Tản mạn Nông Lâm Mục - Nông Lâm Súc

Chuyên mục: Trang Tư Liệu Nông Lâm Súc Được đăng: Chủ nhật, 15 Tháng 1 2017 Viết bởi Ban điều hành

TẢN MẠN

NÔNG LÂM MỤC - NÔNG LÂM SÚC

 Bùi Tho. TL 63

 Từ Nông Lâm Mục đến Nông Lâm Súc cái dây mơ rể má ây nó đã dính với nhau mấy chục năm rồi, mà trong đó già nhất là 62 năm và trẻ nhất là bốn mươi mấy năm.

Xuất phát cái sự gắn bó này theo tôi là bắt đầu từ cái xứ “ rừng thiêng nước độc Bà lao-phẹc” này. Bởi vì cái nhiệm vụ của QG Nông Lâm Mục đến năm 1963 chấm dứt, vì nó đã mọc nhánh cao hơn là Cao Đẳng Nông Lâm Súc đã định cư ở 45 Cường Để Sài Gòn. Cái bảng hiệu QG Nông Lâm Mục Blao được thay bằng Trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc.. Sau năm 1963 một số trường TH NLS khác ra đời, như Cần Thơ, Huế, Bình Dương, Tây Ninh…các trường này có dính dự với NLM đâu? Có lẽ từ Blao từ Bảo lộc qua quá trình học tập, ra trường  được bổ về các trường khác nằm trong hệ thống Nông Lâm Súc thành ra các trường khác cùng chung dáng dấp của NLS Bảo lộc là xem như QG NLM là đàn anh là họ hàng..

Xin mở ngoặc nhắc lại cái chuyện này một chút hy vọng rằng chúng ta hiểu và thương cho cái danh phận của cơ ngơi trường QG NLM Blao., ngôi trường từng được mệnh danh là hiện đại, rộng và  đẹp nhất Đông Nam Á .

. Bản thân nó là trung tâm thực nghiệm canh nông lập sau Trung tâm thực nghiệm ( ferme ) nên  có tên là Sở Mới. Bắt đầu nền đệ nhất cộng hòa tổng thống Ngô Đình Diệm đặt viên đá đầu tiên xây dựng QG Nông Lâm Mục Blao, sau 8 năm đào tạo các chuyên viên cấp kiểm sự  như chừng đã đủ, nếu không vì chiến tranh thì các khóa Cao Đẳng sẽ không về Sài gòn và chưa chắc gì hệ thống Nông Lâm Súc sẽ tiếp nối cơ ngơi này và như thế thì bà con mình sẽ  không có anh chị Nông Lâm Mục đâu. Bởi vì trên tấm Bảng Ghi Nhớ đăt trước cổng đã nói lên cái nhiệm vụ của trường là :….TRUNG TÂM ĐẠI HỌC NÀY ĐÃ ĐƯỢC XÂY DỰNG…nếu nó thuận buồm xuôi gió thì cơ ngơi đó sẽ là  một đại học .

 Đến cái thời người ta nghĩ đến Giáo dục Nông Lâm Súc mà BS Đặng Quan Điện là một trong vị đứng đầu sáng lập không thể chọn  cái trường đang là Trung Tâm Đại Học đó làm  trường Trung Học Nông Lâm Súc Bảo lộc mà  có thể chọn Cần Thơ, Huế  làm trường  trung học Nông lâm súc đầu tiên, vì những nơi ấy có trường thực hành Canh nông hoặc giả ở  Bến cát Bình dương vì thời Pháp thuộc có trường canh nông ở đó…Như thế thì cái tình NLM và NLS không thể gắn bó như hôm nay ?

Nhưng tiến trình  Trung Tâm Đại Học đó như các bạn đã thấy không diễn ra  nên  trường QG Nông Lâm Mục Blao, vào cuối năm 1963 tiễn sinh viên khóa 8 ra trường và tiếp nhận học viên thuộc hệ trung học Nông Lâm Súc đầu tiên. Dương nhiên tình anh em NLM và NLS tại Bảo Lộc mặn nồng rồi.

Từ năm 1964 các trường TH Nông Lâm Súc ra đời, giảng viên chuyên môn phần đông chính là  Kỷ sư của các khóa Cao Đẳng Nông Lâm Súc hoặc sinh viên Nông Lâm mục,Một số tốt nghiệp từ Đại Học Nông Lâm Đông dương,   đến năm 1968 các trường lại được bổ sung thêm giáo sư từ lớp Cao đẳng Sư Phạm NLS khóa 1, tổng số 23 người trong đó có 18 người xuất thân từ NLS Bảo lộc, rỏ ràng những thành viên xuất thân từ Blao và Bảo lộc có tầm ảnh hướng lớn đến ngành giáo dục NLS Việt Nam đó là lẽ đương nhiên

***

Nhiều anh chị em, qua những cuộc chuyện ,nhất là chuyện NLS vẫn cho tôi là quan trọng hóa nhiều vấn đề, sao mà khó khăn thế??

