và phật tử ởMiền Tây, nhất là người cùng quê Bến Tre đến viếng thăm, hương khói, mặc dù bànthờ nơi đây chỉ là một hòn đá nhỏ nằm cạnh gốc cổ thụ.
          Trên đỉnh núi thỉnh thoảng có những dòng suối nhỏ nướcchảy liên tục, không kể là mùa mưa hay nắng. Rất nhiều người lấy làm lạ là trênnúi cao nhưng không khan hiếm nước, còn ở chân núi đào giếng thì không có nước.Nước trên đỉnh hào phóng khi xối xả theo triền núi dốc đứng, khi thì chảy lừ đừlen lỏi qua những khe hẹp, đưa nước xuống vùng thấp hơn. Chùa Thượng thờ Bà Đen(Linh Sơn Thánh Mẫu), được xây dựng dựa theo địa thế tự nhiên của núi, đây làmột động to với vòm mái nhô ra, cao và rộng khoảng 6m. Hiện nay, vách đá đượcxây gạch ốp lát, giữa động được chống đỡ bởi cây cột gạch, từ đây xây nối thêmđể tạo thành chánh điện sâu 8m làm nơi thờ phượng và có chỗ cho người đến chiêmbái, dâng lễ.

 

          Hơn 300 năm về trước, nơi đây là vùng núi hoang sơ, cộng đồng người Việt đến sinh sống, các tăng ni phật tử cũng đến lập miếu, dựng chùa thờ Phật. Theo thời giancác hang động, các chùa trong khu vực núi Bà Ðen được trùng tu khang trang nhưhiện nay, nhất là giai đoạn 1993 – 1997. Hàng năm, vào tháng giêng khách thậpphương đổ về núi viếng bà, cầu tài, xin lộc rất đông vui. Để tạo thuận lợi chokhách vãn cảnh, viếng chùa, Ni trưởng cho lát đá thành hàng ngàn bậc cấp từchân núi đến Chùa Bà. Cùng tạo sự thanh thản cho tâm hồn, giúp thanh thoát tâm linh, tượng Phật nhập niết bàn (Phật nằm) mang một màu trắng tinh khiết được xây dựng hoành tráng trên sườn núi phía sau Chùa Bà.
           Ngọn núi này thu hút khách thập phương bởi nét đẹp hùng vĩ, đặc sắc càng khámphá càng thấy đam mê. Sườn núi phía Tây dốc dựng đứng chôm chổm nào đá là đá,nhìn từ phía này thấy núi Bà thật khô khan, thiếu chất sống. Ngược lại, sườnnúi phía Đông cây cối mọc tốt tươi tạo nên vẻ thâm u cùng cốc, dọc theo triềnnúi có nhiều hang động,nhìn ra xa xa là cánh đồng trù phú. Vào những buổi chiềutà, sương mờ lảng đảng, hoàng hôn dần buông xuống, không gian đi vào tối, ai cóở lại chốn rừng thiêng này vào đêm mới thấm thía cái lạnh gậm nhấm đến tê buốtngười, hơi lạnh tỏa ra từ núi đá. Thấp thoáng ẩn mình trong những tàng cây điểmxuyết những mái chùa cong cong màu ngói đỏ.

Đi lên núi Bà Đen
          Đibộ, nếu có thời gian nhàn du, người ta thường chọn lên núi lúc trời chiều sẽ ítmệt hơn, đừng lo trời tối vì có đèn điện sáng trưng dọc theo lối đi. Đây làcách các bạn trẻ hay chọn để thử sức mình, tuy vui nhưng rất mệt. Tuy thế, cáchđi này không phải chỉ dành riêng cho người trẻ, mà trên đường đi bắt gặp rấtnhiều cụ già, lần từng bước chân của chính mình, chứng tỏ lòng thành kính khiđến chốn thờ tự linh thiêng, vì các cụ nghĩ rằng chỉ có Phật, Trời mới biếtđược tận trong sâu thẳm chốn vô hình, con người liên kết với Thượng Đế với ướcmong “Cầu được, ước thấy”. Những ai không thích đi bộ có thể dùng Cáp treo –Máng trượt. Từ năm 1998, phương tiện hiện đại giúp du khách lên viếng chùa Bàvừa nhanh, vừa khỏe là hệ thống cáp treo đầu tiên ở Việt Nam đã được Công ty dulịch Tây Ninh đưa vào hoạt động, với đoạn đường dài 1.225m, độ cao khoảng 600mtrong thời gian 18 phút/lượt. Công trình đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Việt Nam vào năm 2006.

          Năm 2002, hệ thống máng trượt được đưa vào phục vụ du khách. Có nhiều người máchnhỏ rằng: Nên chọn cáp treo để đi lên, chọn máng trượt để đi xuống sự thú vị sẽđược nhân lên nhiều lần. Hai hệ thống này tạo nên những kỷ niệm ấn tượng mớilạ, ghi dấu lần đi thăm núi Bà Đen – Tây Ninh, tất cả đã làm cho bộ mặt khu dulịch này ngày càng mới và khởi sắc. Đến với Núi Bà Đen Tây Ninh, du khách sẽđược đắm mình trong cảnh quan thiên nhiên, nên thơ, môi trường trong sạch. Vừachiêm ngưỡng công trình tạo tác hùng vĩ của tạo hóa và những công trình kiếntạo bởi bàn tay và khối óc của con người. 
Hệ thống chùa chiền làm hồn người lặng thinh gửi vào cõi thinh không, liêntưởng vào quá khứ huyền thoại về vị thánh nữ Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen), làmLễ hội Xuân núi Bà Ðen như là nơi trở về với cội nguồn dân tộc, là một trongnhững nét đặc trưng của văn hóa dân gian Nam Bộ, tạo nên ấn tượng đẹp khó quêntrong lòng du khách.

