Truyện ngắn, bút ký, hồi ký

Chuyện mất chuyện còn

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Chủ nhật, 03 Tháng 2 2019
Viết bởi Ban điều hành

CHUYỆN MẤT, CHUYỆN CÒN

Bùi Tho

 

Gần đây, có dịp qua lại đường Nguyễn Hữu Cảnh, dựa tường xưởng Ba Son ngày xưa, là con đường nơi chốn phồn hoa, thỉnh thoảng thấy bày bán lan rừng, làm tôi nhớ lại một câu “ Sài Gòn cái gì cũng có “ Dĩ nhiên là lan rừng cũng phải có. Nhớ ngày nào, hình ảnh những giò lan được bày bán ở những Kiosque có tên có hiệu trên đường Nguyễn Huệ , đa phần là thành phầm chứ không bán mớ bán sô như bây giờ. Nhìn mớ lan bày bán đó, chính là lan rừng .Tôi cũng tự nhủ, tự an ủi, tự mừng

Xem thêm: Chuyện mất chuyện còn

Không bao giờ quên

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Chủ nhật, 23 Tháng 12 2018
Viết bởi Ban điều hành

Không bao giờ quên…

PHAN MINH ĐẨU

 

Năm 1965 Nha Học vụ Nông Lâm Súc thí điểm mở lớp 6 Nông Lâm Súc tại hai  trường. Một tại Trường Cộng đồng Búng (tiền thân của Trường Trung học Nông Lâm Súc Bình Dương) và một  tại Trường Cộng đồng Long Hoa (tiền thân của Trường Trung học Nông Lâm Súc Tây Ninh. Tôi và anh Nguyễn Tấn Tài được Bộ Giáo dục bổ

Xem thêm: Không bao giờ quên

Về Đồng Nhân học hiệu

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ hai, 12 Tháng 11 2018
Viết bởi Ban điều hành

Về ĐỒNG NHÂN HỌC HIỆU

 Bùi Thọ

Khi tôi , học trường tiểu học công đầu tiên của xứ Blao , ngôi trường ở triền dốc nhìn xuống suối Bảy Chẻ. ( nay là vị trí nhà hàng Tâm Châu Bảo lộc, ( 2018) Ngôi trường đầu tiên ấy tôi còn nhớ 2 vị thầy đầu tiên là thầy Huỳnh Cữu và thầy Nguyễn Nhơi.

Lúc đó cũng biết được rằng ở Phẹc có một trường học mang tên Tập Thành mà dân bấy giờ quen gọi là Trường Tàu, bởi lẽ trường học dành cho con em của người Hoa quanh vùng, dù rằng ở đó người Hoa không nhiều bằng khu trung tâm trước văn phòng quận Blao. Được biết bà con người Hoa đa phần làm nghề buôn bán, cho nên ngôi trường dành cho họ cũng có vẽ cao sang uy nghi đường bệ hơn, nội nhìn cách ăn vận đồng phục của học sinh là đã thấy sự khác biệt rất xa với học sinh người Việt rồi.

Nhờ có Thanh con Bà ba Ngô, có Sĩ Vinh Sĩ Hiển là dân Phẹc, tôi đã có dịp vào chơi trong trường và vô cùng thán phục các chưng bày về môn vẽ và thủ công của học sinh

Xem thêm: Về Đồng Nhân học hiệu

Kỷ luật? Bún bò

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ năm, 08 Tháng 11 2018
Viết bởi Ban điều hành

Kỷ Luật ? Bún Bò ?

Bùi Tho

Hơn một thập kỷ qua, nhờ đội tuyển túc cầu Nhật bản vào vòng chung kết World cup, câu chuyện bên lề nói đến nhiều về khán giả là cổ động viên người Nhật với tính kỷ luật rất cao, vấn đề kỷ luật của người Nhật tôi đã nghe từ rất lâu, thời đó những người trên trước đã kể, đã nói như ngầm chứa việc răn dạy tuổi trẻ chúng tôi, cho nên riêng tôi vẫn nhớ…..

