Truyện ngắn, bút ký, hồi ký
Chuyện bây giờ mới kể
Chuyện bây giờ mới kể
Bùi Tho
Nghe tin tôi chọn về TH Nông Lâm Súc Tây Ninh, mẹ tô đã khóc, vì nơi đây là vùng lửa đạn. Ba tôi thì trầm tĩnh hơn bảo “ sống thì ở đâu cũng sống, chết thì ở dâu cũng chết, người ta sống được thì con mình sống được.”
Và chỉ vỏn vẹn có hai năm trên vùng dất thánh Long Hoa, trên vùng đất Tây Ninh, đầy lửa đạn và chết choc này. Từ tháng 11 năm 1968 cho đến tháng 11 năm 1970, với 24 tháng tròn đó, biết bao sự việc đã đến với riêng tôi, biết bao sự việc tôi đã thể hiện trên
Nhà thơ Trường Anh và Mưa đêm nay
Nhà thơ Trường Anh và Mưa đêm nay
Thắm thoát mà một năm trôi qua, Trường Anh, nhà thơ của Gò Dầu Hạ, Tây Ninh, từ giã cõi đời. Đôi dòng nầy viết về ông để nhớ lại kỷ niệm những ngày tháng cũ.
Tôi quen thân Trường Anh trong những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ trước, trong khi ông chuẩn bị cho in tập thơ đầu tay Mưa Đêm Nay.
Gò dâù hạ vào những năm âý, nhắc đến tên Trường Anh, thi sĩ, nếu nói là có nhiều người biết, chắc không phải là nói quá lời. Trường Anh với bài thơ Mưa Đêm Nay do nhạc sĩ Anh Việt Thu phổ nhạc và trình bày qua giọng ca Hoàng Oanh, phát trên đài phát thanh Sàigòn lúc ấy, làm cho nhiều người biết đến ông.
Hiu hắt đời người
HIU HẮT ĐỜI NGƯỜI
NGỮ YÊN
Những năm 1960 từ Bến Mới ra Gò Dầu Hạ phải đi qua Dinh Ông khoảng trên 20 cây số , đường đi rất xấu, ổ gà, ổ voi nhiều vô kể…mùa mưa thì nước ngập trắng xóa , muốn qua phải đi ghe, xuồng nên người dân còn gọi là đường xuồng.Gia đình chúng tôi từ xưa vốn sinh sống làm ăn trên đất quê ngoại nhưng sau chiến tranh tràn lan, mẹ tôi lo sợ tương lai cho các con mình nên về phố thị ở, chỉ còn Dì Sáu là em mẹ vẫn còn bám trụ dưới quê.Vùng Đức Huệ ngày ấy rất phức tạp “thuộc vùng xôi đậu” không biết ai là ai?, bản thân gia đình tôi cũng có bà con đi theo Cách mạng, tối tối cũng có người về thăm, gia đình rất hồi hộp! Bọn cảnh sát,dân vệ đi ruồng tối ngày mà!..
Nghĩa tình Thầy trò Nông Lâm Súc
Nghĩa tình Thầy trò Nông Lâm Súc
Thầy Phan Minh Đẩu
Tôi có may mắn là cả cuộc đời gắn bó với nghề dạy học và chỉ dạy các trường chuyên-nghiệp . Năm nay tôi 66 tuổi 44 năm làm nghề dạy học và hiện nay vẫn còn đứng trên bục giảng . Điều cảm nhận của tôi là tình nghĩa thầy trò Nông-Lâm-Súc đâu cũng đậm đà chung thủy . Năm 1965 lúc đó tôi còn rất trẻ (22 tuổi) tôi giảng-dạy các lớp Nông-Lâm-Súc ở Tây-Ninh . Học trò Nông-Lâm-Súc Tây-Ninh hiền lành thật thà như củ khoai củ sắn và có truyền thống Tôn Sư Trọng đạo . Những ngày tháng ở Tây-Ninh là
Kỷ niệm những lần gặp lại cô Trần Thị Hoàng
Nhân ngày lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11 chúng tôi xin giới thiệu một bài viết về Thầy Cô của cựu học sinh xem như một lời tri ân, nhớ mãi công ơn dạy dỗ của Thầy Cô dưới mái trường Nông Lâm Súc Tây Ninh ngày xưa...
KỶ NIỆM NHỮNG LẦN GẶP LẠI CÔ TRẦN THỊ HOÀNG
Nguyễn Quốc Nam
Sau khi hoàn thành chương trình trung học tôi vào đại học và ra đi ít khi có dịp trở lại mái trường xưa. Sau năm bảy mươi lăm người tôi còn liên lạc thường xuyên ở Sài Gòn đó là Lộc, tức nhạc sỹ Trương Quang Lộc bây giờ. Thời điểm đó rất khó khăn anh em gặp nhau uống ly cà phê đen giá năm mươi xu là quá lắm rồi, cuộc sống thật khó khăn nhưng hại thằng vẫn nhâm nhi cà phê nói chuyện văn nghệ văn gừng cho vui và tôi chợt nhớ mấy câu thơ của ai đó đọc cho Lộc nghe.
Điện thoại của mẹ
ĐIỆN THOẠI CỦA MẸ
Ngữ Yên
Kính dâng lên hương hồn mẹ thân yêu
Suốt ngày ở nhà hiu quạnh một mình nên mẹ tôi rất thèm tiếng người, hễ nghe tiếng của ai ở phía trước là bà lọ mọ đi lên , dù quen hay lạ : một người hàng xóm, một bà lão bán vé số, một người đi đường dừng lại. Bà hỏi chuyện đủ thứ, chuyện đâu không, mà khi hỏi là hỏi cho tới cùng: từ gia đình, con cái, quê quán, nhà cửa, làm ăn… làm nhiều người lúng ta lúng túng. Nhưng không ai giận cả, rất vui vẻ trả lời bà già.