Về cây trồng ở Nội ô Tòa Thánh
VỀ CÂY TRỒNG Ở NỘI Ô TÒA THÁNH TÂY NINH
Đây là bài viết của thầy Bùi Tho – Gv giảng dạy môn Thủy Lâm trường NLS TN và Bảo Lộc trước 1975, thầy có rất nhiều kỷ niệm về Tây Ninh và rất quan tâm về hệ thống cây rừng tại địa phương nhất là những chủng loại cây trồng ven đường trong Nội ô Tòa Thánh. Kỳ rồi về thăm Tây Ninh thầy gặp lại đồng nghiệp là thầy Nguyễn Văn Nhơn đang phụ trách trồng cây trong Nội ô, thầy đã đi tham quan và có những nhận xét, ý kiến
trao đổi cùng thầy Nhơn
Tòa thánh Tây Ninh, thật sự là một trung tâm tôn giáo, có thể gọi là một kỳ quan, với qui mô xây dựng và một diện tích khá rộng. Rất tiếc không được cận kề dù rằng trong ký ức vẫn nhớ vì có một thời gian làm việc tại xứ này, trong đó lưu ý nhất là thảm rừng “ quen goi là rừng Thiên Nhiên “. Qua trao đổi với hiền tài Nguyễn Văn Nhơn , vốn là bạn đồng nghiệp ngày xưa, ông Nhơn có nhờ tôi tham vấn về cây trồng cho khuôn viên Tòa Thánh.
Với qui mô : Cây Đường phố - Cây sưu Tập – Cây sản xuất ( khai thác).
Xin có mấy ý đóng góp như sau :
- Về Cây Đường Phố
Đề nghị dùng cây LIM SÉT : Pelthoforum pterocarpum lá như lá phượng, thưa, ra hoa suốt năm. Cây có thể làm gỗ tạo tác được.
Tàng lớn có thể mé nhánh, cho chồi non mọc ra, chọn những chồi thích hợp giữ lại..
( ở Trảng Bom có cây nhỏ dưới 1m , hoặc gốc cỡ 5-10 phân) Theo tôi nên trồng cây nhỏ, vừa rẻ lại vững chải
Cây theo đường nên trồng cây cho hoa và tầm thấp , vì quanh khuôn viên là rừng rồi. và theo tôi nên chọn một chủng loại để trồng cho có một sắcthái riêng. Có nghĩa là tất cả các con đường trong Tòa thánh đều trồng LIM SET mà thôi.
- Về Cây Sưu Tập Rừng Thiên nhiên đã có từ lâu và đã có nhiều sắc mộc, nếu cần bổ sung thêm những cây mới, thiết nghĩ nên chọn nhưng cây VN tức là có sản trên đât của ta , xem như một khu bảo tồn cây bản địa cho mai sau con cháu mình biết được rừng rẩy VN có nhưng gì, cũng có thể là nơi lưu giữ giống cho hậu thế
.
- Về cây Sản Xuât- Sinh Lợi :Gỗ hiện nay là nguyên liệu hiếm của nước ta, bởi không nói ra thì quí vị cung hiểu, rừng rẩy chúng ta không còn, việc tái tạo là cần thiết, tuy nhiên trồng những cây gì ? sinh lợi ra sao ?
Sau này có một số sắc mộc dược chọn về, dược trồng vài nơi và bùng nổ là cây : Tỷ phú ( Cây Hong =…. Cây Thiên Ngân…. Kỳ thực chỉ là những cây phát triển nhanh gỗ không tốt.
Cũng như cây đường phố là Bàng lá nhỏ, bàng Đài loan dáng đẹp lá nhỏ, nhưng tiềm ẩn sự xâm hại vì mùa hoa có sâu, mùa trái rât nhiều và nẩy mầm tự nhiên sẽ lấn át môi trường.
Ngay đến một loài có tại VN thuộc dòng Dalbergia mà ở miền bắc ca tụng rất nhiều là cây Sưa gỗ rất quí, trồng 10 năm là khai thác bán giá bạc triệu một kg. Thực hư thế nào chứ 10 năm trồng thì tương tự như cây keo tràm trồng để làm giấy, làm cùi còn tin được , chứ cây trắc trồng 10 năm thì lớn cỡ bao nhiêu ? nếu trồng cũng nên cân nhắc.
Tôi xin kể một chuyện, : khoảng thập niên 1950, tôi học ở Djiring thì thấy ở các đồn điền,người ta có những diện tích khá lớn trồng toàn mít, không phải vườn mít trồng như chúng ta trồng lấy quả mà là họ để cho một tự nhiên như hoang dã không dọn dẹp cỏ rả, có quả hay không cũng không cần thiết, cũng có thể thời ây quá dư thừa? Những vùng đất trồng mít ấy, sau năm 1975 mới bị mất, bới lẽ người ta khai thác lấy gỗ, người ta đã biết gỗ mít có giá trị ? Và cho đến bây giờ chúng ta thấy loại mít xưa cũ mà ở đâu cũng có trồng, đến giờ có những cây già ,to vẫn đước các nơi lung sục tìm mua, để làm dồ mỹ nghệ, tạc tượng… Cho đến nay trên thị trường chúng ta tràn ngập loại mít mới. tạm gọi là Mít Thái. Năng xuất cao, nhanh ra trái nhưng chất vị không ngon bằng mít cỏ điển chúng ta trồng từ lâu.
Nay, tôi đề nghị quí vị dành một diện tích dể trồng lại loại mít truyền thống này, ta sẽ được rừng cây, trong 3 năm chúng ta có thể khai thác quả. Quả mít thì quí vị biết rồi,: Mít non, mít già, làm thức ăn làm nộm, mít chin, hạt mít và sơ mít đều dùng được. và cuối cùng là cây gỗ.
Tương tự như thế, chúng ta cố tìm cho được các loại cây rừng như Cà Na ( cây tram ) Đười ươi, Quế, Giẻ ăn trái….Vốn là những cây chúng ta có thể khai thác quả, vỏ và cuối cùng vãn là khai thác gỗ.
- Trường Hợp khác :
Ta nghe nói, và ca tụng đến , Lễ hội Hoa Anh Đào , Phượng Tím, Đậu tía… là do người ta trồng tập trung một rừng hoa chuyên biệt một loại, thường là loài cây cho hoa khi rụng hết lá hay lá còn rất ít,
Tôi đề nghị chúng ta dùng một diện tích trồng một loại cây hoa, mà khi ra hoa có thể tạo một khung cảnh đặc biệt như : màu vàng có Mai vàng, màu hồng và trằng với cây Đỗ Mai, Màu vàng, Tím Hông với cây Gold Trumpette ( Tabebuia…có kèm 2 ảnh tôi sẽ làm giống giúp).. Sẽ tạo cho Tòa Thánh một điểm đến cho thập phương lui tới vừa chiêm bái, vừa thưởng thức hoa cảnh.
Bùi Tho
37 Nguyễn Văn Trỗi - Bảo Lộc – Lâm Đồng
Số ĐT 0975186105.
Tin mới
Các tin khác
© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn
Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011
Email: nonglamsuctayninh@gmail.com