Giai thoại về Vũ Hoàng Chương
VỀ THI SĨ VŨ HOÀNG CHƯƠNG
1) Năm đó, thầy Chương phụ trách môn Việt Văn, dáng thầy dong dỏng cao, mảnh khảnh trạc độ ngũ tuần. Cả trường thường kháo nhau về thầy là tác giả tập thơ Say nổi tiếng mà ai cũng nghe qua. Thầy lúc nào cũng vận complet, thắt cravette và đi đến trường bằng taxi, dạy hết giờ thì về, ai chăm chú thì hiểu bài. Một hôm trong giờ Việt văn, thầy đọc bài thơ của Nguyễn Khuyến “ tự thọ” : Năm nay tớ đã bảy mươi tư, Rằng lão rằng quan tớ cũng ừ. Chợt sau bàn tôi có giọng nói to : Thày giỏi lắm năm mươi chứ gì bảy mươi tư. ? Thầy biến hẳn sắc mặt và quát lên : Anh nào ăn nói mất dậy thế, và thày bỏ về không dậy giờ đó.
2) Khoảng năm 1962, Ông Nguyễn Văn Hai, Khoa trưởng Đại Học Khoa Học Huế, được điều vào làm Chánh chủ khảo Hội Đồng Khảo Thí trường Gia Long Saigon, Ông Hai có tiếng là khó tính và hách dịch, ngay cả với các giáo sư bấy giờ : Hôm đó, Ông Hai đứng chống nạnh, mặc complet theo dõi những người đang đến. Một chiếc taxi ngừng trước trường, bước trên xe xuống là giáo sư Vũ Hoàng Chương, cũng dáng mảnh khảnh, che dù và khoan thai tiến vào sân trường. Hình như cả hai người đều không biết nhau. Ông Hai không thấy Ông Chương chào mình thì bị sốc nói to :
- Này anh kia ! đi dâu ?
- Ông Chương ngưng bước, nhìn Ông Hai từ đầu đến chân rồi hỏi lại :” thế anh là ai, làm gì ở dây ?
- Tôi mới có quyền hỏi anh câu đó, anh không có quyền.
- Không ai có quyền hỏi ai cả. Anh hãy nói cho tôi biết anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết tôi là ai. Nói xong , Ông Chương dợm bước đi. Nhiều giáo sư đứng quanh đó cười ồ.
- Được rồi, tôi sẽ nói, anh nghe rõ đây. Tôi, Nguyễn văn Hai, Chánh Chủ Khảo Hội Đồng Khảo thí này, rõ chưa ?
- Ông Chương cười khà : Vậy anh là Hai à ? Mà cho dù anh là hai, là ba hoặc ông ba mươi đi nữa, tôi cũng không cần biết. Nói xong Ông Chương quay phắt bước đi.
- Này, tôi đã nói cho anh biết tôi là ai, tại sao anh không cho tôi biết anh là ai ?
- Đám giáo sư khúc khích cười, trong khi Ông Chương ngừng lại : “Tôi là ai thì cả nước đều biết, duy có anh không biết, vậy là anh dốt nhất nước. Vậy cũng đòi làm Chánh chủ khảo” Nói xong thì bỏ đi. Ông Hai quay sang hỏi các giáo sư đứng gần đó và được biết người cầm dù đi vào là Vũ Hoàng Chương.
VỀ GIÁO SƯ DƯƠNG QUẢNG HÀM
Thầy Dương Quảng Hàm, tác giả hai quyển Việt Nam văn học sử yếu và Việt Nam thi văn hợp tuyển mà ai cũng biết. Thầy có một tật là hay khạc nhổ, có lẽ yếu về đường hô hấp. Một hôm trong lớp học thầy phụ trách, thày đang giảng về thể thơ “ tứ tuyệt yết hậu “, thày nói đại khái nó cũng là một bài thơ tứ tuyệt gồm 4 câu nhưng câu thứ tư chỉ có một chữ, ví dụ cách gieo vần như sau :
TTBBTTB
BBTTTBB
BBTTBBT
B
Hoặc :
BBTTTBB
TTBBTTB
TTBBBTT
B
Thày lấy bài thơ của Phạm Thái tức Chiêu Lỳ làm ví dụ, diễn tả về người nghiện rượu :
Sống ở dương gian đánh chén nhè
Thác về âm phủ cắp kè kè
Diêm vương phán hỏi rằng chi đó ?
Be !
Thày hỏi cả lớp hiểu không, cả lớp đều nói hiểu. Thày khen và nói ai có thể làm một bài tương tự ? Cả lớp yên lặng, thày khuyến khích cho điểm 10. Sau một lúc có một giọng nữ sinh : “Nhưng con sợ thày phạt con quá.” “- Không sao, thày hứa” Cô nữ sinh yên tâm và bắt đầu đọc :
Sống ở dương gian chỉ khạc đàm
Cả lớp sợ quá, thày bảo cứ đọc tiếp
Thác về âm phủ nói làm nhàm
Diêm vương phán hỏi rằng ai đó ?
Hàm !
Đây là những mẩu chuyện mà trước kia báo chí cũng đã đưa tin, chỉ ghi lại để ôn lại và không hề có ý nhạo báng.
Bùi Tho sưu tầm
Tin mới
Các tin khác
© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn
Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011
Email: nonglamsuctayninh@gmail.com