Truyện ngắn, bút ký, hồi ký

Điện thoại của mẹ

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Chủ nhật, 14 Tháng 8 2022
Viết bởi Ban điều hành

ĐIỆN THOẠI CỦA MẸ

Ngữ Yên

 Kính dâng lên hương hồn  mẹ thân yêu

 Suốt ngày ở nhà hiu quạnh một mình nên mẹ tôi rất thèm tiếng người, hễ nghe tiếng của ai ở phía trước là bà lọ mọ đi lên , dù quen hay lạ : một người hàng xóm, một bà lão bán vé số, một người đi đường dừng lại. Bà hỏi chuyện đủ thứ, chuyện đâu không, mà khi hỏi là hỏi cho tới cùng: từ gia đình, con cái, quê quán, nhà cửa, làm ăn… làm nhiều người lúng ta lúng túng. Nhưng không ai giận cả, rất vui vẻ trả lời bà già.

Xem thêm: Điện thoại của mẹ

Lịch sử Tết Đoan Ngọ

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ bảy, 04 Tháng 6 2022
Viết bởi Ban điều hành
Lịch sử Tết Đoan Ngọ
 
Bùi Tho
 
Ngày mồng 5 tháng 5.Âm Lịch
Đã vào tháng 5 Nhâm Dần, có nghĩa là chúng ta sắp ăn tết Đoan Ngọ, mồng 5 tháng 5, nhớ lại tết Nguyên đán thì có bánh tét, bánh chưng, tết Trung thu thì có bánh nướng bánh dẻo, và tết Đoan Ngọ thì có bánh ú tre, bánh tro…..
Người ta cho rằng bánh tro dùng ăn trong ngày 5-5 để tốt cho sức khỏe và giết sâu bọ .
Bánh ú lá tre, nguyên liệu chính là nếp nấu nhừ như bột có mùi tro bếp, được gói trong lá tre cột bằng lạt hay sợi lát thành chùm 10,12 hay 14 tùy theo chục được tính là CHỤC CÓ ĐẦU theo một số địa phương ở Nam bộ * ( Chục có đầu này như thể hiện cái chất tính của con người sống trên vùng đất rộng bao la, đầy màu mỡ, mưa thuận gió hòa, thiên nhiên

Xem thêm: Lịch sử Tết Đoan Ngọ

Cây báng súng

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ sáu, 29 Tháng 4 2022
Viết bởi Ban điều hành
Cây Báng Súng
Bùi Tho
 
 
Tôi nhớ trong năm học 1964, môn lâm học chúng tôi được học dưới sụ dẫn dắt của thầy Đồng Phú Hộ, thầy tốt nghiệp trường Nông Lâm Đông Dương. Thầy đã tổ chức một cưộc đi thăm Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Trảng Bom, nhà máy xem sản xuật diêm Sifa, nơi nhập khẩu cây gỗ Teak (giá tị) xem quá trình sản xuất của nhà máy giấy Tân Mai, và trại Dưỡng Ngư Thủ Đức.
Lớp thủy lâm chúng tôi gồm 20 người ngồi gọn trong một chiếc Ford vận tải loại trung , do ông Tuân lái. và cái đang nhớ là thời gian đi chỉ gói gọn 1 ngày.

Xem thêm: Cây báng súng

Kỷ niệm những lần gặp lại cô Hoàng

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ tư, 13 Tháng 4 2022
Viết bởi Ban điều hành

KỶ NIỆM NHỮNG LẦN GẶP LẠI CÔ TRẦN THỊ HOÀNG

Nguyễn Quốc Nam

 

Sau khi hoàn thành chương trình trung học tôi vào đại học và ra đi  ít khi có dịp trở lại mái trường xưa. Sau năm bảy mươi lăm người tôi còn liên lạc thường xuyên ở Sài Gòn đó là Lộc, tức nhạc sỹ Trương Quang Lộc bây giờ. Thời điểm đó rất khó khăn anh em gặp nhau uống ly cà phê đen giá năm mươi xu là quá lắm rồi, cuộc sống thật khó khăn nhưng hại thằng vẫn nhâm nhi cà phê nói chuyện văn nghệ văn gừng cho vui và tôi chợt nhớ mấy câu thơ của ai đó đọc cho Lộc nghe.

        Nên mới yêu nhau mà cư xử rất vợ chồng.

        Rất thật tình khi lựa quán bình dân…

        Và nói thẳng – Anh uống cà phê đen

        Bởi thiếu tiền uống cà phê đá.

Xem thêm: Kỷ niệm những lần gặp lại cô Hoàng

Nhà thơ Trương Đạm Thủy, tiếng hát xẩm giữa đêm đã tắt

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ năm, 02 Tháng 12 2021
Viết bởi Ban điều hành
NHÀ THƠ TRƯƠNG ĐẠM THỦY –TIẾNG HÁT XẨM GIỮA ĐÊM ĐÃ TẮT
 
P.N.THƯỜNG ĐOAN
 
 
Chỉ sau 3 ngày không ăn uống được, nhà thơ Trương Đạm Thủy được gia đình đưa vào bệnh viện Thống Nhất điều trị, ở đây, bác sĩ thông báo anh bị dính CoVid-19. Người ta chuyển anh sang Bệnh viện Dã chiến Quận Tân Bình – TP HCM điều trị, và 5 ngày sau, lúc 18 giờ 20 phút ngày 12-10-2021 anh vĩnh viễn ra đi trong cô lạnh. Đau đớn hơn, vào ngày 17-10-2021 vợ của anh cũng mất theo.
Nói theo tử vi, Trương Đạm Thủy có tài nhưng bị lỗi số. Anh làm báo giỏi, cả hai mảng thơ và văn xuôi anh đều có rất nhiều tác phẩm đã phát hành, cả trước và sau năm 1975.

Xem thêm: Nhà thơ Trương Đạm Thủy, tiếng hát xẩm giữa đêm đã tắt

Mùa dịch

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ bảy, 02 Tháng 10 2021
Viết bởi Ban điều hành
Từ tháng 5 khi có dịch ở Sài Gòn tôi ôm ấp ý tưởng sẽ viết về đại dịch covid,đến khi tháng 7 Sài Gòn giãn cách xã hội mỗi ngày gia tăng hàng ngàn ca nhiễm, hàng trăm người chết, đường phố vắng hoe hiu quạnh càng khao khát tôi viết để ghi lại một thời khốc liệt của quê hương trong cơn dịch. Tôi tham khảo nhiều trang báo và các tư liệu để hình thành một truyện ngắn cho các thế hệ sau biết thế nào là thảm cảnh dịch bệnh mà cha ông đã hứng chịu, trong truyện có trích một đoạn thơ Khúc hát bé lưu dân của nhà thơ Từ Nguyên Thạch

Xem thêm: Mùa dịch

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com