Truyện ngắn, bút ký, hồi ký
Chuyện hưởng thọ, hưởng dương,
Hưởng Thọ
Hưởng Dương
Bùi Tho
Bàn về chuyện sống chết có người kể chuyện rằng :
Ông bác của anh ta mới mất, năm nay đã 68 tuổi , khi dựng bia không được đề chữ hưởng-thọ mà phải đề chữ huởng-dương 68 tuổi . Vì ông nội anh không cho phép , bởi ông còn sống, năm nay gần 100 tuổi .!
Anh lại bảo là ông anh vốn là nhà nho, ông còn sống nên không cho con được dùng chữ hưởng Thọ dù đã 68 tuổi, vì cái tội con chết trước cha?
Anh ta đặt vấn đề đó vì thắc mắc, về việc ba tôi mất lúc 53 tuổi sao được dùng chữ Thọ lẽ ra phải dùng chữ hưởng dương ?
Nếu dựa theo truyền thuyết dân gian, cuộc sống con người được hưởng thể hiện bằng hình tượng ba ông Phước, Lộc , Thọ thì ông Thọ là người phải có râu, vậy
Chuyện cúng giỗ
CHUYỆN CÚNG GIỖ
Bùi Tho
Ngày giỗ bà nội , là một ngày vui đối với anh em chúng tôi. Ngày đó được ba tôi cho mặc quần áo đẹp, đi xe đò ra An Lạc , nhà của bác hai. Nơi đó có vườn trà rộng, có nhiều cây trái ,có suối nước. Anh em tôi cùng với các anh em trong họ tha hồ vui đùa trong lúc các người lớn ngồi nói chuyện, các bà các chị thì lo ở bếp núc. Khi mâm cỗ được dọn xong, bàn thờ được lên đèn, bác hai là người đốt nhang khấn vái trước tiên, rồi đến cô ba đến ba tôi. Chúng tôi cũng được gọi tập trung trước bàn thờ theo lệnh người lớn các con chắp tay lạy bà nội bà ngoại. ngoài ra còn các bác gái các chị sau khi xong nhà bếp cũng lên đốt nhang kính cẩn bái lạy. Sau đó là phần ăn uống, bọn trẻ chúng tiếp tục chơi đùa cho đến chiều tối mới về.
Nhớ về thầy cô
LAN MAN NGÀY LỄ NHÀ GIÁO
NHỚ VỀ NHỮNG NGƯỜI THẦY CỦA TÔI
Nguyễn Duyên
Hồi xưa tụi tui đi học không có lễ nhà giáo, nên không có tặng hoa, tặng quà cho thầy cô, không tiệc tùng rôm rả như bây giờ...nay sẵn ngày 20.11 làm lễ nhà giáo rầm rộ nên ăn theo chợt nhớ về những người thầy cũ. Thầy cô rất nhiều không nhớ hết, tôi chỉ kể 2 chuyện về hai người thầy đã mất: Cô HT Thân Thị Đời và thầy Nguyễn Văn Sỹ
Có điều trùng hợp là hai vị thầy đều mất ngày 9, cô Đời thì ngày 9.3.2023 thì một tháng sau thầy Sỹ mất cũng ngày 9.4.2023 chắc là số trời đã định?
Nhớ nhà văn, nhạc sĩ Vân An
NHỚ NHÀ VĂN, NHẠC SĨ VÂN AN
NGUYỄN QUỐC ĐÔNG
(Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Tây Ninh)
Ở Tây Ninh, nói đến nhà văn Vân An thì đa số ai cũng biết, ông là một người bặt thiệp giao du rộng rãi trong giới văn nghệ sỹ, ít người biết ông cũng là người viết nhạc. Ông là nhà văn đầu tiên của Tây Ninh được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, là người có nhiều đóng góp to lớn vào việc xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật Tây Ninh trong thời gian ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như: Trưởng Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình, Tổng Biên tập Báo Tây Ninh, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật...
Một ván cờ
Một ván cờ
Ngữ Yên
Thân tặng những cô giáo một đời vì học sinh thân yêu
Ở cái huyện nghèo nàn nầy ông Tình là nhân vật không xa lạ gì với quần chúng .Các quán nhậu đều nhẵn mặt ông, có điều ông rất hay ở chỗ nhậu không tốn xu bạc nào cả, đang lúc vui vẻ ông chỉ cần móc di động ra a lô một cái thì có người chạy đến trả tiền. Vốn là cán bộ một trường bổ túc văn hoá nhưng người ta thấy ông dạy thì ít chạy chọt thì nhiều, giờ ở ngoài quán nhiều hơn ở trong lớp. Chuyện ông nhậu cũng có nhiều giai thoại để lại : một lần nhậu quắc cần câu về tới khu phố không biết đường vào nhà ông hỏi bọn trẻ đang
Điện thoại của mẹ
ĐIỆN THOẠI CỦA MẸ
Ngữ Yên
Kính dâng lên hương hồn mẹ thân yêu
Suốt ngày ở nhà hiu quạnh một mình nên mẹ tôi rất thèm tiếng người, hễ nghe tiếng của ai ở phía trước là bà lọ mọ đi lên , dù quen hay lạ : một người hàng xóm, một bà lão bán vé số, một người đi đường dừng lại. Bà hỏi chuyện đủ thứ, chuyện đâu không, mà khi hỏi là hỏi cho tới cùng: từ gia đình, con cái, quê quán, nhà cửa, làm ăn… làm nhiều người lúng ta lúng túng. Nhưng không ai giận cả, rất vui vẻ trả lời bà già.