Một ván cờ

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút Được đăng: Thứ sáu, 19 Tháng 5 2023 Viết bởi Ban điều hành

Một ván cờ

Ngữ Yên

 Thân tặng những cô giáo một đời vì học sinh thân yêu

Ở cái huyện nghèo nàn nầy ông Tình là nhân vật không xa lạ gì với quần chúng .Các quán nhậu đều nhẵn mặt ông, có điều ông rất hay ở chỗ nhậu không tốn xu bạc nào cả, đang lúc vui vẻ ông chỉ cần móc di động ra a lô một cái thì có người chạy đến trả tiền. Vốn là cán bộ một trường bổ túc văn hoá nhưng người ta thấy ông dạy thì ít chạy chọt thì nhiều, giờ ở ngoài quán nhiều hơn ở trong lớp. Chuyện ông nhậu cũng có nhiều giai thoại để lại : một lần nhậu quắc cần câu về tới khu phố không biết đường vào nhà ông hỏi bọn trẻ đang

chơi :- Mấy con biết nhà Thầy Tình không? Chỉ cho chú. Bọn trẻ bật cười tưởng ông nói giỡn:- Thầy Tình đúng là chú rồi còn hỏi gì nữa? - Đúng là tao nhưng tụi bây chỉ dùm đường vào nhà tao coi, tao hết biết rồi! Trong các đợt thi tốt nghiệp bổ túc người ta đều thấy ông nhấp nhố trước cổng, lăng xăng ở ngoài quán cà phê vào ra ,ra vào như một kẻ rất bận rộn? Tên tuổi ông cũng có người ưa người ghét , nhưng được cái hề hà nên không ai để bụng. Có lần ở một hội đồng thi, vị cán bộ thanh tra đòi mời ông ra khỏi cổng trường vì thấy ông chả có phận sự nào mà cứ qua lại các phòng thi như lãnh đạo. ông giỏi chuyện hậu sự : lo liệu, dàn xếp tăng hai ,tăng ba rất xôm tụ… nên rốt cuộc rồi đâu cũng vào đấy, Tiếng tăm như thế nên có nhiều nơi nhờ vả ông để chạy chỉ tiêu thành tích, trường của thầy Trần tới mùa thi cũng nhắm tầm ngắm về ông, chỉ cần hợp đồng miệng thôi ! Tới kì thi, đề ra học sinh đa số làm đúng vì các giám thị đã đưa phao cho học sinh bằng từng mảnh giấy photo.Tới bữa thi môn văn hết giờ anh ra căng tin uống nước thầy Tình hỏi : - Sao ngon lành chứ thầy Trần ? - Y vậy, nhưng tụi nó làm trật một câu thơ - Câu nào?