Ngôi trường mà ngày xưa chúng ta đã sống, học tập và làm việc bây giờ không còn nũa, mất đi cái danh xưng của nó . Chúng ta vốn là người Việt mà cái gì thân thương, quí mến đã qua đã mất đi đều là những cái đáng trân trọng, cho nên người ta vẫn thường nói : " người phương Mỹ gặp nhau nói chuyện tương lai, người Tàu nói chuyện làm ăn còn người Việt mình thì nói chuyện quá khứ! "

 Riêng Tôi, năm nay đã 70 tuổi , ngôi trường này, cơ ngơi này  với tôi từ lúc  được biết,  được sống, được học,  được làm việc ...có lẽ cũng trên 60 năm. Nhất là tôi là một trong số ít ỏi làm thần dân NLS   hiện đang sống trên lãnh địa của nó.

Vậy thì đừng trách tại sao tôi chú ý nhiều , quí trọng nhiều những gì biết về ngôi trường này.

 Như chúng ta được biết ít nhiều , cơ ngơi này có tên là trường Quốc Gia Nông Lâm Mục năm 1955 ngày ấy các nhà cửa toàn là loại nhà cao cẳng vách ván lợp tôn mà một số anh chị khóa 1 NLM sau năm 1980 về thăm trường thấy những cơ ngơi như Đại thính đường,nhà học ,Câu lạc bộ... vẫn nghĩ là mới xây dựng sau năm 1975? thực sự nó bắt đầu xây dựng tự năm 1957 với hệ thống giảng đường, nhà giáo sư, văn phòng và 4 lưu xá A,B,C,D ,E và Đại thính Đường như các anh chị em  hệ NLS đã thấy.

 

Đến 1963 thì trường QG Nông lâm Mục Blao  đã xong 8 khóa Kiểm sự và 4 khóa Cao Đẳng Nông Lâm Súc thì chuyển sang Trung Học Nông Lâm Súc Bảo Lộc. Năm đầu tiên chỉ có Bảo lộc Tuyển Sinh  lớp Đệ Tam , đệ tứ và đệ Ngũ. Sau đó lần lượt là các trường Cần Thơ, Huế...và cứ hằng năm mở thêm.

Năm 1975, hệ thống giáo dục NLS chấm dứt. Trong đó riêng trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo lộc còn được duy trì cho đến tháng 12-1976.Ngoại trừ các anh chị em đang học trong năm 1975,trong chúng ta đã có những người là cựu học viên NLS rồi. Nay cái tên ấy không còn nằm ở cổng vào của ngôi trường ngày nào, không có một học sinh mới nào của NLS nữa mà chỉ còn chúng ta :    " Thần Dân NLS ". Nó nằm trong mỗi một chúng ta " Vì chúng ta quá ích kỷ, mỗi người đã thẻo đi một miếng, nó không còn ở cái xứ rừng thiêng nước độc ngày nào, bây giờ nó trải ra toàn nước, toàn tinh cầu này, nó là hiện tượng NLS, sự kiện NLS, Lịch sử NLS ..bởi vì  bây giờ chúng ta vẫn là thành viên NLS . Chỉ có ở ngôi trường đó , gắn bó cuộc đời ta  một  cách kỳ lạ , Chỉ có một hệ thống giáo dục như thế mới kết nối chúng ta, anh chị từ Bảo Lộc? Tây Ninh, Cần Thơ, Huế, Định tường, Ninh thuận ?... bạn là NLS ? ở đâu ? có học giáo sư X không ? có biết bạn Y không?   ta đã thấy,  từ một thầy giáo trẻ, một người học trò trẻ , giờ này vẫn người thầy đó vẫn người trò đó vẫn cung kính vẫn thương yêu như ngày nào. Ngày xưa thầy truyền tri thức ngày nay thầy truyền sức sống tình người, ngày xưa bạn bè vui tình thân ái, ngày nay thành bạn già sống với tính tương thân. Tình Nông Lâm Súc Ta là như thế ? quá quí quá lạ phải không? Cho nên tôi xem như chúng ta  vẫn  đang là những học viên NLS vẫn đang sống đang học trong ngôi trường ấy, nó sẽ vượt thời gian và không gian cho đến một lúc nào đó không còn một thần dân nào nữa !