***Năm tôi đang học ở Di linh, thì đã nghe nói Nhật bồi thường chiến tranh cho Việt Nam bằng cách xây đập thủy điện Đa Nhim và chúng tôi thấy những đoàn xe màu vàng chuyên chở máy móc đi ngang qua, cũng thấy những người Nhật mặc áo quần cũng màu vàng cam trên ngực ghi chữ Nippon Koel nghe nói đây là hảng giám sát thi công công trình. Từ cái Thủy điện đang làm ở Dran, người ta kháo nhau rằng : nơi ấy thời chiến tranh 1941-1945 lính Nhật đã chôn vàng? Nên lần này Nhật lên vùng này để đào vàng đem về ? ngay cả bây giờ còn đang có người đào vùng núi Tàu ở Phan Thiết để tìm kho vàng của Nhật dấu ? Vì trước đó thời Pháp đã nghĩ đến làm thủy điện và đã tính đến thác Trị An nằm trên sông Đồng Nai lại gần Sài gòn, tại sao Nhật không chọn Trị an làm, mà lên tận đỉnh núi của cao nguyên Lang Biang đắp đập ?

Sau này được gần gũi với một kỹ sư từng làm lâu năm ngành điện cho biết Nhật chọn Đa Nhim bởi 2 lý do :

-1 Phô trương nền khoa học mới mẻ cũa Nhật trong việc xây dựng thủy điện.

- 2 Nhóm khoa học gia Nhật sau khi nghiên cứu cho biết vùng đất nền ở Trị An không vững, việc tích nước không thuận lợi ?

Khi tiến hành xây dựng, đến chuyện khai phá rừng làm đập thì có sự đồn đại là phát hiện một con trăn mình to cỡ 1 met, làm cho người ta ùn ùn kéo nhau đi xem (ai sống thời ấy chắc có nghe chuyện này )

Cũng thời gian đó khi đang học Lê Lợi Di Linh ( 1958 – 1959 ) thì chúng tôi nhặt được những tờ truyền đơn và ngay cả nghe tiếng nói từ trên máy bay vọng xuống, bằng tiếng Nhật và tiếng Việt như trong tờ truyền đơn ghi: Đại ý là kêu gọi anh em quân linh Nhật đang ẩn nấp trong rừng hay ở trong nhà dân hãy ra trình diện chính quyền VNCH để được đưa về Nhật vì Nhật đã thua trận trong đệ nhị thế chiến, các binh lính Nhật không biết được tin tức còn đang lẫn trốn,

Từ đó chúng tôi được nghe những câu chuyện về tính kỷ luật, tinh gan dạ của người Nhật, có những chuyện nghe qua chuyền miệng nhưng cũng có chuyện thể hiện trên giấy trắng mực đen như vụ đội thần công Trân Châu Cảng, hoặc giữ gìn khí tiết tự mổ bụng Samurai. Ta không thể nào quên câu chuyện của Onoda Hiro một binh sĩ, toán trưởng biệt kích của Nhật chiến đấu tại Phi Luật Tân, ông bị mất liên lạc nên khi nước Nhật đầu hàng chấm dứt thế chiến thứ 2 từ năm 1945 nên ông vẫn tiếp chục lẩn trốn và chiến đấu cho đến năm 1974 có nghĩa là 29 năm sau, hai chính phủ Nhật Bản và Phi luật Tân phải tiến hành các thủ tục để cho ông ta ra đầu hàng... Ông chính là người lính Nhật cuối cùng đầu hàng 30 năm sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc ( xin vào Google tìm kiếm “ Những người lính Nhật cuối cùng “ )

Năm nay 2017 bỗng nhớ nhớ lại chuyện này, cùng với việc nghe nói ở Huế đang tôn vinh và đòi lại thương hiệu BÚN BÒ HUẾ, cũng có nhiều ý kiến, bây giờ không biết ngã ngũ ra sao !

Phài nói thêm rằng ở thập niên 1950 trong cuộc sống khi nói đến cung cách thanh lịch, bác học là nói đến Hà Nội,

Khi nói đến cung cách lễ nghĩa thường được chú ý kính trọng đó là người Huế, phần nào cũng ảnh hưởng là đất thần kinh mà đương triều là hoàng đế Bảo Đại trị vì. Thêm vào đó là nơi sản sinh ra nhiều người tài, nhiều bậc tu hành phật giáo được nể trọng vì Huế được xem là trung tâm Phật giáo VN. Lúc ấy phải nói là dân bình thường luôn xem người dân xứ Huế có một cung cách khác, giọng nói mềm mỏng, nhẹ nhàng ăn mặc lịch sự ,khi ra ngoài thường vận áo dài và có tài trong việc nấu ăn, làm bánh.