-Tức bỏ mẹ, câu cuối bài Thu Điếu của Nguyễn Khuyến nó ghi là Cá đâu đớp động dưới chân đèo! -Trời ơi ! ngu dữ vậy, ao cá thì có bèo chứ đèo núi đâu đó? -Ơ mà nói làm vậy đó, ông tính sao? Coi chừng bể hợp đồng nghe  Biết Trần cũng thường hay viết báo nên ông vội trấn an :-Không sao để tui lo. ông đừng làm lớn chuyện, chán bỏ mẹ phòng bên tui xính dính, mấy bà còn chỉ tụi nó ghi cái tựa đề Điếu Thu nữa làm tôi điên cái đầu không biết giáo viên bây giờ kiến thức ra sao -Thôi ông ơi ! tại học sinh toàn đầu gà đít vịt dạng thu gom viết chữ không xong lấy đâu suy nghĩ , năm rồi tôi chấm thi bài Qua Đèo Ngang nó còn ghi: Lom khom dưới núi tìm quầy chuối sao? - Thiệt hả? - ờ! vì có học ngày nào đâu, người ta đã nhắc Lom khom dưới núi tiều vài chú , nghe sớn sác rồi ghi đại như thế. ông Tình cười khà khà vỗ vai Trần:-Thôi được rồi để tui lo, ông yên tâm. Làm ăn có lúc cũng không suông sẽ , có lần ông nhận lo cho một cán bộ nhưng ông này lại thi rớt (sau mới biết có đưa phao nhưng ông nầy chả học hành chữ nào nên không biết đường đâu mà dò!) không may cho ông Tình trong một tiệc rượu liên hoan do mấy tay thi đậu tổ chức ăn mừng, thằng con ông cán bộ có dự, rượu vào lời ra không biết như thế nào mà nó đứng lên mắng ông: -ĐM, còn ông để làm băng hoại cái nền giáo dục nầy chớ ra tích sự gì. ông giận tái mặt nhào tới xô xát với nó , mọi người phải can ngăn. Trường đậu cao kì đó nên hiệu trưởng rất hứng khởi kêu Trần vận động thêm một lớp nữa, anh tảng lờ :- Giáo viên ớn lắm thầy ơi! tiền dạy phổ cập chưa ai lãnh cả họ ngán lắm. -Thì từ từ nhà nước cũng trả tiền chứ có ai giựt đâu Đúng là không ai giựt,nhưng giáo viên ngán là lúc lãnh tiền phổ cập bao giờ cũng bị thầy hiệu trường ăn chận, bản thân Trần cũng bị chận mấy trăm ngàn gọi là tiền quản lí phí (thật ra có đêm nào ổng đến xem xét thăm lớp gì đâu mà gọi là quản lí phí ) Một thời gian sau lớp học cũng được mở , các cô giáo vào dạy, ai cũng vì sự sống gia đình mà phải chịu cảnh đi khuya về trễ. Tội nhất là cô giáo Thu nhà xa trường cả chục cây số mà đêm nào cũng đến trường dạy rất nhiệt tình, nhà cô đơn chiếc chỉ có mẹ già.Lúc trước có lần Thu xin nghỉ dạy do hoàn cảnh khó khăn, nhà trường cử Trần đến động viên, cô tâm sự: -Em rất chán cảnh nầy anh ạ!mình sống cả giả hoài chịu sao được. Nhiều lúc học trò thi xong hỏi em đăng kí vào trường nào làm em muốn khóc được , không lẽ nói thẳng với tụi nó là các em chỉ đạt tới cấp hai mà thôi còn chuyện tiếp nữa thì rất khó hi vọng . Chúng ta đồng lõa với cái giả và các em là người nhận lấy hậu quả. Có lúc phải cho điểm đại đùa vì ai cũng làm vậy mình trung thực bị thua thiệt . Một đêm cô dạy xong mọi người đã về hết nhưng Trần thấy cô cứ ngồi hoài ở văn phòng ngạc nhiên hỏi :-Cô Thu chưa về sao? -Em nghỉ một chút sẽ về Nói rồi cô ra ngoài băng đá hành lang ngồi.Trần bận việc dọn dẹp hồ sơ sổ sách khi anh trở thấy vẫn cô ngồi một mình: -Cô bệnh à? Thôi để tôi đưa về - Anh đừng lo em về được Hai người ngồi nói chuyện vãn một lát cô hỏi anh: -Anh Trần đi làm báo chắc quen nhiều, giới thiệu em một người coi Anh cười :-Cô có nói đùa không? Cô học thức người xinh thế này thiếu gì người để ý  Cô thở dài :- Em nói thật đấy! Em đi dạy suốt ngày có thời giờ điều kiện tiếp xúc với ai đâu, không khéo thành gái già mất…mà thật ra em cũng khó hòa nhập với đối tượng bên ngoài anh ạ. Trần nghĩ có lẽ đây là lời nói chân thật vì năm nay cô ấy đã tuổi 40, đối