Truyện ngắn, bút ký, hồi ký

Chuyện về một chiếc cầu

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ năm, 28 Tháng 6 2012
Viết bởi Trần Chu Ngọc

Về Tây Ninh nhiều lần , thường lòng vòng trong Thị xã nhưng ít khi tôi đi ngang chợ cũ thăm lại phố Gia Long ngày xưa , lần này có người bạn rủ lên vườn cao su ở Mỏ Công (Tân-Biên) nên sau khi ghé Long Hoa rước thêm vài người bạn " chí cốt " , chúng tôi thẳng đường ra mít một, qua Trường Trung Hoc Tây-Ninh, rồi vòng qua chợ mới , xe vừa xuống dốc cầu , người bạn tôi chợt nhớ và hỏi tôi :" Mấy lần về Tây-Ninh , mày có nhớ Cầu Quan không ?" Hình ảnh cây cầu nối liền hai bờ Thị Xã ngày xưa và bây giờ là một ký ức gắn liền với Núi Bà là một biểu tượng Tây-Ninh đã đi vào lòng người đi vào ký ức tuổi thơ của tôi , tôi cười cười hỏi lại :" Cây cầu hơn 100 tuổi đó ai mà hỏng nhớ , nay có chuyện gì sao  ?" Nét bạn của bạn tôi thật ưu tư và giọng đầy bức xúc :" Lát nữa đi ngang, mày sẽ thấy nó....bị đập rồi !"

                  

  Tôi thảng thốt hỏi lại ;" Sao lại đập, xây lai cầu mới à ?" Bạn tôi thẳng-thừng :" Giờ có biện luận cỡ nào, tao vẫn cảm thấy nuối tiếc mày ạ ! " Cây cầu Quan được xây dựng từ lúc hình thành phố chợ của Tây-Ninh , từ thời Pháp ,nét kiến trúc của nó dù đơn sơ nhưng ghi đậm dấu ấn lịch-sử ,tao không hiểu phương tiện giao thông giờ đã có cầu mới kề cận thay thế, giữ lại cầu Quan như một nét đẹp của Tây-Ninh, phương tiện ,kỹ thuật bây giờ thì thiếu gì cách để tôn-tạo,gia cố lại mà vẫn giữ được hình ảnh mang nhiều kỷ niệm đó chứ ! mà nghe nói sẽ đập cả mặt tiền hai bên phố Gia Long , khu phố cổ còn tồn tại xưa nhất của Tây-Ninh nữa !?" Như vậy quá đủ,Tây Ninh mất đi cây cầu và cả khu phố xưa thì những ai từng gắn bó với Tây Ninh ngày xưa có còn gì để nhớ , hay chỉ đi ngang thán phục theo phong trào với lời khen là TâyNinh bây giờ được xây dựng mới hiện đại ,khang trang quá .. và phố cũ chỉ là khoảng nhớ trong ký ức. ...

 

Sẵn trong lúc mạn đàm, người bạn của tôi cao hứng :" Giờ tao mới nói luôn về khu chợ Long Hoa ( Long Hoa thị ngày xưa) một trung tâm mua bán lớn nhất tỉnh ngày xưa tọa lạc trên một địa điểm rất rộng và thuận lợi nên giao thương mua bán tấp nập .Đầu tiên Chợ được xây dựng bốn cánh gồm bốn ngành hàng chủ lực : chợ vải, chở đồ gốm, thủy tinh ,vật dụng thờ cúng,chợ khô mắm ,chợ ăn uống : cơm ,cháo lòng..Chính giữa có chợ trái cây , bên ngoài là chợ rau,cá,thit heo gà,bò...Đặc biệt chợ Long Hoa là  cánh chợ bán đồ chay đầu tiên là mỗi tháng bán mười ngày ( theo ngày ăn chay của Đạo Cao-Đài) sau này phong trào ăn chay phổ biến ngày nào cũng có bán đồ chay cho mọi người dân chung quanh (hầu hết là tín đồ đạo Cao-Đài) ,,,Giờ đã mấy lần sửa chữa , từ bốn cánh thành chợ tám cánh, rồi mở  cửa hàng quanh vòng rào, sau đó phá hàng rào xây Chợ có hầm và lầu như siêu thị , cuối cùng chợ buôn bán ngày càng thưa thớt ,mà xây mãi cũng chưa hoàn thành làm khu chợ ngày xưa ngày thêm nhếch nhác ...Nên ai cũng muốn phát triển,đổi mới ai cũng muốn Tây Ninh ngày càng khang trang hơn mà vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống cùa dân tộc và đặc trưng địa phương nhưng làm kiểu này thì có khi không hiệu quả mà lại giảm đi ý nghĩa  ...!