Tại Djiring thời ấy,có một người đàn bà quen gọi là bà Cao , có lẽ lấy tên của ông chồng, sống với một đàn con, tôi biết bà nhờ có học chung với người con gái đầu của bà, cũng như quen với mấy chú em trai. Bà rất dể mến, thường buổi sáng bà gánh một gánh bún bán dạo hay quanh chợ Di linh cũ ( trước đình làng, ngã ba đi Gia bắc) ngày ấy được gọi gánh bún của bà Cao, bún của người Huế bán, Bún bò bà người Huề bán.

Cùng thời, Đà Lạt như ta biết số người Huế vào lập nghiệp khá nhiều, và cũng với cái tư thế như thế đối với người phụ nữ Huế, gánh chè, gánh bánh, gánh bún chắc chắn là có và cũng nhận được cái tên bình thường bún của chị, của bà, của o người Huế bán .

Khoảng đầu thập niên 1960, tại Bảo Lộc, có một o người Huế bán bún bò trong đường hẻm Tiên Dung, người ta quen gọi là O Doãn bởi bà có một đứa con trai tên Doãn, quán bà bán rất đông khách, tô bún nóng sốt và cay xé miệng vốn là đặc điểm của bún bò của bà, nhất là lúc thưởng thức khi trời đang mùa lạnh.

Khoảng năm 1965 thì tại trường trung học Nông Lâm Súc Bảo lộc nhóm học viên Nông Lâm Súc nội trú ca ngợi bún của chị Tráng một người Huế vào trú ngụ sau nhà cao cẳng KH III cũng bán bún bò, vì bán cho học sinh xa nhà nên khá rẻ và dễ dãi và đặc biệt là cho ăn thiếu, cũng được gọi là bún bò, xin gọi là bún bò do chị Tráng người Huế nấu.

Thời gian không xa khoảng thập niên 1990 cô Hoàng Thị Ni Na là hiệu trưởng trường nữ Bảo Lộc, vốn là người dân Huế theo chồng về Trà Vinh, có thời cũng mở quán bán bún bò tại xứ sở miền tây này lấy hương vị như tô bún bò thường thấy tại Bảo Lộc. Người Trà Vinh bấy giờ ăn khen ngon và gọi là Bún Bò của người Huế nấu. Cái món bún bò đó đã tác động mạnh đến những người Huế tha phương, họ học nấu và phổ biến, có thời gian nhiều quán bún bò ra đời nhưng khách thường đến các quán do người Huế nấu hơn , dần dà tự nhiên thành cái tên BÚN BÒ HUẾ, Cái tên này do những người địa phương ngoài đât Huế đặt cho loại bún mà người Huế nấu. nếu nó chỉ nấu ở tại Huế , ăn ở tại Huế thì chắc người ta sẽ gọi bún bò, cũng giống như gọi phở, bánh canh, hủ tiếu, cơm hến…Nhớ lại thuở thập niên 1950 – 1960 dân cư quanh vùng tôi khi nhắc đến xứ Quảng là mạch nha, đường phổi, và Huế là cơm hến, mè xửng không nghe nhắc đến bún bò.

Trong câu chuyện thương hiệu bún bò, thời đi học ở Di Linh, tôi có nghe một câu chuyện kể liên quan đến kỷ luật của người Nhật và bún bò của người vốn là dân Huế : Bà Cao.

Lúc trọ học tại Di Linh, có thời tôi ăn cơm tháng do bà Cao nấu, bà sống với mấy đứa con, tôi chưa lần nào gặp chồng bà , bà hiền và vui tính. Trong một lần, bà tâm sự “ Bác đã dắt díu đàn con bỏ xứ Huế vào tá túc nơi này,

Sự thật là bác đã chạy trốn, việc chạy trốn này vừa đúng lại vừa không . Bởi lúc ấy ở ngoài nớ, bác đã bán một gánh bún như bây giờ, gánh bún được đặt ở hè phố, khách ăn ngồi trên những chiếc đòn gỗ . Lần đó một anh lính Nhât say sưa đến ăn bún của bác xong không chịu trả tiền, nên bác đuổi theo đến tận đồn để đòi , đến cổng không vào được nên bác đạ lớn tiếng . Sự việc đó đã dộng đến chỉ huy, biết sự việc, nên ông ta ra lệnh tập trung lính toàn trại và bảo bác chỉ người nào đã ăn bún, lúc đó chỉ nghỉ đến mấy đồng bạc nên đã chỉ ngay người đã ăn bún lúc nảy., ông ta lại hỏi một lần nữa “đúng người này không ?’ bác gật đầu bảo phải.

