KHNN - ĐS & SK

Bài phỏng vấn của Ngọc Huệ

Chuyên mục: Trang Nông nghiệp & Đời sống
Được đăng: Thứ sáu, 22 Tháng 7 2011
Viết bởi Ngọc Huệ

TrangNha xin giới thiệu bài phỏng vấn của Ngọc Huệ - Khóa 3 NLS TN – Hiện là phóng viên Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô.Chúc mừng bạn đã trở thành một phóng viên chuyên nghiệp sau nhiều năm tháng học hỏi,thực tập

An Giang Hỗ trợ việc xã hội hóa công tác sản xuất, cung ứng lúa giống

Bài phỏng vấn ông Huỳnh Hiệp Thành, Giám đốc TT KN tỉnh An Giang do phóng viên Ngọc Huệ thực hiện tại Diễn đàn KN@NN “Sản xuất cung ứng giống lúa các tỉnh phía Nam” ngày 12/07/2011.

An Giang là tỉnh tổ chức công tác xã hội hóa giống lúa thành công nhất so với các tỉnh khác vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ năm 2008, An Giang có hơn 200 tổ, đội, hợp tác xã nhân giống với diện tích tăng dần mỗi năm, mức độ thỏa mãn nhu cầu hạt giống lúa cấp xác nhận trong tỉnh là hơn 50%. So với yêu cầu, số lượng giống tốt còn thiếu dẫn đến việc canh tác giống lúa kém chất lượng vẫn còn diễn ra phổ biến và chiếm tỉ lệ diện tích khá cao ở một số vùng.

PV: Chất lượng giống lúa góp phần gia tăng giá trị hạt gạo trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, gia tăng thu nhập cho nông dân. Nhưng hiện nay các giống lúa không đúng chất lượng vẫn được nông dân dùng làm lúa giống để sản xuất. Xin ông vui lòng cho biết những nguy hại của việc sản xuất giống lúa không đúng chất lượng thế nào?

Ông Huỳnh Hiệp Thành:  Trong sản xuất lúa, khâu chọn giống và bố trí thời vụ quyết định sự thành công rất lớn. Nếu dùng lúa giống không tốt trước mắt làm sản lượng lúa không ổn định trong từng vụ, từng năm. Thu nhập bị tụt giảm, không khuyến khích phát triển các hình thức cung ứng giống vào sản xuất. Quan trọng hơn nữa là việc chỉ đạo cơ cấu giống lúa sản xuất phù hợp với tình hình biến động của dịch hại, thị trường tiêu thụ và biến đổi khí hậu sẽ gặp nhiều trở ngại ở từng địa phương và trong toàn vùng.

PV: Trong vai trò của nhà nước, TTKN tỉnh An Giang làm gì để giải quyết vấn đề trên?

Ông Huỳnh Hiệp Thành: Trước đây, tỉnh đã tham gia vào dự án CBDC (Đa dạng hóa sinh học) của Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL thuộc Trường Đại học Cần Thơ để đào tạo cán bộ kỹ thuật tỉnh An Giang về kỹ năng chọn tạo giống lúa; Và dự án xã hội hóa công tác giống tỉnh An Giang. Dự án này tập huấn cho bà con nông dân kỹ năng chọn tạo giống; Sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm của TTKN và kinh phí dự án xã hội hóa công tác giống tỉnh An Giang… Hiện nay bà con tạo ra được các giống như: Hồng ngọc óc eo, CM (chợ mới), NV (Núi voi), TC (Tân châu)…

PV: Bằng những hướng dẫn cụ thể nào để người nông dân làm theo các văn bản quy phạm pháp luật về giống cây trồng của Nhà nước?

Ông Huỳnh Hiệp Thành: Lồng vào những lớp kỹ năng chọn tạo giống, thì người học được phổ biến về những văn bản quy phạm pháp luật về giống cây trồng tương đối đầy đủ từ Pháp lệnh giống cây trồng đến các Nghị định, Quyết định, Thông tư, Quy định…để khi họ tiến tới thương mại hóa công tác giống thì họ biết mà chấp hành theo.

