Tết Đoan ngọ, một truyền thuyết mới
HÔM NAY TÊT ĐOAN NGỌ.
MỘT TRUYỀN THUYÊ! MỚI
Bùi Tho
Sáng nay, vừa mở máy online thì gặp ngay ảnh một bó hoa kèm lời chúc tết Đoan Ngọ, của Liên Phạm. . Chưa định thần thị Phung Lê gửi thêm ảnh một dĩa bánh và bài thơ rằng
“ Mồng năm tháng năm tết Đoan Ngọ,
Quây quần cùng gói bánh ú tre,
Gia đình Sum vầy vui hạnh Phúc,
Tiền đồ rộng mở chẳng sầu lo.
Thế là : hôm nay chính thức là ngày MỒNG NĂM THÁNG NĂM. Ngày Tết Đoan Ngọ. Vậy mà cách đây bốn ngày cô học trò của tôi hiện định cư ở nước ngoài về thăm nhà đã đem biếu tôi một chục bánh quen gọi là bánh ú lá tre, bánh tro… tối hôm qua con gái tôi và cô bán trái cây trước nhà cũng đem đến cũng bánh tre, bánh ú tre, bánh tre. Tết Nguyên đán thì có bánh tét, bánh chưng. Tết Trung thu thì có bánh nướng bánh dẻo, Tết Đoan Ngọ thì có bánh ú tre, bánh tro…..
Người ta truyền miệng bánh tro dùng ăn trong ngày 5-5 để tốt cho sức khỏe và giết sâu bọ . Tôi cũng được biết rằng trong đất nước mình còn có nhiều loại bánh được dùng theo từng địa phương , từng dân tộc trong một lễ hội truyền thống nào đó.
Bánh ú lá tre, nguyên liệu chính là nếp nấu nhừ như bột có mùi tro bếp, được gói trong lá tre cột bằng lạt hay sợi lát thành chùm 10,12 hay 14 tùy theo chục được tính là CHỤC CÓ ĐẦU theo một số địa phương ở miền Nam. * ( Chục có đầu này như thể hiện cái chất tính của con người sống trên vùng đất rộng bao la, đầy màu mỡ, mưa thuận gió hòa, thiên nhiên ưu đãi cho nhiều tài nguyên,: ruộng đồng, cây quả, tôm cá…tính con người miền nam vốn thật thà, hiền hậu, rộng lượng. Một chục quả 10 có đầu là thêm 2 quả, coi như một Bảo Hành mà thời xa xưa người ta đã áp dụng, quá nhân văn phải không ? người mua cảm thấy vui và vừa lòng khi xử dụng, giả dụ có một cái bánh không trọn vẹn thì nghĩ ngay đến 2 hay 4 cái CÓ ĐÂU đi theo bù lại.
Bánh lá tre này, toàn bộ là nếp. ngày nay ta thấy còn có bánh có nhân đậu xanh và còn có bánh được gói bằng lá chuối to hơn vì có nhân cũng ra mắt trong đợt mồng năm tháng năm này, thay vì dây lạt người ta đã dùng loại dây ni lông, màu dây như để phân biệt từng nơi sản xuất có nơi màu đỏ có nơi màu vàng, xanh…
Ngoài loại bánh lá tre này thì một sản phẩm ẩm thực đồng thời xuất hiện đó là CƠM RƯỢU là nếp được nấu thành cơm ủ men rượu vừa lên có chút nồng ăn với đường, coi như một loại thuốc giết “sâu bọ “ trong con người .
Còn nữa là việc ăn trái cây đi kèm theo trong ngày hôm nay.
Suy cho cùng, thi vị ra thì đây là một cuộc ăn mừng gồm có bánh tro là ngũ cốc có dùng đến tro, tro là một chất có được sau khi than củi bị đốt cháy là chất mà dân mình dùng làm sạch, sát trùng. Trái Cây hoàn toàn tinh khiết, Cơm rượu là một loại rượu nhẹ dùng đẽ sát trùng. Toàn là những vị tốt cho sức khỏe cuộc sống vừa bổ dưỡng vưa diệt sâu bọ
Với dân gian cho đến giờ vẫn duy trì tục lệ này, vẫn có những biệt lệ là nhà khá giả người ta vẫn bày ra cúng tế, tổ chức ăn uống linh đình.