Nào ngờ nhanh như chớp ông ta rút gươm và vút một cái, tên lính ngã gục xuống, trong bụng có bún. Ông ta cúi đầu xin lổi và trả tiền cho bác. Trời ơi bác muốn xỉu và lật đật bỏ chạy. Theo người ta kể lại nếu trong bụng không có bún, thì bác sẽ là người chết theo anh lính kia.

Đó là lý do bác có mặt xứ này. Câu chuyện này bác luôn ray rứt nên nguyện luôn ăn ở hiền lành, tu tâm dưỡng tánh…

Chuyện thực hư ra sao đến giờ tôi vẫn chưa rỏ,

Nếu “vì một tô bún mà mất một mạng người “ xem chừng nó nhỏ nhoi, trần tục quá không ?

Nhưng “ Mất một mạng người “ để giữ gìn nghiêm minh kỷ luật, danh dự của một dân tộc, thật đáng khâm phục phải không !

Bùi Tho

Thác Đam Rông

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ tư, 26 Tháng 9 2018
Viết bởi Ban điều hành

Chuyện Blao

THÁC ĐAM RÔNG

Bùi Tho

 

Blao  vốn là nơi rừng thiêng nước độc, đất rộng người thưa, cuộc sống vô cùng thầm lặng.

 Cuộc di cư năm 1955 với vài trại định cư bắt đầu thành hình, làm cho Blao có chút xôn xao

.Rồi trường Quốc Gia Nông lâm mục ra đời, thu hút nam thanh nữ tú của nhiều nơi về hội tụ, làm cho cái xứ “cò ho khỉ gáy “ này thay đổi từng ngày..

Thời đó người ta nói về Đà-Lạt đã là thành phố du lịch, với nhiều thắng cảnh. Ta thấy có những Carte Postale hình hồ Xuân Hương, thác Cam ly, Liên khàng, Gougha,

Xem thêm: Thác Đam Rông

Ký ức bánh xèo

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ năm, 13 Tháng 9 2018
Viết bởi Ban điều hành

Kí ức bánh xèo

Ngữ Yên

 

Khi ra trường ,tôi được bổ nhiệm về dạy miền biên giới. Lúc ấy tình hình biên giới còn rất phức tạp, căng thẳng , các cuộc xung đột xảy ra thường xuyên, thầy trò chúng tôi vừa dạy học vừa đào giao thông hào trốn pháo kích. Chiều chiều dạy xong, không có chuyện gì làm chúng tôi kéo nhau ra đường mòn nhìn rừng rậm hoang vu , nghe chim kêu vượn hú, nhớ nhà lòng buồn mênh mang. Dạy chung với tôi có Mẫn từ Thị xã lên, hai người ở chung phòng nên rất thân, chúng tôi tự nấu ăn , tự trồng trọt để cải thiện đời sống. Thỉnh thoảng được dân làng cho một miếng thịt cheo, thịt mển là rất mừng. Lúc đó lương bỗng rất kém cỏi nhưng tình cảm,kỉ niệm thì rất nhiều. Có lần chúng tôi chèo ghe qua sông dự đám cưới một em học sinh đã ra trường, lần đầu tiên tôi được thưởng thức đặc sản vùng biên giới , uống nước thốt nốt, ăn bún với nước Xim Lo (*). Xim Lo chính hiệu vùng biên giới không giống như chỗ khác,mùi vị đặc trưng vì có thêm trái Cà Chây cho vào làm nước lèo óng ánh màu vàng vàng như nghệ rất thơm, rất ngon. Dự lễ cưới ban đêm vùng biên giới thật là vui, ngồi dưới đệm quay quần uống rượu bằng chén , coi múa Lâm Thôn.

Xem thêm: Ký ức bánh xèo

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com