PV: Sản xuất giống là việc làm đòi hỏi kỹ năng và cơ sở vật chất. Ngoài những lớp tập huấn TTKN tỉnh An Giang trong thời gian qua đã giúp nông dân những gì? Và định hướng sắp tới?

Ông Huỳnh Hiệp Thành: Nhà nước hỗ trợ cho bà con nông dân được 6 máy phân ly hạt; 22 máy sấy; 50 máy đo ẩm độ; hỗ trợ 50% giống siêu nguyên chủng cho các tổ đội sản xuất giống. Trong thời gian tới, TTKN tỉnh dự kiến: Giúp bà con nông dân được kiểm định, kiểm nghiệm giống thực hiện kiểm định theo qui định của Bộ NN&PTNT; Đào tạo lại tổ đội nào yếu và phát triển thêm những tổ đội mới cho những vùng nào chưa có; Tiến tới thương mại hóa về giống như: hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập công ty, tạo được thương hiệu…; Đề nghị cấp trên tiếp tục hỗ trợ cho bà con thêm những trang thiết bị sản xuất giống cũng như nguồn giống siêu nguyên chủng.

Để phát huy những thành tựu trong thời gian qua, ngành nông nghiệp cũng đã xây dựng định hướng cho công tác xã hội hoá giống đến năm 2015: Tiếp tục duy trì và củng cố mạng lưới nhân giống lúa để đảm bảo lượng giống xác nhận (cộng đồng) mỗi năm phục vụ được 90% diện tích sản xuất.

PV: Xin cảm ơn ông

Ngọc Huệ thực hiện


Cây lược vàng Thần dược trị bệnh

Chuyên mục: Trang Nông nghiệp & Đời sống
Được đăng: Thứ năm, 09 Tháng 6 2011
Viết bởi Sưu tầm

“Khá nhiều bệnh nhân mắc chứng nan y, hoặc từng bị trả về từ bệnh viện K trung ương, sau khi sử dụng cây lược vàng đã thuyên giảm, khỏi bệnh”, khẳng định với chúng tôi, bác sỹ Nguyễn Thế Dân - Giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm, cây lược vàng đã chính thức được đưa

Xem thêm: Cây lược vàng Thần dược trị bệnh

Kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng

Chuyên mục: Trang Nông nghiệp & Đời sống
Được đăng: Thứ bảy, 02 Tháng 4 2011
Viết bởi Trang trại Đại Sơn

 

  Vài năm trở lại đây, ở một số tỉnh ở Đông Nam Bộ như Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Tp.HCM “mọc” lên những địa chủ nuôi heo rừng, có nơi còn nuôi với số lượng cả trăm con; còn nếu nói về số lượng nuôi lẻ tẻ vài con trong gia đình làm kiểng cũng không ít. Vì nhu cầu và giá cả của thị trường đã thu hút nhiều người đầu tư.Mô hình nầy rất hấp dẫn,đây cũng là hướng mới về kinh tế gia đình cho các thành viên NLS muốn cải thiện đời sống,tăng thu nhập.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng

Hạt Methi – Cứu tinh của người bệnh tiểu đường

Chuyên mục: Trang Nông nghiệp & Đời sống
Được đăng: Thứ sáu, 18 Tháng 3 2011
Viết bởi Dailymethi.com

Hạt MethiCây Methi hay được gọi là cây fenugreek, cỏ cà ri, có tên khoa học là Trigonela foenum graecum thuộc họ đậu. Bộ phận trên cây Methi thường dùng làm thuốc đó là hạt và lá. Cây Methi được trồng nhiều và sử dụng làm thuốc, thực phẩm hơn 4000 năm qua tại các nước: Ấn Độ, Tây Ban Nha, Pháp, Monaco, Ý, Malta, Slovenia, Albani, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Israel, Libya, Algerie, Morocco, …


Nghiên cứu cho thấy trong hạt methi có chứa rất nhiều nhóm hoạt chất rất hữu ích cho sức khỏe như protein, khoáng tố 3% gồm sắt, calci, phosphor, magnesium, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, vitamin C, acid folic, vitamin nhóm B như thiamin, riboflavin, niacin, và nhiều chất xơ, chất nhày. Trong hạt còn có các alcaloid như trigonellin, cholin, saponin, chất dầu, flavonoid...

