Truyện ngắn, bút ký, hồi ký

Chuyến đi xuyên biên giới - Kỳ 4

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ bảy, 21 Tháng 5 2011
Viết bởi Nguyễn Quốc Nam

Ở CHAMPASAK – PAKSE.

 

           Ở Paksong hai đêm chúng tôi cùng nhà thơ Triệu Từ Truyền trở lại Champasak- Pakse để có dịp đi dạo một vòng tìm hiểu tỉnh và thành phố nầy. Dòng sông Mnullekong rộng uốn quanh bao bọc ôm lấy thành phố . Chúng tôi đến văn phòng công ty của Thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư trồng cao su ở Lào,

Xem thêm: Chuyến đi xuyên biên giới - Kỳ 4

Chuyến đi xuyên biên giới - Kỳ 3

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ hai, 16 Tháng 5 2011
Viết bởi Nguyễn Quốc Nam

                           

Ở PAKSONG  CAO NGUYÊN HẠ LÀO

Khí hậu ở Paksong giống như Đà Lạt ở Việt Nam, phát âm đúng tiếng của người bản xứ là Pak xòn. Đêm ở Pak Xòn quá lạnh, ông bạn của chúng tôi mang chăn, áo ấm cho mỗi người một cái, căn nhà nhìn bề ngoại thấp nhưng vào bên trong thì cao ráo rộng thênh thang, kiến trúc kiểu Pháp, có nhiều phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn. Có lẽ nơi đây ngày xưa là nơi nghỉ dưỡng của các quan chức lớn hay các nhà tư bản. Nay là văn phòng làm việc của một công ty

Xem thêm: Chuyến đi xuyên biên giới - Kỳ 3

Chuyến đi xuyên biên giới - Kỳ 2

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ tư, 11 Tháng 5 2011
Viết bởi Nguyễn Quốc Nam


Nhà sàn ở Lào

( Tiếp theo )  KÌ 2

Chúng tôi đến một làng nhỏ dọc bên đường thì anh bạn đề nghị dừng xe để vào một tiệm tạp hóa mua sim điện thoại của Lào để tiện liên lạc. Tôi và Quang Lộc nhìn một đám đông đang tụ nhau ở một mảnh đất trống cặp đường nhựa, thì ra có một đoàn hát lưu động đang chuẩn bị dựng rạp để trình diễn đêm nay.


Họ đang rinh những thùng loa to nhạt màu trên xe tải để đưa vào nơi sân khấu lộ thiên, nhiều đồ đạc dây điện lỉnh kỉnh và cả máy phát điện. Trai gái và trẻ em đi lại và bu kín nơi nầy. Trời đã xế chiều những trẻ em trai gái ăn mặc xốc xếch, có đứa ở trần nô nức tung tăng chân đất, khuôn mặt hớn hở chuẩn bị đón nhận một buổi trình diễn và vui chơi ngoài trời. Chắc là đoàn hát phục vụ nên chẳng thấy ai bán vé. Tôi và Lộc nhìn những bé trai ,bé gái hớn hở với nụ cười tươi thắm và hồn nhiên trên môi làm chúng tôi nhớ lại tuổi thơ của mình cũng như thế khi được đi xem chớp bóng thí ( chiếu phim xem miễm phí) ngoài trời ngày xưa…Ôi tuổi thơ nơi đâu cũng dễ thương, hồn nhiên, ngây thơ , bình đẳng, vô tư không vướng bận bởi sự giàu, nghèo, đói khổ và giai cấp. Tôi tự hỏi:-Có phải chăng chính người lớn, những ước lệ xã hội hay những học thuyết là nguyên nhân đào sâu và phân hóa, tạo ra những khoảng cách vô hình nhưng có thật cho trẻ em khi bước dần vào đời sống trưởng thành hay đó là qui luật tự nhiên tiến hóa của xã hội loài người ..!?!