Nghe câu chuyện về quê hương của người bạn, tôi trầm ngâm với bao kỷ niệm , Cây cầu Quan dưới đầu dốc tòa hành chánh tỉnh ngày xưa lần đầu tiên tôi đi xe đạp hơn năm cây số ra tình thi tiểu học thấy nó thật nên thơ , phố thị buôn bán tấp nập ,chợ lúc nào cũng đông vui trên bến dưới thuyền ở khu chợ cá , cũng có khi rủ nhau đi xem phim ở rạp hát ( Lạc-Thanh & Thanh Sơn) đèo nhau đi về qua con dốc 10 độ mà không biết mệt vì khi đi ngang cầu Quan gió mát thôi lồng lộng ...

Sau chuyến về Tây-Ninh ,tôi có tìm hiểu về việc phá bỏ cầu cũ ,xây lại cầu mới ,được biết việc này  đã được bàn bạc  từ những năm trước , vì cho rằng cây cầu cũ đã quá niên hạn không thể chịu đựng thêm trọng tải qua cầu ( dù hai đầu cầu có chắn ngang bằng những thanh thép to , không cho xe tải lưu thông ) Nghe nói sau khi phá bỏ cầu cũ sẽ phục chế,tôn tạo lại vóc dáng của Cầu Quan khi xưa ,nhưng sau khi mời tư vấn kiến trúc lập ra đồ án , kêu gọi thầu thì không có nhà thầu nào thi công ,lý do là nếu làm theo kiến trúc cũ phải có những thiết bị tương ứng (máy móc,khuôn mẫu) giá gọi thầu chỉ tính chi phí thi công còn riêng thiết bị để thi công chỉ thực hiện có một công trình đặc biệt này sau đó phải nằm xó,nên ai cũng ngán..? , sau đó lại có phương án khác cũng giữ nguyên hình dạng ban đầu cho cầu Quan nhưng thiết kế hai vòng cung không chịu lực để giảm chi phí phương tiện thiết bị  và hiện nay đã đi vào giai đoạn thi công ? ...

Về thăm lại quê hương , trở lại với những ký ức lúc còn thơ ấu, qua câu chuyện với người bạn "cố tri" về hai công trình  "thế kỷ" cho tôi một chút trầm ngâm về chuyện "thay cũ- đổi mới": để thấy những điều ta cứ nghĩ là bình thường , nhưng đã là dấu ấn sâu đậm của mọi người thì cách làm phải làm sao cho phù hợp...Hy vọng những công trình mới  sẽ vừa hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền thống để Tây-Ninh vẫn mãi xinh đẹp trong lòng mỗi người chúng ta vậy !
TRẦN CHU NGỌC

Xem thêm: Chuyện về một chiếc cầu

Suối Vàng ước mơ và hiện thực

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ năm, 14 Tháng 6 2012
Viết bởi La Ngạc Thụy

Nước từ trên núi Bà, núi Phụng, núi Heo kết thànhdòng len lỏi theo ngách đá chảy xuống chân núi rồi hội tụ lại kết thành dòng nướcxé đất chảy về hướng tây, trườn mình phía sau Miếu Quan Lớn Trà Vong thuộc xãThạnh Tân, thị xã Tây Ninh, băng ngang đường 785,

Xem thêm: Suối Vàng ước mơ và hiện thực

Trên đường thiên lý

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ hai, 21 Tháng 5 2012
Viết bởi Nguyễn Văn Điệp

Thế là tôi cũng có một chuyến đi , một hành trình trở về với bao kỷ niệm ...ra điđể tìm một chút thanh thản cho tâm hồn , dù còn chút gì đó luyến tiếc cái thànhphố nóng bức bụi bặm ngổn ngang tâm trạng nhưng cũng rất đáng yêu của tôi ...

