Lịch sử thành lập trường Lê Văn Trung

Chuyên mục: Sưu Tầm Được đăng: Chủ nhật, 24 Tháng 11 2013 Viết bởi Super User

LỊCH SỬ THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TRUNG

1. Sơ lược việc thành lập trường

Vào cuối năm 1949, Đoàn thiếu nhi quân được quân đội thành lập. Trụ sở toạ lạc tại ngã tư Ao Hồ trên đường Hoàng Tòng Hướng. Nơi học tập văn hoá của các thiếu nhi quân thường gọi là Trường phổ thông. Hai cơ sở này đều do thiếu tá Nguyễn Văn Ngọ chỉ huy.

Đến giữa năm 1952, do sự sắp xếp của Hội Thánh các học sinh vừa thi đỗ tiểu học của trường Đạo Đức đều dời sang trường này tiếp tục học lớp Đệ Thất.

Tháng 9-1952 trường làm lễ khai giảng tại rạp hát cửa số 7, có Đức Phạm Hộ Pháp đến chủ toạ danh dự buổi lễ. Trong lời huấn dụ Đức Ngài đặt tên cho trường là Nghĩa thục Lê Văn Trung.

Từ đó, Đại tá Trần Văn Tuyên ( quen gọi Trần Tuyên) làm Hiệu trưởng. Năm đó, trường có tất cả 9 lớp đệ thất từ A đến I và hai lớp 1 è Année và 2 è Année từ trường Đạo Đức Học Đường cũng chuyển sang 2 lớp học, 2 bên văn phòng.

Chương trình học của trường y như các trường công lập. Đặc biệt có học thêm hai môn Hán Văn và Giáo lý.

Học sinh vào học phải đọc “Kinh nhập học”. Buổi sáng chào cờ không hát quốc ca mà hát bài “Học sinh hành khúc” vì một bên treo cờ quốc gia và một bên treo cờ đạo.

2. Tổ chức trường sở :

Trường có Ban Giám Đốc, Phòng Học Vụ, Phòng Giám Thị, Phòng Giáo Sư.

Ngày 21-3-1955, Chính phủ Liên Hiệp được thành lập, Đạo Cao Đài tham dự 4 ghế bộ trưởng. Trong đó có Đại tá Trần Tuyên,ông vốn là Chánh văn phòng Bộ Ngoại Giao từ ngày 28-5-1946.

Sau đó, nhà văn Chu Tử tức Chu Văn Bình lên thay làm Hiệu trưởng, điều khiển trường.

Ngày 6-8-1955 Ngô Đình Diệm phái tướng Nguyễn Thành Phương lập Ban Thanh Trừng các phần tử chống chính quyền. Do đó, ông Chu Văn Bình và các giáo sư đến cộng tác với trường bỏ trường về Sài gòn, khiến trường bị khủng hoảng trầm trọng.

Nhất là Quân đội Cao Đài được quốc gia hoá (1955) nên không còn bảo trợ tiền bạc cho trường nữa. Các học sinh phải đóng tiền. Do đó, một số học sinh nghèo phải nghỉ ngang, một số bỏ về quê đi học trường ở các tỉnh.

Năm học 1955-1956 các học sinh lớp Đệ Tứ đi thi Trung học Đệ Nhất cấp, các chứng chỉ học trình cuối cấp mang tên trường Đạo Đức Học Đường và do Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Lương ký tên.

Sau đó trường được bán công hoá, do Hiệu trưởng trưởng Trung học Tây Ninh kiêm nhiệm.

Thời gian này, Hiệu Đoàn Trường hoạt động không mạnh nên giáo sư Trần Văn Rạng được phép Hiệu trưởng và Học viện lập Liên Đoàn Hướng Đạo Lê Văn Trung để rèn luyện cho học sinh sự tháo vát và nhanh nhẹn,sau trở thành Đạo (tức Tỉnh Hội) Vàm Cỏ Đông dời trụ sở về tỉnh lỵ.

Vừa lúc đó, Hiền tài Dương Văn Dũng xin nghỉ dạy trường công lập về làm Hiệu trưởng trường TH Lê Văn Trung. Từ đó trường phát triển mạnh. Trường mở các lớp đệ nhị cấp, có học sinh thi tú tài, đỗ đạt cao.

Trường Trung Tiểu học Lê Văn Trung chỉ tồn tại trong 23 năm nhưng đã đào tạo nhiều nhân tài cho Đạo và cho nước. Xin đọc lời khen ngợi trong buổi lễ phát thưởng tháng 5-1973 làm tiêu biểu.

3. Lễ phát thưởng của Trung, Tiểu học Lê Văn Trung :

Vào lúc 08 giờ ngày 25 tháng 4 Quí Sửu (27-5-1973) Ngài Thượng Chánh Phối sư Thượng Nhã Thanh đã đến chủ toạ lễ bãi trường và phát thưởng của Trường Trung, Tiểu học Lê Văn Trung niên học 1972-1973. Hiện diện trong buổi lễ có Ngài Bảo Đạo HTĐ, Ngài Thái Chánh Phối Sư, Bà Phối Sư Hương Mây điều khiển Tam Viện Học, Y, Nông cùng chư Chức sắc. Về phần quan khách có Phó Tỉnh trưởng Hành chánh, thay mặt Đại tá Tỉnh Trưởng Tây Ninh, quí vị phụ huynh học sinh.

Mở đầu buổi lễ, ông Hiệu trưởng đọc diễn văn khai mạc, kế tiếp một đại diện học sinh trình bày cảm tưởng. Sau đó, ông Phó Tỉnh trưởng hành chánh để lời phủ dụ, và sau cùng, Ngài Qu. Thượng Chánh Phối Sư ban huấn từ. Ngài nhắc nhở quí vị phụ huynh cần lưu tâm đến việc học hành,đức hạnh của con em mình bằng cách liên lạc với nhà trường để theo dõi về sở hành của chúng. Ngài để lời ban khen quí vị giáo sư, Ban giám đốc, chính quí vị là những chiến sĩ trung kiên trên mặt trận văn hoá, mang bó đuốc bừng cháy của văn minh soi sáng làng mạc, chống giặc mù chữ, chống lại tất cả những gì sa đoạ, sai lạc, gây thưởng tổn cho người dân về mặt tinh thần. Ngài nhắc nhở các em học sinh phải cố gắng học tập để trở thành những phần tử ưu tú phụng sự cho Tổ quốc giống nòi và Đạo pháp.

( Tổng hợp web )

Lượt xem: 4279

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com