Âm nhạc - CD/DVD
Những loài hoa trong âm nhạc
Những loài hoa trong âm nhạc
Nguyễn Duyên
Đầu tiên có thể kể đến bài Hoa soan bên thềm cũ của nhạc sỹ Tuấn Khanh, ông sinh năm 1933 tại Nam Ðịnh. Năm 1950, ông về sống ở Hà Nội và học vĩ cầm từ người anh cả. Năm 1953, ông giành giải nhất của đài phát thanh Pháp Á về giọng hát.
Năm 1955, ông di cư vào miền Nam Việt Nam, khi vào Sài Gòn, ông đàn ở đài phát thanh và ban giao hưởng của trường Quốc gia Âm nhạc. Nhạc phẩm đầu tiên của ông là "Ðò ngang" (viết cùng Y Vân). Bản Hoa Soan Bên Thềm Cũ mặc dù sáng tác ở Sài Gòn thập niên 1950 nhưng đã thai nghén lời ca ý nhạc và lấy hình ảnh hoa soan ở Hà Nội để vẽ lên phong cảnh nên thơ cho bài tình ca này với tiết điệu Rumba nhẹ nhàng tình cảm cho đến bây giờ cũng còn ngẫn ngơ người nghe..!? :
Bàn về một số vấn đề âm nhạc hiện nay
Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (LLPBVHNT) Trung ương
Hội thảo khoa học toàn quốc năm 2023 “Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực trạng và định hướng cho những năm tiếp theo”
BÀN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ÂM NHẠC HIỆN NAY
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Đông
Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam
Kính thưa quý vị
Trong thời lượng hạn hẹp của chương trình, tôi xin trao đổi một số vấn đề về âm nhạc hiện nay gồm 3 chủ đề: Tính dân tộc trong âm nhạc, Về dòng nhạc Bolero và Âm nhạc thịnh hành được hiểu như thế nào?
*TÍNH DÂN TỘC TRONG ÂM NHẠC
Hiện nay toàn cầu hóa - tính dân tộc-tính hiện đại trong âm nhạc được Đảng và nhà nước rất quan tâm.Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa là một tất yếu của lịch sử phát triển xã hội cũng là một vấn đề lớn và phức tạp. Trong thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chính sách văn hóa nói chung chính sách về nghệ thuật nói riêng nhằm khẳng định vị trí của văn hóa truyền thống Việt Nam trong xu thế hội nhập với toàn thế giới đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Đảng (khóa VIII) về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và gần đây là nghị quyết số 23 -NQ/BCT của Bộ Chính trị ban hành về nội dung văn học nghệ thuật trong tình
Ca khúc thiếu nhi và những vấn đề bất cập hiện nay
HỘI THẢO KHOA HỌC “ÂM NHẠC THIẾU NHI Ở TP HỒ CHÍ MINH”
THAM LUẬN
CA KHÚC THIẾU NHI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP HIỆN NAY
Tác giả: NS NGUYỄN QUỐC ĐÔNG
Hội viên Hội âm nhạc TPHCM – Chi hội 6
Tóm tắt nội dung:
Những vấn đề khó khăn hạn chế trong việc sáng tác quảng bá ca khúc
thiếu nhi hiện nay
Nội dung bài viết:
Âm nhạc cho thiếu nhi rất quan trọng trong đời sống xã hội vì nó góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì vậy, để âm nhạc thiếu nhi phát triển tốt, cần có định hướng đúng đắn cho các hoạt động âm nhạc thiếu nhi, từ việc hoạch định chính sách, đến việc sáng tác, phổ biến, biểu diễn và truyền thông...Đây là trách nhiệm của toàn xã hội, cần có sự chung tay của toàn xã hội chứ không phải của một số ban, ngành, một vài tập thể hay cá nhân điển hình nào.
Xem thêm: Ca khúc thiếu nhi và những vấn đề bất cập hiện nay
Ca khúc cách mạng: những bản hùng ca một thời kiêu hãnh
Ca khúc cách mạng: những bản hùng ca một thời kiêu hãnh
NS NGUYỄN QUỐC ĐÔNG Ca khúc cách mạng hình thành và phát triển từ khi có phong trào yêu nước do Đảng lãnh đạo. Trên văn bản “khai sinh,” ca khúc cách mạng được hình thành từ những năm 30 của thế kỷ 20, với bài “Cùng nhau đi hồng binh” của tác giả Đinh Nhu. Từng bước đi của ca khúc cách mạng là sự phản ánh trung thực những thành tựu của lịch sử cách mạng Việt Nam.
Giai đoạn 1930-1946 là giai đoạn đầu tiên của dòng ca khúc cách mạng Việt Nam. Ca khúc cách mạng thời kỳ này mang dấu ấn của nền âm nhạc cổ truyền dân tộc, dòng ca khúc hướng về lịch sử.
Ca khúc cách mạng đã thể hiện đúng bản chất văn hóa hai chiều của con người Việt Nam: một chiều tiếp nhận từ văn hóa truyền thống, một chiều tiếp nhận từ văn hóa âm nhạc nước ngoài.
Cùng nhau đi Hồng binh. Đồng tâm ta đều bước. Đừng cho quân thù thoát. Ta quyết chí hy sinh. Nào anh em nghèo đâu. Liều thân cho đời sống. Mong thế giới đại đồng. Tiến lên quân Hồng.
. Đinh Nhu (1910 – 1945) là một nhạc sĩ người Việt Nam, tác giả bài Cùng nhau đi Hồng binh, nhạc phẩm được coi là bài hát đầu tiên của tân nhạc cách mạng Việt Nam
Xem thêm: Ca khúc cách mạng: những bản hùng ca một thời kiêu hãnh
Mùa xuân đến
MÙA XUÂN ĐẾN
Nhạc và lời: Nguyễn Quốc Đông
Trình bày: Mộc San
Dân ca Tây Ninh trên đường phát triển và hội nhập
Tham luận
DÂN CA TÂY NINH TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN VÀ
HỘI NHẬP
NS Nguyễn Quốc Đông
Chi hội nhạc sĩ VN tỉnh Tây Ninh
( Hội thảo trong Liên hoan âm nhạc toàn quốc lần thứ nhất ngày 02/6/2023 tại thành phố Long Xuyên)
Tây Ninh là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Kể từ đầu năm 2014 thị xã Tây Ninh đã được chính phủ công nhận là thành phố Tây Ninh, đây là niềm vui lớn của người dân địa phương.
Chúng ta biết mỗi quốc gia đều mang tính dân tộc trong âm nhạc và nền âm nhạc đó được phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng mà mọi nơi đều cảm nhận được vì giai điệu là dấu hiệu đặc trưng nhất của âm nhạc, là thứ duy nhất vượt mọi không gian thời gian khoảng cách ngôn ngữ vị trí địa lý và tầng sâu văn hóa...dù người các nước khác không hiểu được ngôn ngữ diễn đạt trong lời ca nhưng họ vẫn cảm nhận được tiết tấu giai điệu đặc trưng của từng bài nhạc của mỗi dân tộc.