Truyện ngắn, bút ký, hồi ký
Nhớ Thầy Chu Văn Bình Hiệu Trưởng của Trường Trung Học Lê Văn Trung
Nhớ thầy Chu Văn Bình Hiệu Trưởng của Trường Trung Học Lê Văn Trung
Hồ Xưa
Nhà văn Chu Tử có tên khai sinh là Chu Văn Bình, sanh ngày 17 Tháng Tư năm 1917 tại làng Mía, Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam. Theo lời tự thuật của ông, vì bị bạn bè trong lớp sỉ nhục, thách thức nên sau khi đậu tiểu học, ông cố gắng và chỉ mất có ba năm thì thi đậu tú tài, thay vì phải 7 năm. Mất thêm mấy năm nữa, ông học Luật tới năm thứ ba, rồi nghỉ một thời gian, không rõ vì sao. Sau đó, ông đậu cử nhân Luật và trở thành một trong vài người đậu cử nhân hiếm hoi hồi những năm cuối thập niên ba mươi, đầu thập niên bốn mươi tại tỉnh Sơn Tây. Tham gia sinh hoạt đấu tranh từ nhỏ, trong khi còn học lớp nhất trường Hưng Hóa, Chu Tử, vào đêm nổi dậy của Việt Nam Quốc Dân Ðảng năm 1930, đã theo đàn anh Nguyễn Khắc Nhu, biệt danh Xứ Nhu, phó đảng trưởng, đi hạ đồn Hưng Hóa của Pháp. Thất bại, bơi qua sông trên đường rút lui, tới được bờ thì quá mệt, và quá vui, nhà cách mạng 13 tuổi ngủ một giấc, và từ đó mất liên lạc với Xứ Nhu. Ông bị tù thời Pháp, sau đó còn bị tù thời Nhật, thời chế độ Ngô Ðình Diệm, như ông viết. Tuy vậy hồi thời Việt Minh, ông đã có lần ngồi xử án một vài phiên tòa địa phương.
Xem thêm: Nhớ Thầy Chu Văn Bình Hiệu Trưởng của Trường Trung Học Lê Văn Trung
Lan man chuyện học trò
Tây ninh nắng nung người …” nhạc sĩ Trúc Phương tả như vậy trong bản nhạc “Trên bốn vùng chiến thuật.” Đúng, nắng nung người nhưng tôi cảm thấy mát, mát như thi sĩ Nguyên Sa đã bày tỏ trong hai câu thơ, “Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát / Bởi vì em mặc áo lụa Hà đông …”
Mát, không phải vì quí nàng Tây ninh mặc áo lụa Hà đông mà nhờ những cánh bướm trắng tung tăng đến trường và nhất là lúc tan trường … Ôi, những cánh bướm dễ thương tôi mãi nhớ về một thời “Làm học trò sách chẳng cầm tay / Có tâm sự nói cùng cây cỏ …” như thi sĩ nào đó đã viết …
Những kỷ niệm về trường Nông Lâm Súc Tây Ninh
NHỮNG KỶ NIỆM VỀ
NĂM HỌC ĐẦU TIÊN CỦA
NÔNG LÂM SÚC LONG HOA TÂY NINH
Phan Minh Đẩu
Nhanh thật. Mới đó mà đã 50 năm, nửa thế kỷ. Trong cuộc đời 48 năm dạy học của mình (1965-2013), trãi qua rất nhiều trường, với nhiều thế hệ học sinh, nhưng tôi không bao giờ quên được tình cảm ấm áp của những ngày thầy trò bên nhau ở mảnh đất Long Hoa thân thương. Lục lại trí nhớ già nua của mình tôi ghi lại một số kỷ niệm về năm học đầu tiên của Nông Lâm Súc Long Hoa Tây Ninh, để nhìn lại ai còn, ai mất…Có việc còn nhớ, có việc đã quên và có việc nhớ cũng không rõ lắm…
Bài này là nén hương thương nhớ thầy Trần Văn Gòn, bạn thân của tôi.
