Truyện ngắn, bút ký, hồi ký
Rưng rưng về thăm lại ngôi trường 600 mẫu
Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ chí Minh .Tiền thân là trường Nông Lâm Mục Blao được thành lập năm 1955 .
Tháng 11 năm 2015 Trường tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập . Trang Nhà xin được giới thiệu bài viết nói về ngôi trường đầu tiên tại Blao tỉnh Đồng Nai Thượng, nay là Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, được đăng trong Kỷ yếu 60 năm trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Rưng Rưng về thăm lại
ngôi trường 600 mẫu
Như Long
Ở cao nguyên BLao, bên cạnh Co.opmart với những hàng cây cổ thụ im lìm tỏa bóng, thấp thoáng trong cây lá ấy là những ngôi nhà dài cổ kính bốn mùa hoa nở. Những cư dân mới đến không phải ai cũng biết, đây là Trường Nông Lâm Mục, tiền thân của Trường Đại học Nông nghiệp ở miền Nam.
Tưởng nhớ ngày mất Thầy Đặng Quan Điện
TƯỞNG NHỚ 9 NĂM
NGÀY MẤT CỦA THẦY ĐẶNG QUAN ĐIỆN
( 16/11/2007 – 16/11/2016)
Nguyễn Trung Quân
Được Chi Hội Cựu Giáo chức Nông Lâm Súc Bình Dương mời tham dự “ Buổi tưởng nhớ 09 năm ngày mất của Thầy Đặng Quan Điện ( 2007 - 2016) được tổ chức tại hoa viên Nghĩa Trang Bình Dương ngày 13/11/2016. Chúng tôi đã lên đường tham dự
Thật xúc động, chín năm đã qua mà tưởng chừng như mới hôm qua, còn được dịp ghé thăm người thầy thân yêu thuở nào.
Đi xem hát ở Tây Ninh ngày xưa
Đi xem hát ở Tây Ninh ngày xưa
Lê Tấn Tài
Quê ngoại tôi ở Bến Cầu, quận Gò Dầu, một vùng trù phú, bát ngát đồng ruộng. Sau những ngày bận rộn với gặt hái cuối năm, tháng giêng là tháng ăn chơi, mọi nhà vui chơi sau 3 ngày Tết cho đến rằm tháng giêng. Cũng trong khoảng thời gian nầy, ban Hội Tề của làng bận rộn chuẩn bị kỳ yên, cúng đình, tạ ơn thần Thành Hoàng đã phù hộ nông gia được mưa thuận gió hòa, mùa lúa năm đó được trúng vụ. Nhà nông thâu hoạch, làm ăn khấm khá. Trong dịp cúng đình, tưng bừng, náo nhiệt nhứt là đêm hát bội tại sân đình. Những đêm đi xem hát bội là thú tiêu khiển của một vùng quê, xa thành thị. Đây là phương tiện giải trí rất hiếm hoi, mỗi năm chỉ có một lần. Hát bội đã trở thành gần gũi, thân quen với má tôi. Thời gian nầy, chiếu bóng, radio, truyền hình chưa được phổ biến.
Món ăn dân nghèo Tây Ninh ngày xưa
Món ăn dân nghèo Tây Ninh ngày xưa
Phạm Hòa
Bài nầy chỉ nhắc lại một số thức ăn nhà nghèo của đại đa số dân Tây Ninh xưa.
Như các bạn đã biết,Tây Ninh không phải là đồng bằng mà là vùng đất có núi, đá nhiều, rừng rậm san sát nhau nhưng cái hay của rừng Tây Ninh là cho nhiều sản vật, rau quả tự nhiên có thể nuôi sống con người, và những rau trái không chất độc chết người như núi rừng Cao Nguyên Tây Bắc
Ngoài những rau rừng mọc đầy trong tự nhiên, ven các sông suối ,rạch, người nghèo có thể bẻ ăn sống hoặc luộc chín ăn kèm nước tương, nước mắm đựng trong những cái tỉn bằng đất nung có tráng men bên trong (ngày nay ko còn) hoặc các loại muối :sả,ớt,tiêu...hay mắm đậu.
Tây Ninh quê mình đẹp lắm
TÂY NINH QUÊ MÌNH ĐẸP LẮM
Lê Bình
Nước Việt Nam có “truyền thống” ăn bánh tráng. Nhiều em bé không biết bánh tráng là gì. Thiệt ra thì nó đơn giản lắm, lấy gạo xay ra thành bột, dùng bột đó tráng trên một “cái khuôn” là tấm vải quấn tròn trên miệng nồi nuớc đang sôi, khi bột chín thành bánh và mang ra nắng phơi khô…that’s it, đó là bánh tráng.
Nói thì dễ như vậy, kể cả người lớn nếu chưa bao giờ nhìn cách làm khó có thể tưởng tượng được cách làm bánh của người nông dân ở thôn làng Việt Nam. Qua Mỹ, khi nghe “la-dô” quảng cáo một loại bánh …(có cách làm giống bánh tráng) ướt tráng hơi, nhiều bà nhiều chị…ngạc nhiên vì…bánh tráng, hay bánh ướt nếu không tráng bằng hơi …nước không lẽ tráng…nhựa đường? Thì ra, ở Mỹ cái gì cũng văn minh, tiên nghi …cho nên có loại bột pha sẵn mang về nhà quậy nước tráng chảo…như “tráng” bánh xèo…thành bánh ướt, bánh cuốn,…cho nên người ta mới có cái quảng cáo “dị hợm” là bánh ướt tráng hơi. Ở Việt Nam làm gì có cái “bánh tráng ăn liền” như vậy chớ.Má Năm “Trảng Bàng” nói một hơi dài…làm con cháu há hốc miệng ra nghe quên nhai, quên nuốt. Bà kể về bánh tráng, và cảnh đẹp nhà quê cho lủ nhỏ nó
Rơi nước mắt vì tự sự đớn đau của cha đẻ 'Màu tím hoa sim'
Rơi nước mắt vì tự sự đớn đau của cha đẻ Màu tím hoa sim
Bùi Tho sưu tầm
Trích Petro Times
Những tự sự của nhà thơ Hữu Loan, cha đẻ "Màu tím hoa sim nổi tiếng" đã tạo ra niềm xúc động lớn trong với cộng đồng mạng. Tự sự đớn đau này được chia sẻ rất nhiều trên Facebook tạo nên nhiều thổn thức. "Rất cảm động, vì sự chân thành, vì tình người, tính người. Và có thể hình dung cả bối cảnh một thời cuộc tao loạn. Mỗi số phận cá nhân đều chứa trong lòng nó những bi kịch của lịch sử" - (Kim Dung)
Những người yêu thơ tình, không ai không biết đến bài thơ "Màu tím hoa sim đầy xúc động". Đằng sau đó là một câu chuyện còn sâu sắc hơn, đau đáu hơn của tác giả Hữu Loan.
Xem thêm: Rơi nước mắt vì tự sự đớn đau của cha đẻ 'Màu tím hoa sim'