Nói chuyện rắn năm Quý Tỵ

Chuyên mục: Trang Nông nghiệp & Đời sống Được đăng: Thứ bảy, 02 Tháng 2 2013 Viết bởi Ngọc Huệ

Ngọc Huệ

Rắn là nguồn gốc của tội lỗi gây nên sự đau khổ hiện nay, có lẽ thế nên phải bắt rắn để làm thuốc phục hồi sinh lực sau những năm tháng làm việc vất vã và rắn là cặp đôi hoàn hảo với chim bìm bịp.

Lý thuyết khoa học cho rằng: Rắn là động vật máu lạnh, bò sát - cùng lớp với các loài có vảy như thằn lằn, tắc kè - nhưng rắn không có chân. Toàn thân rắn được bao bọc một lớp vảy cứng, khoảng 2 - 3 tháng rắn phải thay da một lần. Những chiếc vảy này không chỉ có chức năng bảo vệ mà còn như là bàn chân để rắn trườn bò. Rắn là loài động vật có xuơng sống, đẻ trứng. Vì thân dài và hẹp, các bộ phận đôi trong nội tạng như 2 trái thận, không nằm thành cặp đôi mà cái trước cái sau, chỉ có một lá phổi. Rắn không có chân nên chỉ uốn éo để trườn đi nhờ các cơ bắp đặc biệt và nhờ hàng vảy ở bụng tiếp xúc với mặt đất, mặt nhám thì rắn lướt tới phía trước dễ dàng, còn như mặt láng như gương (kiến) thì rắn không bò được. Rắn không có tai nên không nghe được, rắn biết được môi trường chung quanh nhờ có bộ phận tiếp xúc với mặt đất rất nhạy cảm.

Theo Thiên Chúa Giáo, rắn biểu tượng của sự ác độc và quỷ quyệt. Chuyện Kinh Thánh kể rằng: (Sáng-thế Ký 3 từ câu 1 đến câu 24)
1 Vả, trong các loài thú đồng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã làm nên, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết. Rắn nói cùng người nữ rằng: Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao? 
2 Người nữ đáp rằng: Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, 
3 song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Đức Chúa Trời có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng. 
4 Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; 
5 nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.
6 Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa. 
7 Đoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lõa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân. 
8 Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời.
9 Giê-hô-va Đức Chúa Trời kêu A-đam mà phán hỏi rằng: Ngươi ở đâu? 
10 A-đam thưa rằng: Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn, bèn sợ, bởi vì tôi lõa lồ, nên đi ẩn mình. 
11 Đức Chúa Trời phán hỏi: Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng mình lõa lồ? Ngươi có ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn đó chăng? 
12 Thưa rằng: Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi. 
13 Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán hỏi người nữ rằng: Ngươi có làm điều chi vậy? Người nữ thưa rằng: Con rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi.
14 Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn phán cùng rắn rằng: Vì mầy đã làm điều như vậy, mầy sẽ bị rủa sả trong vòng các loài súc vật, các loài thú đồng, mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời. 
15 Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người. 
16 Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi. 
17 Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. 
18 Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; 
19 ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.
20 A-đam gọi vợ là Ê-va vì là mẹ của cả loài người.
21 Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy da thú kết thành áo dài cho vợ chồng A-đam, và mặc lấy cho.
22 Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng. 
23 Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vườn Ê-đen đặng cày cấy đất, là nơi có người ra. 
24 Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía đông vườn Ê-đen các thần chê-ru-bim với gươm lưỡi chói lòa, để giữ con đường đi đến cây sự sống.

Hình tượng con rắn trong dân gian thường tượng trưng cho những gì không tốt đẹp hạng người xấu, lòng dạ hiểm độc cần phải tránh xa “hang hùm nọc rắn”.

Trong văn học có ông Lê Quí Đôn thuở nhỏ rất biếng học và cứng đầu. Bị cha quở phạt, ông làm bài thơ “Rắn đầu” để tạ tội, siêu đến đổi trong mỗi câu có tên một loại rắn:

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà

Rắn đầu biếng học, chẳng ai tha

Thẹn đền hổ lửa đau lòng mẹ

Nay thét mai gầm rát cổ cha.

Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,

Lằn lưng cam chịu vết roi tra.

Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học.

Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

Tuy nhiên, thế giới đàn ông rắn là cặp đôi hoàn hảo với chú chim bìm bịp. Bìm bịp có tên khoa học: Centropus sinensis là loài chim rất nhạy bén với những biến đổi của môi trường. Do vậy, những năm gần đây, việc thu hẹp môi trường đã làm số lượng cá thể giảm trầm trọng. Lúc nhỏ, toàn thân phủ lông màu nâu chấm đen. Khi trưởng thành, phần đầu mỏ, cổ và ngực cũng như đuôi có màu đen lợt. Mình và hai cánh có màu nâu đỏ. Đôi mắt đỏ hoạch, chân màu đen, chim trống và chim mái có màu lông giống nhau. Bìm bịp là loại chim định cư, thích ở bụi rậm um tùm gần sông suối, đầm lầy. Chúng thường dựa vào thủy triều để kiếm ăn, và thường đi từng cặp. Bìm bịp là loại chim ăn thịt, thích ăn mồi sống nhất là rắn. Nuôi bìm bịp trong vườn nhất là những vườn có cây rậm, bụi um tùm thì cũng không có rắn bởi bị bìm bịp săn lùng, hơn nữa rắn rất kỵ mùi của chúng.

          Bìm bịp có người gọi là chim thầy chùa vì thân lông có màu màu nâu giống áo thầy chùa, tiếng kêu đều đều không lên bổng xuống trầm giống tiếng tụng kinh. Có người gọi nó là chim thầy thuốc bởi lẽ chim con có bị gãy chân thì chim mẹ tìm lá cây cỏ để ăn và sau đó nhả ra đắp cho con là lành trong một hai ngày. Dạo năm 1975, cạnh bụi tre gai rậm rạp nhà tôi và nhà thì gần ruộng nên có điều kiện nghe tiếng kêu chiều của bìm bịp nghe nao lòng, câu hò: “Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi, buôn bán không lời chèo chống mõi mê”, tiếng kêu nao lòng ấy đã đi vào ký ức trong những đêm không ngủ. Người ở miền sông nước cứ theo tiếng kêu ấy mà sửa soạn hàng hóa xuống ghe, xuôi ngược theo con nước, ghe nhỏ luồn lách trong từng con mương con rạch mà kiếm sống. Người ta thường bắt chim bìm bịp về ngâm rượu cùng với rắn làm thuốc dưỡng sinh tăng cường khí lực, mạnh gân cốt. Thế nên, trước khi làm thịt bìm bịp bị bỏ đói 2-3 ngày, sau đó cho ăn một con rắn và chờ đúng 3 ngày mới làm thịt rồi ngâm rượu. Họ cho rằng làm như vậy thì tinh chất của thịt rắn sẽ ngấm vào thịt chim làm cho dược tính tăng lên. Bắt riếc rồi chim bìm bịp trở thành loài quí hiếm, hiện nay rất khó tìm để cho vào thang thuốc Ngũ xà nhất điểu gồm: bìm bịp, rắn hổ mang, cạp nong, hổ trâu, rắn ráo và rắn sọc dưa.

          Tương truyền trong dân gian, khi chim mẹ tha thuốc về trị bịnh cho chim con thì bao giờ cũng tha về con rắn lục xanh ẻo, nhỏ xíu để vào ổ nhằm để bảo vệ cho chim non, rắn lục càng nhỏ càng độc cực kỳ. Cho nên người đi bắt bìm bịp nên cẩn thận đề phòng rắn lục cắn thì ngỏm (chết). Người lớn tuổi ở miền quê thường cấm không cho hút gió vào ban đêm, bởi rắn lục cũng biết hút gió và tiếng rất là thanh tao. Nghe người hút gió, rắn lục tưởng đồng loại gọi, chúng sẽ tìm vào kết bạn thì nguy.

          NGỌC HUỆ - DIỆP LỤC TỐ

 

Tin mới

Các tin khác

Lượt xem: 4307