Kim táng một phong tục chôn cất của người Tây Tạng

Chuyên mục: Sưu Tầm Được đăng: Thứ sáu, 13 Tháng 5 2011 Viết bởi Sưu tầm

Một trong những phong tục lạ lùng, mang nhiều màu sắc Tây Tạng nhất là tục chôn cất người chết. Ở Tây Tạng, vì lí do địa hình: đất núi cằn cỗi và lớp đất mềm phủ trên đá cứng quá mỏng nên ko thể chôn cất người chết theo kiểu địa táng như nhiều nơi trên thế giới vẫn làm. Người ta cũng không dùng phương pháp hỏa táng

 vì cây gỗ ở đây rất hiếm và rất đắt. Muốn có đủ gỗ, người ta phải nhập từ Ấn Độ, và việc này đối với đại đa số người dân Tây Tạng là vượt quá khả năng kinh tế của họ. Họ cũng ko thể dùng phương pháp thủy táng như các dân tộc ở các hòn đảo Nam Thái Bình Dương, vì Tây Tạng là xứ sở ở sâu trong lục địa, không có hải phận như các nước khác. Chỉ còn cách là huyền táng, tức là treo quan tài lên trên những vùng núi cao, và điểu táng là cho các loài chim kên kên ăn thịt xác chết.

Cách chôn theo kiểu “điểu táng” là phổ biến nhất, được mô tả lại trong nhiều tác phẩm của các nhà thám hiểm.
Còn có một cách “chôn người” khác, rất đặc biệt và rất huyền bí mà ít có người biết đến, đó là kim táng, tức là một kiểu mạ vàng lên xác chết. Khác với kiểu “điểu táng” dành cho những thường dân và những người ko có chức vụ quan trọng trong giáo đoàn Tây Tạng, kim táng là một kiểu chôn đặc biệt dành cho các vị Lạt Ma trưởng, tức là những đấng hóa thân, theo quan niệm tôn giáo của người Tây Tạng. Một quan niệm ảnh hưởng từ Phật giáo, vàng tượng trưng cho những gì tôn quý nhất (có thể liên tưởng đến những từ Phật giáo như kim ngôn, kim thần, kim khẩu, kim tạng). Kim tạng tức là kho vàng dùng để chỉ Phật tánh, vì thế, khi các vị Lạt Ma trưởng , những người đã luyện cho tâm hồn của mình thành một thứ “vàng”, mất đi, tức là linh thể đã rời bỏ xác thể, thì có thể phục hồi lại linh thể này bằng cách mạ một lớp vàng lên xác chết. Trong trường hợp này, vàng ko chỉ có chức năng bảo vệ cho thể xác được trường tồn, mà còn có một ý nghĩa tượng trưng về mặt tinh thần, chỉ sự bất hư hoại của linh hồn.
Kĩ thuật mạ vàng xác chết của người Tây Tạng rất đặc biệt và đến nay nó vẫn còn là một bí ẩn. Theo lời thuật lại của Lobsang Rampa, một vị Lạt Ma Tây Tạng đã từng tận mắt chứng kiến và tham gia vào việc kim táng này, thì quá trình chôn cất đặc biệt có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:
Giai đọan thứ nhất:
Khi một vị Lạt Ma trưởng từ giã cõi trần để bước qua cõi tinh thần thì thi hài của vị này được ướp bằng một thứ hương liệu đặc biệt có tác dụng tấy hết các mùi ô uế của tử thi và giữ xác trong một thời gian dài (Tây Tạng cũng là một xứ nổi tiếng về hương liệu, đã từng xuất khẩu xạ hương sang các nước láng giềng như Ấn Độ, Trung Quốc). Nếu thi hài của các vị này không được đặt trong một cái hòm thủy tinh để trưng bày trong các đền thờ thì sẽ được đem đi mạ vàng và để ở một nơi rất bí mật, sâu tận trong lòng đất.

