Chuyện bây giờ mới kể

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút Được đăng: Thứ bảy, 10 Tháng 2 2018 Viết bởi Ban điều hành

 

Chuyện bây giờ mới kể

Bùi Tho

 

Nghe tin tôi chọn về TH Nông Lâm Súc Tây Ninh, mẹ tô đã khóc, vì nơi đây là vùng lửa đạn. Ba tôi thì trầm tĩnh hơn bảo “ sống thì ở đâu cũng sống, chết thì ở dâu cũng chết, người ta sống được thì con mình sống được.”

Và chỉ vỏn vẹn có hai năm trên vùng dất thánh Long Hoa, trên vùng đất Tây Ninh, đầy lửa đạn và chết choc này. Từ tháng 11 năm 1968 cho đến tháng 11 năm 1970, với 24 tháng tròn đó, biết bao sự việc đã đến với riêng tôi, biết bao sự việc tôi đã thể hiện trên

vùng đất này, nó không những nằm trong ký ức mà còn gắn chặc tôi vào với vùng đất này thành một dòng chảy , từ một ngọn nguồn nhỏ bé ấy bây giờ đã thành con sông lớn vì những dứa con những đứa cháu của tôi có gốc gác ngọn ngành từ nơi đây.

Còn phải trịnh trọng nhắc đến  trung học NLS Tây Ninh, những bà con thân quen, những bạn bè đồng nghiệp… cùng nằm trong dòng chảy đó

Nhũng chuyện tôi kể ra đây, không phải như những đoản văn tùy bút mà ngày nào đang trọ học  tại Sài gòn viết cho tờ  Việt Nhi,Hồn Trẻ, Thế Giới, Nghệ Thuật,.Phụ nữ tiền phong  và đặc biệt là trên tờ nhật báo Chánh Đạo và Đất Tổ với những bài viết nhanh chóng xuất hiện viết  được ghi nhận được trên  hành trình thực tập Cần Thơ, Bình Dương, Bảo lộc…với bút hiệu là Dzuâng Lyng, Biên Tưởng.

Tôi không có chương trình thực tập Tây Ninh, vì trường TH NLS Tây Ninh  mới được hình thành 1967.

Tôi đến với Tây Ninh như là một cuộc thực tập , thật sự mà nói đã gặt hái được nhiều điều nơi đây..

Chính vì thế, tôi muốn kể lại những chuyện về NLS tây Ninh, mà trên 40 năm rồi tôi còn lưu giữ.

Tôi cố gắng  dành phần tuổi già của mình,

*viết về Blao, nơi tôi sinh ra.

*Viết về Trung Học Nông Lâm Súc Bảo Lộc, nơi cho tôi sự nghiệp.

*Viết về Tây Ninh, ,những chuyện không quên.

 

*****

Ai theo dõi trên Trang Nhà Nông Lâm Súc Tây Ninh, đều biết rằng  chủ đề này tôi chỉ dành viết riêng cho Tây Ninh, những chuyện chỉ có tôi biết, tôi làm liên quan đến ngôi trường thân thương này. Tôi  có ý định là cố gắng viết cho xong,  vì  đã có lần tâm sự với Quốc Đông là viêt xong nhân kỷ niệm 50 năm NLS Tây Ninh kiếm tiền hoặc nhờ tài trợ nào đó in ra  đem tặng. Vậy mà đến giờ này vẫn chưa xong, không phải vì lu bu, bận rộn..mà cứ càng nghĩ là sẽ chấm dứt thì lại lòi thêm ra, rồi viết thêm rồi hiệu chỉnh chưa biết chừng nào cho xong,  phải hẹn lần sau kỳ tới thôi.

 Chắc ăn là kỷ niệm 100 năm đi.

Với chủ đề này thì cốt chuyện sẽ dính dự với NLS Tây Ninh,  như vậy có nghĩa là  chuyện có thể xảy ra ở nơi khác mà vẫn dính với Tây Ninh.  Như các bạn biết cái tình cảm chúng ta khá đặc biệt,  vì  bât cứ nơi đâu gặp NLS là người thân, còn gặp NLS Tây Ninh  thì là người nhà.

 

Chuyện ở Bảo Lộc.

 

 *CHIẾC ÁO NÂU

Như các bạn  đã biết, chiếc áo nâu Nông Lâm Súc bắt đầu từ niên khóa 1970 - 1971,

Có một người con gái đã mặc chiếc áo đó đến  một ngôi trường lạ.. Từ trên xe bước xuống, xách hành trang vào cổng, từ dáng vóc và nhan sắc đã làm cho nhóm nam sinh nháo nhào lên, tửơng là học sinh mới nhập học, vội đến vừa tỏ ta hào hiệp “để anh xách dùm túi xách kẻo nặng, Sao em đi một mình. Không có ba má đi theo sao?.” và những lời tán tỉnh nữa.. Nàng hoảng hốt im lặng đi nhanh không nói một lời, Đám nam sinh áo nâu ấy vẫn không buông tha theo riết, Cho đến khi nàng rẻ vào căn nhà KH 2 thì các chàng trai kia mới vỡ lẻ bỏ chạy.