  Mở đầu chắc là sẽ... "quay đầu về núi " vùng đất mang địa danh quenthuộc với lời ca "nắng cháy da người" để tìm lại những điều gì đóthật êm đềm trong tuổi thơ bình yên trong cuộc chiến dữ dội mà tôi đã trải qua, chuyến về đi cùng với hai người bạn học ,thân thiết và cả hai đều là nghệ sĩnên tâm hồn cả ba chúng tôi có khi hòa quyện vào nhau ,cùng một suy nghĩ tuydiễn đạt bằng cách khác nhau nhưng đồng điệu và chan hòa cùng nhau nên rất hợpý , cùng ăn - ngũ ,chuyện trò văn nghệ mà trong đó quý nhất là cái tâm trạngchân thành - nhường nhịn - củng chia xẻ với nhau nên đã gắn bó cuộc đời chúngtôi vào nhau từ hơn bốn mươi năm trước ...

Qua Điệnthoại nghe lời thỏ thẻ của nhà thơ NQN :" chuẩn bị chuyến đi dài ngày đấymày ạ , tao thì đang tìm cảm hứng cho bài thơ mới , QL thì muốn tìm một khôngkhí thanh thản bình yên để chỉnh sửa một bài hát sắp hoàn thành , còn mày thìchắc cũng cần nghĩ ngơi qua bao gió bụi cuộc đời ..."

   Đó chính là mục tiêu của chúng tôi , mà khi í ới gọi nhau thường nói tắt làchuẫn bị đi "giang hồ" ,nhưng chỉ chấp nhận là giang hồ thứ thiệt chứkhông phải như :

   "Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt - Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà !"

     Trở lại Tây Ninh , một vùng quê thanh bình mà chúng tôi cùng trưởng thành nơiđó ,dù mỗi năm cũng dăm ba lần về , nhưng mỗi lần lại nghe có gì đổi mới , cócảm giác thật lạ nên mỗi lần về đều có một cảm hứng riêng biệt , có lẽ ngườibạn chí thân của tôi nói đúng , bản tính tôi thích trầm lặng ,nên thèm một giâyphút thanh thản nào đó được ngồi bên bờ đê con kênh xanh xanh để tìm đến cạncùng suy nghĩ , lục lọi đến tận trong xương tủy những bóng tối của cuộc đời ,nhưng không để làm gì cả , mà chỉ nghĩ như NS Trịnh-công-Sơn :" Để giócuốn đi  ! "

Cuộc đờimang lại cho ta niềm vui và cũng che lấp quanh ta biết bao nổi buồn ,nên mớigọi là "nhân tình thế thái " " lục đục thất tình" có nhữngđiều cao thượng và cũng có bao dục vọng thấp hèn , ta nhìn thấy ,chịu đựng nhưkhông trầm mình trong đó vì nó cũng chỉ là phù du , một ngày nào đó sẽ giốngnhư sương sớm, rồi cũng vỡ tan thôi trong ánh nắng nhạt nhòa ...

  Tìm về để được những lúc thảnh thơi trong suy nghĩ , quên hết bao bận rộn đờithường , ta chỉ sống cho nội tâm của mình, cuộc đời của mình , muốn gột rửa hếtbao điều phiền muộn bỏ  mặc nó trong cuộc đời , để nó dửng dưng sống trongcái " vỏ ốc" cố hửu - để mặc tình nghêu ngao ...