Giảm cholesterol:

Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ hạt methi giúp giảm mức cholesterol trong máu. Một nghiên cứu tại Medical College (Ấn Độ) đã tiến hành đo nồng độ cholesterol trong máu của 60 người (không dùng bất cứ thuốc hạ cholesterol nào). Sau đó, những người tham gia chỉ được ăn một chén xúp có chứa khoảng 20 g hạt methi trước hai bữa ăn trưa và ăn tối hàng ngày. Sau 4 tuần tiêu thụ đã thấy mức cholesterol của họ bắt đầu giảm với tỷ lệ được ghi nhận 14%. Điều này chính là do hạt methi làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) một cách đáng kể. Hạt methi còn chứa 25% galactomannan, đây là một loại chất xơ hòa tan tự nhiên, nhờ đó ăn hạt methi mỗi ngày còn giúp ngăn chặn các bệnh tim mạch, huyết áp, cải thiện hệ tuần hoàn.

Hạ thấp glucose trong máu - hỗ trợ điều trị tiểu đường:

Những người bị bệnh tiểu đường type 2, nếu mỗi ngày dùng 20 - 25gr hạt methi sẽ giúp hạ thấp lượng glucose trong máu. Theo một nghiên cứu từ các chuyên gia Ấn Độ khi họ cho thêm hạt methi vào khẩu phần ăn của các bệnh nhân thuộc tiểu đường type 1, sau đó ghi nhận đường trong nước tiểu đã giảm được 54%. Kết quả này có được chính nhờ hai chất, một là Galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu, hai là Acid amin 4-hydroxyisoleucin kích thích sự tiết insulin nhờ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Như vậy hạt Methi rất hữu ích cho cả hai nhóm tiểu đường type 1 và 2.
Tài liệu về bệnh tiểu đường, Báo Khoa Học Phổ Thông đưa tin về Hạt Methi do Dược Sỹ Lê Kim Phụng và PGS. TS. Phạm Huy Hùng Đại Học Y Dược
Tham khảo thêm các công dụng hữu ích khác của hạt Methi tại: www.dailymethi.com
Quy Cách đóng gói: Hạt  được đóng gói trong bao hút chân không đảm bảo giữ nguyên chất lượng của sản phẩm, mỗi gói 500 gram.
Giá bán: 320.000đ/1kg

Nguồn www.dailymethi.com

Bốn em ở Tây Ninh

Chuyên mục: Trang Nông nghiệp & Đời sống
Được đăng: Thứ bảy, 05 Tháng 3 2011
Viết bởi Rễ NLS

Người viết không phải là thần dân Nông Lâm Súc Tây Ninh ,nhưng rất gần gủi vì bà xã là cựu học viên khóa I hiện đang sinh sống tại Bình Dương và thường xuyên qua lại với Cựu học sinh.Bài viết có cái nhìn rất sâu sắc về tiềm năng kinh tế Tây Ninh về nông nghiệp.Xin giới thiệu tác giả tạm gọi là Rễ NLS ( vì anh đề nghị không để tên thật chỉ có biệt danh là Rễ NLS thôi)

Xem thêm: Bốn em ở Tây Ninh

Hãy làm cho căn phòng của bạn tươi mát hơn với những chậu cây xanh này.

Chuyên mục: Trang Nông nghiệp & Đời sống
Được đăng: Thứ tư, 02 Tháng 3 2011
Viết bởi PhanTuanDao

Hãy làm cho căn phòng của bạn tươi mát hơn với những chậu cây xanh này:
1. Lậu Bình: tinh dầu của nó có chất khử trùng đồng thời nó giúp bạn thư giãn và thúc đẩy một giấc ngủ ngon.

Xem thêm: Hãy làm cho căn phòng của bạn tươi mát hơn với những chậu cây xanh này.

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com