Giao Lưu Bạn Bè
Họp mặt Liên trường Nông Lâm Súc
BLL Liên trường Nông Lâm Súc từ Quảng Trị đến các tỉnh phía Nam tổ chức họp mặt lần thứ 7
Ngày 25/6/2023, tại thị xã Quảng Trị, Ban liên lạc liên trường Trung học Nông Lâm Súc từ Quảng Trị đến các tỉnh phía Nam đã tổ chức họp mặt lần thứ 7 và kỷ niệm 54 năm ngày thành lập trường Trung học Nông Lâm Súc Quảng Trị (1969-2023)
Nhớ trường xưa ở Ban Mê Thuột
Nhớ trường xưa ở Ban Mê Thuột
TẢN MẠN MỘT THỜI THƯƠNG NHỚ NÔNG-LÂM-SÚC DARLAC 1970-1975
Thầy Nguyên Hạnh
Đọc hai câu thơ của Thi sĩ Chế Lan Viên:
- Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn.
Tâm tình người thầy của 43 năm xa cách ngôi trường rất trẻ trung năng động được thành lập thập niên 70 toạ lạc trên Ql 27 cạnh rừng cây Giá tị, Bạch đàn, Giáng hương, Cà te và Thông gần Trung tâm Thực nghiệm cây số 5, chúng ta đọc rõ bảng: TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC DARLAC. Ngôi trường nằm vị trí xa Trung tâm Thị xã Ban Mê Thuột, đắc địa thích
Chuyến lang bạt xuyên Việt của nhóm bạn cựu học viên NLS Bảo Lộc
Chuyến lang bạt xuyên Việt của nhóm bạn cựu học viên NLS Bảo Lộc
Nhóm bạn bốn người đều gần 70 tuổi cùng nhau lang bạt từ Lâm Đồng tới Tây Bắc bằng xe bán tải và trở về sau 15 ngày. |
Không chỉ riêng người gõ những dòng này, khá đông bạn bè, những người có chút máu giang hồ đều ước muốn được táp tùng, nhưng không được nên suốt những ngày qua nhờ Facebook họ theo dõi chuyến đi của anh Nguyễn Thành Trung và những người bạn của anh. Anh Trung mời tất cả cùng đọc chuyến đi khá thú vị, ước mơ mấy mươi năm của những người bạn cùng trường được tường trình qua báo Vietnamnet. (Trang Nhà)
Xem thêm: Chuyến lang bạt xuyên Việt của nhóm bạn cựu học viên NLS Bảo Lộc
Thực vật họ Bầu, Bí
Thực vật họ Bầu, Bí
GS Thái Công Tụng
1.Tổng quan
Các loài thực vật như cây bầu, cây bí, cây mướp v.v. là những thực vật quen thuộc trong nông thôn Việt. Ca dao có câu:
Ðôi ta kết nghĩa tương giao
Nào là quả mận, quả đào đong đưa
Bùi ngùi quả ấu, quả dừa
Xanh xanh quả mướp, quả dưa, quả bầu
Từ đồng bằng Trị Thiên tới núi rừng Châu Phi
TỪ ĐỒNG BẰNG TRỊ THIÊN ĐẾN NÚI RỪNG PHI CHÂU
GS Thái Công Tụng
Vào thời đệ nhị thế chiến, tôi là học sinh truờng tiểu học tại một huyện vùng gò đồi của đồng bằng duyên hải Trị Thiên . Ngoài một giải đất phù sa hẹp chạy dọc theo những dòng sông ngắn phát xuất từ dãy Trường Sơn thì toàn những dãy đồi bát úp nghèo nàn, với rừng cây thứ sinh cao vài mét, có nơi thảo nguyên với cỏ tranh. Gần phía chân núi thì đó là thiên đàng hạ giới về sự đa dạng muông thú: cọp, beo, hươu, nai, chim công, trĩ, gà rừng, heo rừng .Cọp thường hay núp trong các vùng cỏ tranh bắt người, bắt súc vật. Khí hậu vùng quê tôi thì khắc nghiệt: mùa hè gió Lào thổi nóng khô đất, khô cây; mùa đông, gió lạnh rin rít chưa kể lụt lội. Bệnh tật thì sốt rét hoành hoành, vì
Chữ Tâm trong văn học Việt
Chữ Tâm trong văn học Việt
GS Thái Công Tụng
Giáo Sư Thái Công Tụng là cựu học sinh trường Quốc Học - Huế, Kỹ Sư Nông Học, Cử Nhân Khoa Học Toulouse - Pháp, Tiến Sỹ Khoa Học (1965), Giáo Sư các trường Đại Học trong nước (trước 1975): Đại Học Khoa Học, Đại Học Văn Khoa, Đại Học Nông Lâm.
Giáo Sư Thái Công Tụng là một nhà nghiên cứu khoa học, giảng dạy môn Thổ Nhưỡng Học. Ông có nhiều bài viết về đất đai, khí hậu, sông ngòi, cây ăn trái, v..v… Trang Nhà của chúng ta may mắn được Giáo Sư cho phép đã trích đăng nhiều công trình biên soạn giá trị của ông. Những bài viết của Giáo Sư thu hút khá nhiều độc giả trong và ngoài nước, qua sự diễn đạt chuẩn mực của một khoa học gia, một nhà văn hóa, và của một nghệ sỹ.
Các bài khác...
© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn
Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011
Email: nonglamsuctayninh@gmail.com