  Ta tìm đến một nơi bình yên để thấy thật nhẹ nhàng hạnh phúc bởi những điều rấtbình thường, không có ganh ghét tranh đua , không còn hơn thua địa vi và tự hỏi,để làm gì nhỉ khi cuộc đời sẽ còn lại được gì khi mọi người rồi cũng trở vềvùng hoang vắng phía bên kia , hãy nghe lời của PavelKorchagin  trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy ! " của tác giả NicolaiOstrovsky (1904 - 1936 ):

" Cái quýnhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống saocho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổthẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thểnói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹpnhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...".

  Tôi mang trong lòng tư tưởngđó, triết lý đó trong suốt chuyến xe , để cảm thấy mình rơi vào một vùng tiềm thứctĩnh lặng của cuộc đời , ngụp lặn trong đó cho đến khi thấy mình bỗng nhẹ nhàngvà bay vút trên khoảng không như một cánh chim thoát khỏi lồng son, khỏi cáivòng lẩn quẩn của số phận ....

Nguyễn Văn Điệp

 

 

Chiếc bàn đá và những câu chuyện về cha tôi

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ tư, 02 Tháng 5 2012
Viết bởi Ngữ Yên
ở Sóc Nóc vào những năm 40,mẹ tôi là người gánh hàng rong đi bán dạo ở các chợ,tối đến còn vào các sòng bài bán đồ nhậu cho các ông mê chuyện đỏ đen. Có

Xem thêm: Chiếc bàn đá và những câu chuyện về cha tôi

Tản mạn ngày 8 tháng 3

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ sáu, 09 Tháng 3 2012
Viết bởi Cô Phạm Thị Hòa

Trước 30/4/1975 Tôi đi dạy học không có ngày 8/3.Sau 75 thì ngày 8/3 tức ngày Lễ Quốc tế Phụ nữ được tổ chức hàng năm tại các cơ quan, xí nghiệp, trường học...

Theo tài liệu học tập,đó là ngày "Phụ nữ vùng lên" ( chỉ  việc vùng lên đòi lấy quyền bình đẳng trong  việc làm của nữ giới Mỹ  từ 1913)

Nhưng nhiều người cóóc trào phúng vặn lại : té ra phụ nữ chỉ có 1 ngày vùng lên rồi 364 ngày còn lại làm gì ? Còn nhớ thời đó có nhiều bài thơ""  xóc óc"" như sau :

   Hôm nay ngày 8 tháng ba.

Chị em phụ nữ đi ra đi vào.

   Thịt heo nấu với xu hào.

Chị em phụ nữ đi vào đi ra...

Rồi 1 ông chồng nàođó - không ít  khôi hài,bày tỏ sự "xuống nước" của mình khi cóthơ rằng :

     Hôm nay ngày 8 tháng ba.

Tôi giặt giùm bà chiếc áo của tôi

( việc phải giặt áocho chồng coi như bổn phận bắt buộc của phụ nữ...)

Ngày nay,phụ nữ làmđược nhiều việc  rất có ích lợi cho cộng đồng thế giới là điều không thểchối cãi được nhưng cuộc  sống .của phân nữa thê giới ấy như thế nào..? ;

Theo thăm dò và thống kê của tuần báo Newsweek : Căn cứ vào những tiêu chí như: Bình đẳnggiới,chăm sóc sức khỏe,Giáo dục,kinh tế,quyền lợi chính trị thì phụ nữ Icelandđứng đầu bảng.Sau đó là Thụy Điển,Canada,Đan Mạch,Phần Lan,Thụy sĩ,NaUy,Mỷ,Úc,Hà Lan.

Phụ nữ ở các nướcNam Á và Châu Phi là khổ nhất : Afghanistan,Pakistan, Sudan,Niger,Somalie,Ethiopie,Yemen,Congo,Tchad vì tại các nơi nầy xung đột nội bộdiễn ra liên miên,thiên tai làm mất mùa,đói kém và nhiều nơi,những hủ tục dãman có từ ngàn năm trước vẫn tồn tại.