 Tôi đi dạy về thì thấy cô nàng mặt đỏ gay, khóc sướt mướt, hỏi tại sao? Thì được trả lời rằng :

-“ Học trò anh tụi nó ghẹo em ! “

Không nói ra các bạn cũng đã biết chính “ Cái áo nâu này “đã kết dính tôi với NLS Tây Ninh mã mãi

( Căn nhà KH 2 này Ngô Hoài Sáng và Ngô Hoài Gình có đến ở năm 1971)

 

* CHÀO BÁC, THẦY CON…

 Đã hết giờ làm việc buổi chiều, tôi sửa soạn lên xe ra về thì trước dảy nhà học A của trường Trung học Kỹ thuật Dạy nghề Bảo Lộc ( trung học NLS Bảo Lộc) tôi thấy một cô gái, ăn vận toàn màu đen đang lững thững đi dạo,là một hình ảnh lạ vì toàn trường vắng hoe. Thấy tôi cô ta liền bước tới, tôi hỏi trước  “ Cô ở đâu mà giờ này còn ở đây ? “

Tôi hơi chột dạ, chẳng lẽ mình già lắm sao ? cô này  tên gì học lớp mấy ? lúc đó đã gần 30 năm tôi xa trường Tây Ninh rồi., nhưng tôi cố làm ra vẻ mặt lạnh : “ ông Bùi Tho phải không ? ổng dạy thủy lâm?, vui tính lắm, ông ta đi Mỹ lâu rồi !

  Có một chút ỉu sìu trên khuôn mặt đó, thể hiện sự thất vọng. Rồi bổng cô ta  reo to,mừng rở :

- Thầy, Đúng rồi thầy đây mà !

Và đêm đó cô gái bơ vơ này  gặp gỡ một cô gái khác  cũng quê Tây Ninh định cư ở Bảo Lộc từ năm 1970.. Cô Gái Bơ Vơ này chính danh là Phạm thị Ngọc Huệ.

 

*Gặp nhau tại Sài Gòn.

 

Sau năm 1975, tương đối thành thuộc Sài Gòn nên tôi được cử về công tác khá nhiều, thường là mua vật tư thiết bị hay công tác về bộ cho nên thường  lui tới chợ Bến Thành , phương tiện đi lại thường là xe buýt, có một trạm ngay đầu đường Hàm Nghi là chỗ tôi thường lên xuống., nhớ là lúc bấy giờ chung quanh chợ hay bến xe buýt trung tâm thường có tụm năm tụm ba nhóm  gọi là mua bán đồng hồ, hay vật dụng khác, kể cả những việc lường gạt, móc túi nữa. Cái bài cướp  trắng đồng hồ đơn giản thế này, một anh bộ đội muốn bán một chiếc đồng hồ đeo tay thì một nhóm người bao quanh hỏi han tới tấp. Anh thứ nhất cầm xem, chưa xong anh thứ hai cầm ngắm nghía phán đôi câu, anh thứ ba khen cái này tốt, rồi tứ tư can thiệp,anh thứ nhất lại cầm,anh thứ ba trả giá….anh chủ đồng hồ lắc đầu theo cái đồng hồ của mình được liên tục trao qua trao lại, giá này giá nọ, chê khen lẩn lộn ..rồi tự nhiên đám đó rả ra. Anh chủ  chạy theo hỏi anh thứ nhất  thì được trả lời tôi có cầm đâu, hỏi anh thú 2 cũng câu trả lời như thế. Có nghĩa là mất cái đồng hồ trước mặt mình mà không biết thưa kiện ai.

Vì thế cứ mỗi lần xuống xe buýt là tôi cởi đồng hồ bọc túi để khỏi bị chèo kéo bán mua, và tôi lại mang nó lại khi lên xe buýt..

Cho đến một hôm đứng đợi xe buýt, thì một người bán quần áo cũ góc đường cạnh đó lên tiếng gọi tôi :

Như thế là gặp nhau tại Sài gòn rồi tôi rất mừng được gặp người của Nông Lâm Súc Tây Ninh,  Lâu rồi không nhớ có phải cô ta tên Điệp ?  không phải là học sinh mà là nhân viên hình như là cháu của bà hiệu trưởng có thời gian làm thư ký đánh máy ở văn phòng khi còn trong trường Tiểu học cộng đồng Long Hoa. Cô nhận ra tôi nhờ cách đeo đồng hồ là mỗi lần đeo vào tay tôi dùng cằm đè đồng hồ vào cổ tay trái, sau đó dùng tay mặt  xỏ dây khóa lại.

   Không lâu, trong một lần công tác  nghỉ đêm tại nhà nghỉ bộ nông nghiệp, tôi bách bộ ra khu thể thao  Phan Đình Phùng , có một người khá lịch sự đến xin tôi mồi thuốc lá và hỏi giờ. Đó là lần  cuối cùng tôi thây cái đồng hồ vì chỉ một lúc sau khi nhớ lại thì nó không còn trên cổ tay tôi nữa. Cam đoan là tôi không tháo ra đem bán, đem cầm cố và trao tặng cho ai cả.

       Cái đồng hồ đó gắn bó  với tối trên 15 năm,  được mua tại Tây Ninh hiệu Pommar, với giá 5.000 đồng khi số tiền lương tháng của tôi là 8,300 đồng. Nay nó trở thành đồ cổ rồi, Ai thấy nó ở đâu xin vui lòng báo để tôi chuộc lại.

BT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin mới

Các tin khác

Lượt xem: 2408