 

Chúng tôi tiếp tục lên đường vì từ biên giới vào đến trung tâm tỉnh Champasak còn khoảng 160 km. Dọc đường chúng tôi nhìn thấy những ngôi nhà sàn, những tấm bảng giới thiệu  khu resort mới xây dựng, những khu du lịch sinh thái và cả những sân golf. Chúng tôi không hiểu giữa những làng quê vắng vẻ, dân cư thưa thớt như thế nầy chủ yếu sống bằng nghề nông thì xây dựng sân golt để phục vụ ai và ai chơi…? Thôi thì đó là tính toán đón đầu và tầm nhìn của những nhà đầu tư hướng tới sự phát triển và kỳ vọng trong tương lai của họ.

Xe đang chạy thì ông bạn tôi dặn khi đến trạm kiểm soát, ông xuống trình giấy tờ và nộp 5000 hay 10000 kip tiền lệ phí đường giống như các trạm thu phí cầu đường ở Việt Nam mình vậy đó. Gần đến trạm thu phí ông bạn tôi ra hiệu cho xe chạy từ từ để trình trạm, nhưng đến nơi tôi chẳng thấy một bóng nào chặn xe hay thu tiền gì cả. Tối đó chúng tôi mới biết sau đại hôi ở Lào, chính phủ đã bãi bỏ việc nầy ở các trạm và nhân dân Lào vô cùng phấn khởi ủng hộ. Chỉ mới đây một tháng khi đi tôi còn đóng nay trở về là đã khác rồi- ông bạn tôi tự tán thán.  Chúng tôi thầm nghĩ phải Việt Nam mình cũng làm được như thế thì dân chúng phấn khởi biết dường nào…  

 

Một Hotel tại Pakse

Trời đã tối chúng tôi phải mở đèn chạy dọc theo những cánh rừng hay sườn núi. Anh bạn tôi bảo đến Pakse mình nghỉ một chút rồi tiếp tục lên đường đến Paksong. Chúng tôi đồng ý như thế vì cũng đã đói rồi cần phải dừng lại một nơi nào đó để ăn.

Đến trung tâm tỉnh Champasak chúng tôi cho xe đổ vào sân của một cửa hàng bán vật tư đã đóng cửa. Nhạc sỹ Quang Lộc đề nghị đến một tiệm ăn nào đó để dùng bữa luôn tiện nhưng ông bạn tôi thì lo gọi điện liên lạc về paksong để lo cơm nước vì anh cho rằng giờ nầy không có tiệm nào mấy ông ăn ngon vừa miệng đâu, thức ăn, hương vị ở đây không hợp với khẩu vị của các bạn ! Sao khi liên lạc có lẽ trục trặc gì đó ông bạn tôi đang trầm ngâm suy tính và quyết định trên đường về Paksong sẽ ghé ăn phở ở một quán quen biết, trong khi Quang Lộc đã đói đến nơi. Tôi trực nhớ khi ở biên giới Cambodia và Lào ngồi uống cà phê quán lều nhỏ bên đường cô gái Cambodia chủ quán biết chút đỉnh tiếng Việt đã goi Quang Lộc là Kòng Lang (Tiếng Cambodia là lái xe hay tài xế) và cho biết các anh đến Lào nên ăn xôi vì xôi ở Lào nếp ngon lắm.

Tôi nhìn thấy bên kia đường có bán đồ ăn nhưng ông bạn cản không nên. Cuối cùng tôi nhìn thấy một cái xửng làm bằng mây tre lá có nắp đậy như ở Việt Nam người ta bán bánh bao vậy. Thì ra đó là bán xôi, tôi và Lộc quyết định mua ăn tạm trước để biết hương vị đặc biệt xôi của Lào rồi sẽ tính sau…

Thật vậy các bạn đến đất nước Lào mà không ăn xôi thì đó là điều thiếu xót lớn. ở Lào ăn xôi cũng như dân mình ăn cơm là chính vậy. Xôi ở đây nếp rất ngon, có hương vị thơm và khi ăn chúng ta sẽ cảm thấy vị ngọt dịu mà không cần phải dùng đến đường ( Đặc biệt dân địa phương chỉ dùng đường thô cà nhuyển màu vàng chứ không dùng đường cát trắng như ở Việt Nam).  Xôi cũng là món ăn mà mỗi ngày người dân nấu mang đến Chùa dâng cúng thức ăn cho các sư sãi hay dâng cúng mỗi buổi sáng cho các nhà sư đi khất thực.