Nói lan man quá,tôi xin kể 1 chút về ngày 8/3 hơn  ba mươi năm trước

Ngày 8/3 không phải là ngày được nghĩ,mọi người làm việc bình thường và lễ được tổ chức ngay tại nơi làm việc.

Trong các cơ quan,xínghiệp, trường học,ban Nữ công Công Đoàn có nhiệm vụ lo tổ chức  buổi lễ :Khẩu hiệu,Cờ,hình ảnh treo  khắp nơi....Thời bao cấp ,ngành thương nghiệpcũng không quên bán thêm cho nữ CNVC : khăn mặt, xà bông thơm,vải giá cao,bánhkẹo,nước ngọt...đôi khi có cả thuốc lá ...dùng để tiếp khách.

Mỗi nữ CNVCthường được tặng 1 món quà nhỏ như 1/2 kg đường hoặc 1 hộp sữa...

Dịp nầy mấy bà,cô có cơ hội  trổ tài .. phụ..  vì  Công Đoàn thường, tổ chức mấy cuộc thi nhỏ nội bộ như làm báo tường chào mừng 8/3, làm bánh..thi đấu các môn cầu lông,bóng bàn...

Hồi đó không có đầy rẫy nhà hàng,quán ăn như bây giờ nên sau buổi lễ,CĐ thường tổ chức 1 buổi ănchung hết mọi  CB-NV  trong toàn  trường gọi là liên hoan......

Nồi niêu xoong chảochén bát được mượn từ hôm trước, mấy ông nam được phân công nhóm lửa,khiêngnước.. Mọi người.vừa làm việc vừa nấu ăn....

Sau buổi lễ, hết giờlàm việc, bàn  tiệc được bày ra trên sân hoặc 1 phòng nào đó.Mọi người xúm lại ăn uống vui vẻ..

Sau đó tới phần dọndẹp: về mặt lý thuyết là mấy ông nam phải lo rửa chén,nồi, dọn bàn ghế theobảng phân công từ trước và phụ nữ được nghĩ (ngày 8/3 mà lị) nhưng  nhìnhọ làm,bên phe nữ bực mình,thôi thì săn tay áo giải quyết cho xong.

Mọi việc đâu vào đấythì mọi người mệt đờ.Hẹn nhau năm tới không thèm nấu nữa nhưng rồi vẫn tiếp tục: 1 năm có 1 ngaỳ  8/3 thôi mà..

Thời gian qua,nhiềuthứ thay đổi,không còn bao cấp,hàng quán mọc lên khắp nơi: nếu muốn ăn kéo nhaura nhà hàng là xong hết....

Kể 1 chút chơi cho vui thôi về những ngày xưa tháng cũ khi nhìn lịch thấy ngày 8 tháng ba.

 Nói chung Phụ nữ  hiện nay  sống trong 1 bối cảnh hết sức khó khăn hơn ngày xưa nhiều: Phụ nữ hiện đại phải có học thức,hiểu biết mới tự bảo vệ mình, mới giữ được những giá trị tốt đẹp của truyền thống  mà không nô lệ nó và thích nghi với đời sống hiện đại...

Xem ra những điều ấy còn rất khó khăn đối với phụ nữ,kể cả các nước giàu có nhất.

Phạm Thị Hoà


 

Một vòng du xuân 2

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ tư, 07 Tháng 3 2012
Viết bởi Bùi Tho

Tết Tây Nguyên

Dù rằng trong chương trình đã hoạch định từ lâu,nhưng trongnhững ngày tết,nhất là sau 3 ngày vắng mặt ở Bảo lộc , trở lại nhà những cuộcvui đầu xuân ấy  đã làm cho tôi quên hẳnmột việc thường làm là  cứ mỗi lần đi đếnmột nơi nào đó thì mở quyển kỷ yếu Nông Lâm Súc ra xem nơi ấy có người Nông LâmSúc của mình không ?  cuộc đi lầnnày  bắt đầu từ 5 giờ sáng và đích đến làPleiku,cho nên khi đã vào lòng thị trấn Đắc Nông thì tôi mới sực nhớ đến vùngđất này có một thành viên của Thủy Lâm 72-75 đó là Nguyễn văn Đông là con nhạnlạc với bắt được trong năm nay của lớp,phải nhờ đến Khánh cho số điện thoại,đếnkhi liên lạc được với Đông thì đoàn xe đã ra khỏi Đắc Nông.