Những đặc sản nổi tiếng của Tây Ninh:
-    Bánh tráng phơi sương: Tây Ninh nổi tiếng với thương hiệubánh tráng Trảng Bàng với thành phần chính là khoai mì. Món ăn này còn nổitiếng với vô số các loại rau dại mà chỉ ở Tây Ninh mới có. Chính các loại raudại này đã góp phần tạo nên sự tinh túy và hấp dẫn của món ăn.
-    Muối tôm: với thành phần chính là: tôm, muối, ớt bột vàkinh nghiệm được truyền từ nhiều đời, muối tôm Tây Ninh có mùi thơm tự nhiênvà vị mặn đặc trưng. 
-    Mãng cầu BàĐen

TRIỆU NGỌC HẠ

 

Du lịch Tây Ninh Xuân Nhâm Thìn 2012

Chuyên mục: Sưu Tầm
Được đăng: Thứ ba, 10 Tháng 1 2012
Viết bởi Super User

Du lịch Tây Ninh Xuân Nhâm Thìn 2012

Đi đến Tây Ninh

Nếu chọn phương tiện di chuyển là xe gắn máy đến Tây Ninh các bạn có thể đi theo hướng Cộng Hòa-An Sương ( nếu đi từ trung tâm thành phố)  đi thẳng theo quốc lộ 22 đến  Gò Dầu gặp 2 hướng rẻ: Quốc lộ 22A và quốc lộ 22B. Nếu theo hướngrẻ từ quốc lộ 22A bạn sẽ đến với siêu thị miễn thuế và cửa khẩu Mộc Bài.

Nếu chọn phương tiện công cộng di chuyển bạn có thể đón xe buýt tại chợ bến Thành (35.000đ/lượt) , bắt tuyến xe số 703 Bến Thành Mộc Bài. Tại Mộc Bài bạn bắttiếp chuyến xe buýt Phương Trang Mộc Bài – Tây Ninh đến bến xe Thị xãTây Ninh (giá xe chỉ 10.000 đ). Bạn cũng có thể bắt xe buýt nhiều chuyến xe buýt để đến với Tây Ninh. Đây cũng là một trải nghiệm rất thú vị.

 

Bạn cũng có thể bắt xe buýt số 13 Bến Thành – Bến Xe Củ Chi (5.000đ/lượt). Kế tiếp bạn bắt chuyến xe  Củ Chi- Gò Dầu 701 (10.000đ/lượt). Đến Bến xe Gò Dầu bạncó thể bắt tiếp chuyến xe Gò Dầu Tây Ninh của công ty Đồng Phước (10.000đ/lượt) đến bến xe Thị Xã Tây Ninh.

Bạn cũng có thể bắt chuyến xe khách tốc hành đi Tây Ninh tại bến xe An Sương . Mình khuyên các bạn nên đi xe khách chất lượng cao Đồng Phước (50.000đ). Các bạn nên vào bến mua vé

Đi đến núi Bà Đen

Phương tiện là xe máy

Các bạn đến Thị Xã Tây Ninh theo đường 30/4 để đến với núiBà Đen Tây Ninh. Nằm cách Thị xã Tây Ninh 11km. Nếu các bạn di chuyển bằngxe máy thì tiền gửi xe là 5.000-10.000/ xe. Nón bảo hiểm các bạn phải trả thêm tiền gửi 2000đ/nón

Phương tiện công cộng

Bạn có thể chọn cách là bắt xe buýt Núi Bà- Bến xe Tây Ninh (giá vé khoảng 10.000 đồng)

Bạn cũng có thể đi taxi vớicác hãng như Mai Linh, Ngọc Việt (nếu đi nhóm khoảng 4-7 người bạn nên chọn phương tiện này)

Ăn uống

Bạn có thể ăn uống tại cácquán ăn nổi tiếng, giá cả hợp lý tại thị xã Tây Ninh như (phở Nam Thành- ngãba Mít Một đường 30/4 thị xã Tây Ninh, hay phố ăn uống nằm ngay khu vực đường Gia Long, Huỳnh Văn Lại,Nguyễn Trải…- thị xã Tây Ninh)

Nếu bạn đi đến Tòa Thánh Tây Ninh thì các bạn có thể ăn uống tại khu vực chợ Đất Thánh phường 3, Thị xã Tây Ninh hay chợ Long Hoa rất có nhiều hàng quán chay,mặn đủ cả,cà phê,nước giải khát giá bình dân,nếu trên đường Núi về Tòa Thánh có thể ghé các quán dọc hai bên đường cửa Hòa Viện…

Lưu trú

Nếu các bạn đi núi Bà Đencác bạn có thể nghỉ đêm tại chùa Bà.

Tây Ninh cũng có các kháchsạn nhà nghỉ bình dân giá cả phải chăng tầm 80-100.000 đồng một đêm.Các khách sạn dọc theo đại lộ 30/4 thì giá từ 200.000 đ trở lên.Nếu đi riêng lẻ thì cóthể hỏi taxi,xe ôm,quán ăn…đều biết cả các dịch vụ ăn,nghỉ…

(Nguồn: tổng hợp web)

 

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com