Đó là năm học 1965-1966. Đây là năm học đầu tiên tôi bước vào nghề dạy học. Cũng là năm đầu tiên ba tiếng Nông Lâm Súc trìu mến được hiện diện tại vùng đất thánh Long Hoa.
Những kỷ niệm về trường Nông Lâm Súc Tây Ninh
NHỮNG KỶ NIỆM VỀ
NĂM HỌC ĐẦU TIÊN CỦA
NÔNG LÂM SÚC LONG HOA TÂY NINH
Phan Minh Đẩu
Nhanh thật. Mới đó mà đã 50 năm, nửa thế kỷ. Trong cuộc đời 48 năm dạy học của mình (1965-2013), trãi qua rất nhiều trường, với nhiều thế hệ học sinh, nhưng tôi không bao giờ quên được tình cảm ấm áp của những ngày thầy trò bên nhau ở mảnh đất Long Hoa thân thương. Lục lại trí nhớ già nua của mình tôi ghi lại một số kỷ niệm về năm học đầu tiên của Nông Lâm Súc Long Hoa Tây Ninh, để nhìn lại ai còn, ai mất…Có việc còn nhớ, có việc đã quên và có việc nhớ cũng không rõ lắm…
Bài này là nén hương thương nhớ thầy Trần Văn Gòn, bạn thân của tôi.
Đó là năm học 1965-1966. Đây là năm học đầu tiên tôi bước vào nghề dạy học. Cũng là năm đầu tiên ba tiếng Nông Lâm Súc trìu mến được hiện diện tại vùng đất thánh Long Hoa.
Ngày Nhà Giáo của tôi
Ngày Nhà Giáo của tôi
Bùi Tho
Đúng theo chương trình đã định, hôm nay 20 -11 tôi sẽ tiếp tục làm lại bầu đất những cây hoa Chuông ở vườn ương mà năm ngoái anh em Thủy Lâm nhân cuộc họp mặt đầu tiên ghé thăm có ra xem vườn, năm nay còn đọng lại quá nhiều, có những cây đã trổ hoa, thông thường những loại cây khác thì hủy bỏ rồi, nhưng đây là giống đặc biệt nên tôi cố giữ có thể để bán, có thể đem trao tặng cho chùa chiền và đem trồng ở các nhà học sinh Thuỷ Lâm như tôi đã thực hiện tại nhà Khánh, Quang, Tài, Định,… một số em ở Phan Thiết và Đồng Nai nữa.
Dù rằng hôm nay, có rất nhiều tác động đến suy nghĩ của mình, như chiều hôm qua nhà tôi cùng cô giáo bạn đã đi sửa lại chút mái tóc để dự toạ đàm ngày Nhà Giáo Việt Nam ở trường Tiểu Học Thăng Long nơi trước đó quí vị ấy đã giảng dạy, kèm theo đó có nhiều cuộc điện thoaị hỏi thăm của các bà bạn cùng hưu trí hỏi nhà tôi có nhận được giấy mời chưa ? Có đi dự không? Có một chút rộn ràng trong ngôi nhà vốn yên ả của cặp vợ chồng nhà giáo già này…
Thơ ca Tây Ninh, chặng đường khai phá và tìm kiếm
Thơ ca Tây Ninh, chặng đường khai phá và tìm kiếm
Trần Hoàng Vy
Tra cứu thư tịch, tìm trong các tài liệu ít ỏi có được, có thể thấy người Tây Ninh thành đạt về mặt văn học dưới thời phong kiến, thực dân Pháp hầu như không có ai.
Mùa xuân năm 1901, theo sách “Tây Ninh xưa và nay” của Huỳnh Minh thì làng thơ Tây Ninh tổ chức cuộc hành hương lên núi Điện Bà, có mời nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (con gái cụ Đồ Chiểu) tham dự. Tại đây, nữ sĩ đã hứng bút đề thơ vịnh hoa bạch mai trên núi cùng với hai bài thơ chữ Hán là “Linh sơn nhất thụ mai” và bài “Hựu”. Theo nhiều người thì đây có lẽ là những bài thơ đầu tiên viết về hoa bạch mai trên núi Bà.