Con đường 14 huyết mạch của Cao nguyên chừng như quánhỏ  so với lưu lượng xe qua lại ,nhất làchiều ngược lại  với đoàn xe của tôi làhướng đi về Sài Gòn với học sinh ,sinh viên,công nhân bắt đầu trở lại để làmviệc từng tốp xe gắn máy  chen nhau chạy ..vì không  nhấn ga được thoải mái nên anhtài xế cứ ca cẩm suốt cả đoạn đường…bụi mù,rác rớm dọc đường rồi khung cảnh bênngoài với rừng trơ đồi troc cho thấy sự khô cằn của vùng cao ,ngồi trong xe mátlạnh những qua cái nhìn có cảm giác như trời đang oi bức dù rằng đây đó cónhững vườn cà phê,những vườn tiêu xanh mát…có những khoảng rừng thông không dàylắm,những khu dân cư giữa mùa nắng bụi vàng,những vòng ống nước cuộn tròn và cảnhững chùm ống bó dài bỏ theo quốc lộ,những chiếc xe công nông,cải tiến nhưđang chuẩn bị cho hành trình tưới tắm  vườntược đang chực héo khô vì nắng nóng,nét xuân vẫn còn đây đó bởi những bụi maivàng vẫn còn rộ nở, với những chậu cúc tết khá đồ sộ so với cúc phương nam vàtrên các sập ở chợ người mua bán chưa nhiều nhưng rất nhiều tụ điểm đông ngườivây quanh ,đoán không lầm ở đó là một bàm xóc đĩa,tài xỉu,hay là một sòng bàivui tết đây….

Tìm một quán cơm ở đây quá khó , như lúc nãy ở Đắc Nông tìmkhông ra một quán ăn sáng bởi lẽ người ta vẫn kháo nhau rằng đa số ngườn dânsống ở đây là người miền Trung vốn ăn cái tết khá dài,tôi đã từng biết một cáilệ trong ngày tết là các gia đình sui gia thăm nhau là phải qua ngày mồng mười.Cuối cùng dành phải ghé vào một quán dọc đường cũng có nhiều khách cùng ghé , chỉ có cơm sườn và cơm tôm thôi và phảichờ,vì chủ quán không tin là quán mình đông khách như thế….Tranh thủ tôi gọi dichvụ 108 Pleiku để tìm số điện thoại của Văn Thành Non vốn là một học viên NLS Pleiku chuyển về trường Bảo Lộc và em đã trọ học tại nhà tôi,tôi hi vọng với thương hiệu NON HOA Giò Chả  sẽ tìm đượcsố điện thoại của anh ta ,nhưng dịch vụ 108 trả lời là Giò Chả Non Hoa đã khôngdùng điện thoại bàn nữa,tôi nghĩ là tìm được Non sẽ  gặp được Long,Hồng và anh em NLS Bảo Lộc ởđất Pleiku là nơi tôi sẽ ghé đến và tối thiểu được ờ  lại đó 16 tiếng đồng hồ.

 Thành phố Ban mêthuột,xứng đáng là thủ phủ của Tây Nguyên với những con đường rộng,những côngviên,và nhất là những hàng cây  Rã hương  cao to dọc theo phố  làm cho tôi thích nhất,tiếp đó là những rừngcây cao su trùng điệp trơ cành vì đang mùa thay lá.Trên đường  về Pleiku ,người đồng hành trên xe  đã cho tôi biết những Địa danh Plei-me ,ĐứcCơ, Đức Linh,Cầu 110,núi Hàm rồng là những nơi nổi danh trong thời ly loạn.