Vậy thì tại sao chúng ta lại dùng chữ Cựu các bạn ?

 Hệ thống trường NLS chúng ta dưới sự điều hành của Nha Học Vụ Nông Lâm Súc đứng đầu là Giám Đốc  và chỉ có 2 vị Giám Đốc  trong triều đại NLS mà chúng ta đã được biết :

  1- Bác Sĩ   Đặng Quan Điện

   2- Kỹ Sư   Hà văn Thân

Về trường thì kéo dài từ Quảng Trị đến tận Cà mau đều có như Bảo lộc, Huế,

Cần Thơ, Bình Dương, Tây Ninh, Ninh Thuận...Cho đến năm 1970 chiếc áo nâu được chọn làm đồng phục  cùng với bảng tên phân màu theo ban học mới được áp dụng .

     Chỉ có trường Trung học NLS Bảo Lộc dùng huy hiệu có sẳn của trường Quốc gia NLM Blao (hình như chỉ có loạt đầu tiên nhập học )cũng như dùng bài Nông Lâm Mục hành khúc  đây là bài ca chính thức, bài này được hát sau bài quốc ca trong mỗi lần chào cờ sáng thứ hai hay các buổi lễ của trường, rồi sau đó cũng bị lãng quên

       Gần đây  nhiều trang mạng thông tin của các trường Bảo lộc, Bình Dương, Cần thơ,Tây Ninh, Ninh Thuận ...có dùng huy hiệu gần như giống nhau xuất phát từ mẫu chính là huy hiệu của trưởng Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao  do các ban liên lạc ấy tự chọn chứ không có một đề xuất, chỉ thị nào cả . Đến bài Nông Lâm mục Hành Khúc cũng thế một số các trường đều đã xử dụng trong những lần gặp gỡ, họp mặt . Đó là một sự đồng tình để cho chúng ta thấy rằng cái chất tính  NLS ngoài những thân tình như ta đã có  còn thêm tính thống nhất nữa.

Chúng ta được biết, theo thông lệ tất cả những cuộc lễ,hội họp đều có nghi thức khai mạc như cấp độ quốc gia là Quốc ca, tôn giáo là Đạo ca,  Đoàn thể là đoàn ca ,đội ca...

Tôi đã có dịp dự họp mặt ở vài nơi, cấp độ lớp cấp độ trường có dùng bài ca này mở đầu cho cuộc họp có nơi xem như một nghi thức trang trọng có nơi xem như một bài ca sinh hoạt. Trước trường hợp này  tôi vẫn nghĩ là do người đứng tổ chức biết về bài NLM hành khúc ở tầm cỡ nào.

Nói riêng ở anh em NLS Bảo lộc, theo tôi được biết bài hát và cái huy hiệu trường dược dùng khoảng 3 năm bởi vì dùng lại của NLM , nói rỏ thêm là thời đầu tiên chúng tôi  ( NLS 63) còn học song song với  sinh viên khóa 8 NLM , khi khóa 8 tốt nghiệp thì không còn hát trong buổi chào cờ như trước nữa  huy hiệu không còn dùng, nhưng bài hát vẫn được lưu truyền theo các lớp NLS về sau như ta đã thấy.

 Nhắc lại các cuộc họp mặt cấp độ trường của NLS Bảo lộc vào các năm 1993-1995 và 2000. Bắt đầu buổi họp đều cử hành Bài NLM hành khúc trong tư thế  tập thể đứng nghiêm và cùng hát. Đặc biệt lần đầu tiên  năm 1993 sau khi tham dự ông Nguyễn kế Bá Bí thư, hiệu phó trường Trung học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Bảo lộc trong câu chuyện dưới cờ  vào sáng thứ hai hôm sau, có nói  " cái hình ảnh trên ba trăm con người có già có trẻ nghiêm trang cất cao bài ca truyền thống đã nói lên cái tự hào,cái gắn bó với ngành là một nét đẹp thật ấn tượng về  một ngôi trường  mà chúng ta đang kế thừa ngồi học hôm nay.”"

Và bây giờ,ngoài cái tinh thần chất tính như đã nói trên.Cái đọng lại là dấu ấn của mỗi thành viên NLS chúng ta là:

1/  Bảng tên : được mang trên ngực với các màu thiên thanh dành cho lớp 8 và 9. màu vàng của ban Canh Nông, xanh lá cây của Thủy Lâm, màu đỏ của Mục Súc, và màu cam của ban công thôn.

2/ Đồng Phục : áo sơ mi màu nâu, quần xậm màu, xanh hoặc đen.