Sau khi làm lễ long trọng trong thánh thất của tu viện, thi hài của vị Lạt Ma trưởng được để ngồi theo tư thế kiết già và đưa xuống dưới lòng đất sâu theo một đường hầm bí mật ít người biết đến, xuyên qua một cánh cửa ít khi dùng. Mãi một lúc thật lâu, thi hài mới được đưa tới một gian phòng lạnh lẽo, và ở đây thi hài được tắm rửa sạch sẽ, người ta sẽ móc tất cả lục phủ ngũ tạng cho vào một cái vại riêng và niềm chặt lại. Phần thân thể, trong mình, được rửa thật kĩ lưỡng, để cho khi khô ráo, người ta sẽ đổ vào đấy một thứ nhựa thật đặc biệt. Thứ nhựa này có tác dụng chống lại sự thối rửa của thể xác và giữ cho thi hài có vẻ tự nhiên như khi còn sống. Sau đó người ta nhồi thêm vào các đồ tơ lụa và luôn giữ cho thể xác có hình dáng thật giống như khi còn sống. Người ta lại đổ thêm chất nhựa vào, một thời gian sau, thứ nhựa này sẽ đông đặc lại và như thế là thi hài đã giữ đúng dáng vẻ khi còn sống, không bị tóp khô lại vì mất hết nước, như đối với các thi hài ướp theo kiểu thông thường khác. Tử thi được tiếp tục phết lên một lớp nước thuốc đặc biệt, rồi được bó lại bằng những băng lụa rất mịn.
Giai đoạn thứ hai:
Khi tử thi đã hoàn toàn khô ráo và trở nên cứng rắn, người ta mang tử thi vào một phòng khác, gọi là phòng ướp xác. Thật ra phòng này là một cái hỏa lò dùng để nung (chứ ko phải đốt) thi hài ở nhiệt độ cao. Tử thi được đặt ngồi giữa hỏa lò. Người ta nhồi vào lò một thứ tạp chất gồm muối, các loại dược thảo và khoáng chất, sau đó lửa được đốt lên và cháy suốt một tuần lễ. Đến cuối ngày thứ bảy, ko đốt thêm lửa nữa và đến ngày thứ 11, nhiệt độ trong phòng trở lại bình thường. Các nhà sư thay nhau cạo sạch chất bột đã đặc cứng ở trong phòng. Khi các tảng muối và các tạp chất giòn tan khác đã được gỡ xong, thi hài hiện ra và vẫn ngồi chính giữa theo tư thế liên hoa, Người ta cẩn thận nhấc xác lên, đem trở lại căn phòng thứ nhất và bắt đầu giai đoạn thứ ba.
Giai đoạn thứ ba:
Lúc này các băng lụa bao bọc thi hài được gỡ ra và lại được phết thêm một lớp nhựa mới. Trong cái xác giống như một người đang ngồi trong tư thế thiền và có thể mở mắt ra, hoặc đứng dậy bất cứ lúc nào. Công việc quan trọng nhất trong giai đoạn này là mạ vàng được bắt đầu. Để làm việc này, cần phải nhờ đến các nhà sư chuyên môn, có tay nghề. Với một kĩ thuật có tính bí truyền, các nhà sư này từ từ phết lên tử thi nhiều lớp vàng tinh lọc, mịn màng và tinh nhuyễn nhất. Họ làm việc rất tỉ mỉ, chăm chú, không bỏ sót một chi tiết nhỏ nào. Nhìn họ làm việc, người ta có cảm giác đây là những người thợ đặc biệt được phái tới từ một cõi huyền bí nào đó, với nhiệm vụ rất ít người có thể làm được là mạ vàng một xác chết.
Khi công việc được hoàn thành, xác chết đã trở thành một hình tượng bằng vàng trông thật sống động, không có vẻ gì là một xác chết. Kĩ thuật ướp xác và mạ vàng tử thi của người Tây Tạng đã đạt đến trình độ siêu đẳng, vượt qua cả kĩ thuật của người Ai Cập. Cuối cùng, xác ướp được đưa đến một cái phòng đặc biệt gọi là phòng các Đấng hóa thân và đặt trên một chiếc ngai cũng bằng vàng. Theo tiết lộ của vị Lạt Ma Lobsng Rampa, hiện có 98 xác ướp mạ vàng ở phòng các Đấng hóa thân, nhiều xác đã tồn tại từ thời kì tiền sử của nhân loại. Giống như những hình người bằng sáp trong Viện bảo tàng ở Luân Đôn, những xác ướp này ngồi sắp hàng như những vị thẩm phán nghiêm minh và xuyên qua những đôi mắt hé mở, có vẻ như họ đang quan sát những sa đọa và tội lỗi của con người thời hiện đại.
Có thể nói rằng toàn bộ lịch sử bí ẩn của Tây Tạng gắn liền với các xác ướp có một không hai trên....
Theo Vnthuquan.net


 

Lượt xem: 7157

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com