Sau khi ông bạn chúng tôi liên lạc xong cả ba cùng lên xe và hướng về Paksong. Từ Pakse về Paksong còn hơn 50 km, trên đường đi chúng tôi ghé một quán phở của người Việt để thưởng thức phở Việt Nam ở xứ người với chút rượu đặc sản của xứ Lào. Trên đường về Paksong trời se lạnh như Bảo Lộc – Lâm Đồng Đà Lạt, chính nhờ thế mà chai rượu Lào có hương vị nồng đưa cay nhâm nhi đầy thú vị và ấm áp.

Chúng tôi chào chị em cô chủ quán người Quãng Nam Đà nẳng và lên đường về địa điểm nghỉ ngơi biệt lập giữa một cánh đồng rộng và những dãy núi bao quanh ở Paksong . Trời về đêm trên cao nguyên rất lạnh nhiệt độ xuống thấp khoảng 13-15 độ C…

( Còn tiếp... )

NGUYỄN QUỐC NAM

                                                                                          

Chuyến đi xuyên biên giới

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ bảy, 07 Tháng 5 2011
Viết bởi Nguyễn Quốc Nam

 Đây là bài đầu tiên trong loạt bài  ký sự Chuyến đi xuyên biên giới qua các nước dọc theo sông MeKong của Nguyễn Quốc Nam.Qua ký sự chúng ta hiểu thêm về phong cảnh tập quán sinh hoạt... của người dân địa phương nước láng giềngTrangNha xin giới thiệu cùng Quý vị

Xem thêm: Chuyến đi xuyên biên giới

Quê Hương...

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ năm, 05 Tháng 5 2011
Viết bởi Rể NLS

null

             Rể NLS

Quê hương hai tiếng thật gần mà cũng thật xa, thật cụ thể mà cũng thật trừu tượng. Có người nói quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên , có người nói quê hương là những ký ức thời thơ ấu còn đọng lại như chùm khế ngọt, có người nói quê hương là

Xem thêm: Quê Hương...

Chuyện bây giờ mới kể

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Chủ nhật, 24 Tháng 4 2011
Viết bởi Bùi Tho

Chuyện bây giờ mới kể là một loạt truyện ghi lại kỉ niệm xưa của Gia đình Nông Lâm Súc Tây Ninh mà thầy Bùi Tho là người chấp bút .TrangNha đã trích đăng từ những năm qua khi chúng ta còn là Blogs chứ chưa lên Website hoành tráng như bây giờ.Nay Thầy Bùi Tho gửi tiếp bài hồi kí số 6 rất thú vị mà đến bây giờ chúng ta mới biết....Đúng như tiêu đề đã chọn: Chuyện bây giờ mới kể