Chúng tôi ghé lại Pleiku Hotel hơn 3 giờ chiều,trong lúc chờđợc các chị chỉnh trang lại nhan sắc để chuẩn bị sang “ra mắt “ nhà gái ,tôinhớ đến Nguyễn Trung Quân thần dân NLS Bảo lộc là thấy giáo của Nông Lâm SúcPleiku,tôi gọi ngay cho anh ta ,nhờ quyền trợ giúp,Quân trả lời tôi ngay và chobiết “ anh hãy yên trí đi tôi a lô thì các em sẽ tìm gặp anh,và anh sẽ thấy tình cảm của anh  em Pleiku như thế nào !“  Cuộc gặp gỡ giữa hai gia đình rất tốt đẹp,sau bữa cơm thân mật  đã rủ nhau lên nóc của  Hoàng Anh Gia Lai Hotel uống càphê,thì tôi nhận được điện thoại của Nhơn em tìm gặp tôi ở cổng khách sạn tôibảo gần đây có ai nữa,Nhơn  đưa tôi gặp  Thái Quang rồi cùng nhau đến nhà Võ Đình Quang,vợ chồng Quang vô cùng mừng rở khi thấy tôi ghé thăm dù hàng quán đã đóng cửa.,những cú điện thoại lại bắt đầu réo gọi để rồi có thêm Sĩ Tuấn….một tiệc nho nhỏ giũa khuya cho cuộc hội ngộ thầy trò,tôi đặt vấn đề muốn gặp Văn Thành Non nhưng anh em bảo Non ở đây xa lắm giờ khuya rồi …,trở lại khách sạn gần 24 giờ,giấc ngủ đến rất nhanh do mê mệt vì  qua một ngày đường và bia rượu..vậy mà 4 giờ sáng chuông điện thoại reo,vợ chồng Quang mờitôi đến uống Cà phê sáng để tôi có một cuộc bách bộ trên một khoảng đường xalạ  của vùng đất Pleiku này mặc dù cuộcnhậu đêm hôm vẫn còn làm tôi mê mệt. Đến khi trở lại khách sạn thì  cả đoàn đang chờ tôi để khởi hành.

 

Tại một tiệm ăn sáng tôi điện thoại để nói chuyện chia tay với Văn thành Non và hẹn gặp một dịp khác,nào ngờ Non cho biết là đêm vừa rồicó đến tìm tôi tại Hotel Pleiku ,không gặp được bởi lúc đó tôi đang ở nhà Võ đình Quang ,quá thương cho em  bởi lẽ nghe nói nhà em ở khá xa khu trung tâm.Đã thế khi đoàn xe tôi rời xa Pleiku thì lại nhận được điện thoại của Non  em bảolà em đã đến nơi chúng tôi ăn sáng lúc nãy,em muốn tìm gặp tôi,rất tiếc rất tiếc…..trên vùng đất qua tuyến đường này có 2 thần dân của Thủy Lâm 72-75 Huỳnh văn Biên  ở Gia lai cách pleiku cả trăm cây số, còn Nguyễn văn Đông thì cơ ngơi năm ngay trung tâm thị trấn Đắc Nông và tôi đã gặp được vợ chồng Đông khi ghé lại nghỉ ngơi và uống nước..Với tôichuyến đi khá trọn vẹn với tình cảm Nông Lâm Súc có được trên vùng đất Tâynguyên này..dù không đông,không đủ ,không hoành tráng như những nơi khác tôiđã  từng ghé qua  nhưng cũng đủ cho ta thấy rằng ở đâu cũng cóngười của mình thì ở đó có đầy chân tình và thân ái.Tôi nghĩ sẽ có một cuộc gặpgỡ vào tháng sáu năm nay khi tôi lên đón đứa cháu dâu về Bảo Lộc  hay là một cuộc hội ngộ mang tính chất NôngLâm Súc hơn mà trong dự định của thầy trò Thủy Lâm  72-75 với hành trình thăm tất cả thành viênThủy Lâm 72-75 bắt đầu từ Bảo lộc đi Đắc Nông gặp Đông đến Pleiku gặp Biên raQuãng ngãi gặp Hùng,Bạch Trung Thạnh.. rồi vào Phan rang với  Thanh Phương đến Đà Lạt ,Đức Trọng gặpTài,DadongTa,Hùng,Minh, Thanh Chầy…rồi Di linh gặp Lương Ba…Cuối cùng về Bảolộc tổng kết..Chương trình đã lên rồi chỉ còn chờ giờ xuất phát.

