Phòng chống đột quỵ tai biến mạch máu não

Chuyên mục: Trang Nông nghiệp & Đời sống Được đăng: Thứ bảy, 07 Tháng 7 2012 Viết bởi Super User

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, khi nguồn cung cấp máu và oxy lên não bị chặn lại bởi động mạch chủ lên não bị vỡ hay tắc. Tắc nghẽn mạch có thể do cục máu đông từ tim hay từ các cơ quan khác trong cơ thể, hay do sự hình thành dần dần của

cholesterol hay các chất béo đọng lạiĐột quỵ là tình trạng hay xảy ra khi người ta già đi, thường ở độ tuổi 60 hay 70. Tuy nhiên, đôi khi những người trẻ ở độ tuổi 30 hay 40 cũng có thể bị đột quỵ. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong cao, hay làm cho người bệnh bị mất các chức năng và phải chăm sóc điều trị lâu dài.Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, khi nguồn cung cấp máu và oxy lên não bị chặn lại bởi động mạch chủ lên não bị vỡ hay tắc. Tắc nghẽn mạch có thể do cục máu đông từ tim hay từ các cơ quan khác trong cơ thể, hay do sự hình thành dần dần của cholesterol hay các chất béo đọng lại. Mạch máu bị vỡ thường là do huyết áp cao hay do mạch máu bất thường như phình mạch (động mạch có đoạn bị phình to dẫn tới thành mạch yếu đi) hay dị dạng động tĩnh mạch. 
Các yếu tố nguy cơ

•         Tuổi cao

•         Huyết áp cao và tiểu đường

•         Bệnh tim

•         Bệnh mạch
•         Hút thuốc
•         Cholesterol cao
•         Ít vận động tập thể dục
•         Béo phì

Các dấu hiệu và triệu chứng

•         Đột ngột yếu đi hay mất cảm giác hay tê bì ở da mặt, chân tay, thường là ở một bên.
•         Nói khó khăn.
•         Đột ngột mất thị lực một hay cả hai mắt.
•         Tự nhiên chóng mặt, mất thăng bằng hay khó khăn trong việc đi lại.
•         Tự nhiên đầu đau như búa bổ.
•         Mất trí nhớ, trí tuệ sa sút hay lú lẫn.
 
Nếu bạn nhận thấy có các dấu hiệu và triệu chứng này xuất hiện, bạn nên đi gặp bác sỹ nội thần kinh để được kiểm tra và chẩn đoán. Các dấu hiệu này có thể do một cơn đột quỵ nhẹ (hay thiếu máu cục bộ tạm thời, và sau đó bệnh nhân sẽ hồi phục lại) hoặc có thể là một cơn đột quỵ nặng hơn rất nhiều. Sau đó, phương án điều trị sẽ được thực hiện để điều trị và phòng tránh tái phát.

Các chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp cộng hưởng từ não, chụp cộng hưởng mạch não để đánh giác các mạch máu trong não, và các xét nghiệm máu để xem lượng đường và cholesterol cũng như chức năng gan và thận.
Các phương pháp điều trị

Đối với các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ, cần bắt đầu uống thuốc để giảm khả năng bị đột quỵ. Các loại thuốc này được chia thành ba nhóm; nhóm thứ nhất nhằm kiểm soát huyết áp cao và tiểu đường, nhóm thứ hai cần để tránh tạo thành máu cục, và nhóm thứ ba nhằm giảm lượng cholesterol.

Các thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng rất cần thiết để giảm nguy cơ đột quỵ ở người thuộc nhóm nguy cơ cao. Những thói quen này bao gồm thường xuyên tập thể dục, có một chế độ ăn ít muối, ít mỡ, kiểm soát tiểu đường tốt, và không hút thuốc.
 
Đối với bệnh nhân đã bị đột quỵ, các phưng pháp điều trị thường thấy là:

•         Cải thiện dòng chảy của máu:
•         Cắt bỏ áo trong động mạch cảnh, một thủ thuật nhằm dỡ bỏ phần dày lên do tiểu cầu bám vào thành trong động mạch cảnh – động mạch chính đưa máu lên não.
•         Tái tạo mạch nhằm cung cấp đủ máu.
•         Đặt stent, một thủ thuật đưa một ống nhỏ kim loại có mắt lưới vào trong lòng động mạch bị ảnh hưởng để ngăn chặn lòng mạch bị tắc
•         Phòng tránh chảy máu do phình mạch:
•         Kẹp mạch, sử dụng một kẹp nhỏ tại gốc của phần mạch bị phình để ngăn chặn việc vỡ hay tiếp tục chảy máu.
•         Điều trị nội soi mạch, một thủ thuật đặt một vòng xoắn nhỏ vào phần mạch phình thông qua ống thông giúp đóng lại phần phình từ các động mạch nối.
•         Điều trị dị dạng mạch máu não:
•         Phẫu thuật hoặc Xạ phẫu bằng tia Gamma.

Theo suckhoevadoisong.net


 
Lượt xem: 4493

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com