Bài số 6

Ăn Trộm Xoài

Chuyện kể rằng,những ngày đầu tiên lên đất Long Hoa ,lúc bây giờ mới bắt đầu công việc giảng dạy chưa thân quen  với học trò ,nhóm chúng tôi gồm khóa 1 và 2 Cao đẳng Sư Phạm lên nhận công tác tại Tây Ninh gồm Tho ,Sơn,Nê,Hùng,Sên ,Hiền,Hạnh vì vậy chúng tôi rất gần gủi nhau và cánh đàn ông chúng tôi gồm Nê, Hùng, Sên, Hiền đã thiết kế ngay một cuộc nhậu nhỏ nghèo nàn ở nhà trọ của ai đó :Nê? Hùng,Sên,Hiền? gần chợ Long Hoa gọi là để giết thời gian, gọi là để giải sầu, gọi là để bớt sợ hãi vì vừa chân ướt chân ráo lên đất Long Hoa trận chiến đã  xảy ra gần đó đã ngửi thấy mùi thuốc súng ,thấy người chết rồi, không sợ sao được. Nói là  nhậu nghèo là vì tôi được ông Nê chở tới thì trên bàn tiệc chỉ có một lít đế với một chai xá xị ,hai loại này pha với nhau tên gọi lúc bấy giờ là Whisky Bà Quẹo và mấy gói đậu phộng da cá .Đúng là nhậu nghèo phải không ,nghe nói nội vụ cuộc nhậu hóa đơn ghi tới 15 đồng lận ! Thú thật lúc đó chúng tôi cũng rất nghèo cho nên không ai có ý gọi thêm món gì cho có vẻ ăn nhậu một chút ví dụ như một miếng khô cá đuối, một con mực,hay bét lắm cũng một nhúm xíu quách ? Thôi nghèo mà vui chúng tôi luân chuyển cũng được đôi ly, người đã bừng bừng ,vì trước giờ có uống rượu đâu?
Cuộc chiến đang hồi ác liệt thì hết mồi.
- Ê,chỉ có ông Tho mới giải quyết được vụ này thôi ?
- Gì ?
 Tôi ngạc nhiên hỏi lại câu nói của Sên. Cuối cùng ,anh ta cho tôi biết là chiều hôm đó ghé nhà tôi thấy bên kia  dọc hàng rào của nhà bên cạnh có 2 cây xoài rất nhiều quả  anh ta bảo tôi về đó kiếm vài quả làm mồi nhậu tiếp chứ chẳng lẽ uống rượu khan? Tôi nhớ tôi có từ chối,nhưng vì các bạn cứ nhao nhao …có lẽ vì có chút rượu vào rồi,lại thêm chút thể hiện tính anh hùng  rơm  lúc ây cho nên tôi đồng ý cho Sên chở tôi về…và  tôi nhanh chóng  hai 2 quả xoài ,gọi là chiến lơi phẩm,Tôi không nhớ lúc ấy anh em làm món gì vì tôi với thành thích to lớn như thế được hội đồng rượu thưởng cho một ly cối,không còn nhớ trời trăng gì nữa.
Nói rõ là 2 cây xoài đó là của bà Chín,bên cạnh nhà bà Sáu người Bắc ( mẹ chị Phúc bạn thân với chị Tuyết ,chị của Quốc Nam) lúc bây giờ vì mới đến nên chưa hề quen biết.
Nghĩ lại,cái chuyện Ăn Trộm Xoài thật sự sau đó tôi rất lo lắng,kể cả rất sợ nữa ..nhớ lại cái cảnh đêm hôm đường đường chính chính là một ông thầy giáo trẻ dám lén lút leo lên cây xoài nhà người ta  để ăn trộm..Chà may mắn quá,không bị phát hiện,Nếu bị phát hiện người ta sẽ la ỏm tỏi lên ,rồi hàng xóm đến xem có khi có cả học trò mình không chừng, như đầu ngỏ có Thủy (nhà Đại úy Chánh,) và nhà Phương Lan,Hoàng Thái,Hoài Sáng ,Hoài Gình …không chừng chuyện lùm xùm như thế bà Thân Thị Đời dám ký quyết định cử tôi về Nha Học Vụ lắm!
 -Ôi hú ba hồn bảy vía tôi
 Bà Sáu và  Bà Chín sau này rất thương tôi ,trở thành ân nhân của tôi và trong ngày cưới hai bà về tận Gò Dầu để dự..bây giờ hai bà đã qui tiên chuyện tôi ăn cắp xoài ,hai bà không biết ,rất nhiều người không biết,cả hội đồng nhậu hôm đó chắc cũng đã quên.
Nhưng tôi vẫn nhớ, nó là một dấu ấn khó quên của bắt đầu  Một Sự Nghiệp  mà may mắn đã dành tôi, nó là một kỷ niệm trong vô vàn kỷ niệm  với vùng đất và tình người đầy thân thương này.

Bùi Tho

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com