với phụ nữ tuổi này rất khó lập gia đình vả lại anh thấy ngoài việc dạy cô có giao tiếp với ai đâu. Từng cơn gió ùa ập vào hành lang ,bỗng dưng nàng ngã người qua anh, Trần nghe một mùi hương trinh nguyên phảng phất đâu đây, người cô nóng bỏng như than hồng.Nàng thổn thức: - Em sắp xa anh rồi,anh Trần. Trần ngạc nhiên hỏi :- Em định nghỉ dạy nữa a?có chuyện gì không? Cô im lặng vẫn nằm yên trong lòng anh,những cơn gió lạnh ngắt cứ ập vào hai người, anh thấy những giọt nước mắt nhoè nhoẹt trên gương mặt Thu. Một tuần sau cô Thu nghỉ dạy thật nghe nói về Sài Gòn làm kế toán cho công ty của người bà con nào đó. Một buổi sáng Trần đang làm ở văn phòng, bỗng đâu ngoài nhà xe học trò cười la ầm ỉ anh ra xem thử gặp bác bảo vệ hỏi : - Chuyện gì vậy bác ba? Bác bảo vệ kêu lại nói nhỏ:-Thầy Trần, tôi nói thầy giấu nghen,học trò kể chuyện thầy hiệu trưởng hôn cô giáo nên cười rùm beng thầy nói thì chết. Sau nầy anh mới biết nạn nhân chính là cô Thu, cô bị nhiều áp lực hiệu trưởg nên đã xin nghỉ. Không riêng gì cô Thu nơi toa lét bác bảo vệ từng gặp ông hiệu trưởng lem nhem với các cô giáo khác nhưng vì miếng cơm manh áo vì thể diện mà họ đành im lặng. *  Tới ngày lễ nhà giáo 20 -11 toà soạn cử Trần qua Sở dự lễ viết bài, không ngờ anh gặp lại ông Tình đạo mạo với bộ veste lịch lãm lên nhận huy chương Vì sự nghiệp giáo dục. Gặp anh ông vẫn giọng điệu khà khà:- Anh không ngờ tôi được lãnh huy chương nầy hả? Thật ra có gì lớn lao, ai đủ niên hạn cũng được hết anh ơi. Rồi ông rũ anh ra quán nhậu để gọi là mừng công.Trần còn đang hoang mang thì ông đã mời cụng ly cốp cốp cười nói : - Mừng ba mươi năm còn tồn tại trong ngành giáo dục, có dũng khí , có ý chí lắm .’-Anh còn bần thần hả? Một tên giáo gian như tôi không ngờ được lãnh huy chương hả? Tôi đã nói rồi có gì mà ngạc nhiên. - Không, tôi đang mừng cho anh đó - Xin cám ơn, lâu lắm mới có dịp để anh em mình tâm sự. Thật ra hơn ba mươi năm dạy học, thời gian đó tôi đã thừa đủ hơn anh để chiêm nghiệm cuộc đời. Tôi cũng đã từng có thời gian nghiêm túc như anh nhưng được gì trong khi mọi người đều chạy theo quỹ đạo của nó. Anh làm báo thừa biết chuyện nầy:giáo dục mà chạy theo chỉ tiêu thành tích như một ván cờ domino nó cứ ngã thì ngã về một phía chồng chất với nhau. Ap lực nhiều nơi mình phải chịu vậy: dưới chịu áp lực của trên, trên thì chịu áp lực từ phiá trên nữa, cứ tiếp diễn dài dài như thế…Trần ngồi thừ ra như tượng gỗ nghe tiếng ông tiếp tục vang vang bên lỗ tai :- ở đời chúng ta phải thích nghi môi trường,ở bầu thì tròn ở ống thì dài, thật thà là cha dại ? Anh có làm chân thật thì họ cũng gạt ra tự điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình,rốt cuộc hao công tổn sức ,lãng phí. Tôi có đi trước một bước tuy có gian ngoan nhưng xét cho cùng cũng vì cái chung, biết bao người mang ơn tôi. Tôi có ác với ai đâu? lại tiết kiệm được tiền của nhà nước, vậy mà có đứa còn chửi tôi là làm băng hoại nền giáo dục… chắc anh còn nhớ, mẹ kiếp! Hà hà…

Mùa thu năm sau có một buổi đi dạy về, bỗng dưng Trần thấy thiệp hồng của ai trên bàn giấy, mở ra xem: thì ra cô giáo Thu ngày nào sắp lên xe hoa. Lòng anh ngỗn ngang những nỗi niềm… dầu sao đối với anh một cô giáo đi lấy chồng đó là niềm vui lớn không dự sao được?

                                                                                            NGỮ YÊN

Lượt xem: 788

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com