Đốt Tết

Mấy ngày liền đi đây đi đó ,không ít những cuộc điện thoại  “….em đang trước nhà thầy đây,tết giờ khônggặp… chiều mồng hai em ghé nhà thầy đó…Thầy ơi mấy lần qua lại thấy nhà thầykhóa cổng hoài vậy….” đại để như thế ,bởi lẽ cứ vào tết bắt đầu từ mồng hai saukhi tập trung đến chúc tết tại nhà tôi ,thường là phải làm sạch một chai Whiskylà thầy trò chúng tôi sẽ lần lượt đi   thăm nhà của các bạn, năm nay tôi quá bận rộndù rằng gọi là cuộc du xuân, nên không thực hiện được như những năm trước ,cácem thắc mắc là phải .Vì thế  ,mồng tám ,đang trong những ngày còn tết, tôi dành ưu tiên cho các em  Thủy Lâm 72-75. hiện có ở Bảo Lộc..Tại nhàNguyễn  Văn Đức thầy trò chúng tôi gặpnhau  coi như là hội ngộ đầu năm  có sự hiện diện của Sỹ,Chung,Quang,Đức ..ngoài những chuyện rôm rả trên bàn tiệc ,những chiếc máy điện thoại nóng lên vì đượcnói chuyện rất nhiều nơi như Ánh ở Cần Thơ,Đông ở Đắc Nông,Trần Ngọc Hồ… và đặcbiệt là Huỳnh Văn Biên xin lỗi tôi vì xỉn quá  cho nên khi trên vùng đấtPleiku tôi có gọi mà em không trả lời.

Rồi đúng sáng ngày mồng 10 thì điện thoại của Trần ThanhGiang  MS 1963 thông báo sẽ gặp tôi cùng  anh Lê Đức Kính. CN 64 và  Thân trọng Lộc CN 63  anh nhờ tôi thiết kế một buổi tiệc tại nhàhàng nào đó để anh em gặp nhau cùng với nhóm học trò mà anh còn gắn bó,  kể cả Nông lâm súc và Kỹ thuật NôngNghiệp..với Trần Ngọc Sỹ,Nguyễn Lê Tuệ,Nguyễn thị ĐăngThúy,Trương đức Thi,HoàngLong,Phạm Trung Tâm….Trận chiến bia rượu đó kéo dài đến 4 tiếng đồng hồ tạiquán Cát Lợi đường Nguyễn Văn Trỗi với rượu từ Úc mang về,từ Mỹ mang tới,đụngvới rượu thuốc bìm bịp của thầy Lê Đức Kính…Vì là đốt tết nên sau đó cuộc vuilại di chuyển đến sân khấu Karaoke để thầy Giang biễu diễn những bài tình carất tuyệt vời…thầy từng tâm sự như lần trước ,về Việt Nam hát đã hơn ở bênÚc,chắc chắn là phải đã rồi vì lâu lâu chúng tôi mới nghe được ca sĩ nước ngoàihát,chứ còn ở bên ấy hát ai nghe may lắm chỉ có cô Yến nghe mà thôi mà chắc gìcô  ta thích nghe chứ?.

Riêng tôi thì cuộc vui đầu xuân  vẫn chưa dứt,vì được điện thoại của chị Phạmthị Bich Hòa ban MS năm 1963 hiện là thần dân đang ngụ ở Úc Đại Lợi,chị ta đang ở Hà Nội hẹn sẽ vào gặp và nhờ  tôi  đưa vợ chồng chị vào thăm trường cũ…..

Bùi Tho

 

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com