3/ Đoàn Nông Gia Tương Lai VN: Tổ chức đoàn đội, ngoài  việc thực hành theo chương trình học , đoàn sinh hoạt như một đoàn thể thanh niên giống như tổ chức 4T giống như Hướng Đạo Sinh… có đồng phục riêng và có cờ riêng màu nâu nhạt, một mặt đề tên trường và tên đoàn, một mặt là huy hiệu của NGTL.VN thể hiện bằng màu vàng.

Nói về anh chị Sinh Viên QG Nông Lâm Mục Blao. Tôi xin phép được khẳng định rằng tên trường là QG NLM BLAO, tồn tại cho đến năm 1963  dù rằng năm 1959 tỉnh Đồng Nai Thượng đổi tên là Lâm Đồng,và Blao đổi tên là Bảo Lộc nên có một số bài viết nói đến Trường Quốc Gia NLM Bảo Lộc, và Trung Học  NLS Blao tôi cho là không đúng.

Trên danh nghĩa là trường QG Nông Lâm Mục Blao, đã đào tạo 8 khóa Kiểm sự thì chấm dứt tại Bảo lộc ,Đến năm 1959 thì trường  mở thêm Cao Đẳng Nông Lâm Súc được 4 khóa thì chuyển về 45 Cường Để Sài gòn, Sau dổi thành Viện Quốc Gia Nông Nghiệp, rồi lại chuyển ra Thủ Đức nay là trừờng Đai Học Nông Lâm..

  Nhờ học theo khóa nên tinh thần gắn bó của các anh chị Sinh Viên rất cao, hiện nay vẫn thường tổ chức họp khóa, như tại Sài gòn các anh chị thường tập trung ăn sáng một lần ở mỗi tháng như một cuộc họp mặt hằng tháng vậy. ở đó mọi tin tức về anh chị em Cựu Sinh Viên, những đóng góp, những thăm hỏi, hỗ trợ cho nhau, cùng những hoạch định   như tổ chức tham quan, thăm hỏi thầy cô, được hình thành. Đó chuyện chung, ngoài ra còn từng khóa từng lớp, từng ban các anh chị cũng có tổ chức riêng không rầm rộ như cánh Nông Lâm Súc thường tổ chức cấp độ trường. Có diều đáng hoan nghênh là các anh chị SV NLM thường đến họp mặt với NLS nhiều hơn không chỉ ở Của Bảo Lộc mà Cần Thơ, Định Tường và vài nơi khác nữa.Những khuôn mặt quá thân quen mà ta thường gặp là Cô Võ thị Vân, chị Chín, anh Châu, Định, anh Sang, Sắc, Hoàn…và gần đây có thêm anh Nguyễn Đức Cao của Cao Đẳng Nông Lâm Súc.

 

Xin được trích một đoạn của bài “HƠI ẤM NỒNG NÀN” đăng trong đặc san NLS Bảo lộc 2008 nói đến lần họp mặt  Nông Lâm Súc  đầu tiên tại Bảo Lộc năm 1993

…“ xin quí thầy cô có mặt nơi đây hoặc bất cứ phương trời nào, còn hay đã khuất vui lòng đón nhận những cành hoa tươi thắm này, đó là hang hang lớp lớp học sinh Nông Lâm Súc chúng em kính dâng lên thầy cô .

Từ cuối hội trường, Trần thị Ngọc Phượng trong chiếc áo dài nâu, bước đi trang trọng…thì bất ngờ trong hàng ghế đầu dành cho Sinh viên, một người tóc đã bạc rời chỗ hướng về phía Ngọc Phượng, cầm lấy bó hoa, Ngọc Phượng đứng sửng lại hoảng hốt, hội trường như lặng lại, trên kia thầy Bùi Tho đứng ngẩn người, Chuyện gì đã xảy ra trong giờ phút đáng nhớ này?  Ôm bó hoa đi mấy bước rồi ông ta quay lại nắm tay Ngọc Phượng ý bảo cùng đi đến nơi đặt micro và lên tiếng “ Tôi Bùi Sanh Báu khóa 1 nông Lâm Mục xin được cùng người em út Nông Lâm Súc kính dâng hoa lên thầy cô” rồi cả hai cùng tiến về thầy Lê Văn Ký, khi bó hoa được đón nhận thì những tràng vổ tay đã vang lên và thầy Tho đã khóc…Thật là bất ngờ, thật là tình cảm, thật là thiêng liêng ! …..

 Cái tình cảm đậm đà này nó tự nhiên như dòng chảy xuất phát từ một cội nguồn, như một gia đình, đã thành truyền thống  tốt đẹp trên 50 năm rồi, mong rằng sẽ còn mãi mãi.

BÙI THO

 

 

 

Tin mới

Các tin khác

Lượt xem: 9174