Tôi biết được ngày này từ ba má của tôi, được nghe theo lời má tôi kể lại rằng “ là ngày cúng nhớ ơn một vị thầy thuốc vào rừng hái lá thuốc về trị bệnh cho bá tánh, đúng ngọ con ngựa vụt chạy để rồi rớt xuống vực, ông thầy có bộ tóc dài quấn vào cành cây lơ lững trên vách đá rồi sau đó bị chết khô, vì lòng thương không còn lấy thuốc độ nhân nữa, cho nên vào lúc chết là đúng ngọ ngày 5-5 ông đã linh thiêng hòa nhập vào cây cỏ khiến nó trở thành thuốc cây thuốc “ Do đó từ xưa người ta thừơng vào rừng hay quanh vườn nhà hái những cây có vị thuốc để dành có dịp sẽ dùng. Năm nào ba má tôi cũng làm như thế, kỳ thực thấy treo ở vách nhà đến khô mục rồi bỏ chưa hề thấy dùng bao giờ.
Tôi nhớ ngày đó, buổi sáng bụng đói được mẹ tôi bắt ăn một muỗng cơm rượu, được ăn trái cây là chuối, mận ổi, mít.. là những cây trái tại địa phương. Còn bánh tro, ngày ấy chúng tôi cũng chưa được thấy nói gì đến được ăn ! Bởi lẽ xứ rừng rẫy xe cộ qua lại ít oi làm sao có xoài, có dâu, măng cụt…đến trưa thì bắt anh em chúng tôi lấy nước muối nhỏ vào mắt rồi thẳng vào mặt trời mà nháy , mục đích để cho sáng mắt. Trong lúc ba tôi vào rừng chặt một bó cây giủ giẻ, má tôi quanh vườn nhà bẻ những nhánh tầm gửi trên cây cam cây quít, hái lá ổi, cắt lá sả… đó là những vị thuốc nam !
Câu chuyện về ngày mồng năm tháng năm là một trong nhiều câu chuyện mà đêm đêm mẹ tôi thường kể cho anh em tôi nghe. Bà nói có được là do bà ngoại kể, chỉ là việc truyền miệng mà nhớ. Bởi má tôi là con của một nhà nông dân ở một thôn nghèo trong lúc trường học chỉ có ở quận, nào có được học hành . Ba tôi thì may mắn hơn được học đến sơ-học yếu –lược ( Élememtaire ) bởi ông là con của một hương chức trong làng.
Trở lại chuyện tết Đoan Ngọ, còn gọi là Tết Đoan Dương đã có từ lâu trong văn hóa dân gian ở Phương đông. Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ là thời khắc theo âm lịch giờ ngọ từ 11 giờ đến 1 giờ (13 g ) Gọi là Đoan Dương vì ngày 5-5 Âm Lịch, theo triết lý y học đông phương thì Hỏa Khí ( Khí Dương ) trong trời đất và con người lên cao nhất.
NHỮNG TRUYỀN THUYẾT
A -Trung hoa,
1/ Ngày 5-5 là ngày cúng một vị quan ở thời chiến quốc. Vị đại thần nước Sở cũng là một nhà văn hóa, một trung thần tên Khuất Nguyên trước tình cảnh đất nước suy vong ông can ngăn vua Hoài Vương không được lại thêm gian thần hảm hại nên ông đã trầm mình xuống sông Mịch La vào ngày 5-5 tự vẫn . Nhớ thương vị quan trung hiếu nên đến ngày này dân chúng làm bánh cột dây nhiều màu để xua đuổi cá, hay bỏ gạo nếp vào ống tre .. bơi thuyền ra giữa dòng sông thả xuống cúng ông.
2/ Một truyền thuyết khác gọi tết Đoan Ngọ là ngày tôn sùng vật tổ của người dân thuộc vùng sông Trường Giang.
*** một chi tiết “ bánh cột nhiều dây, gạo nếp đổ trong ống tre “ mà ngày nay ta thấy bánh nếp gói trong lá tre và cột nhiều dây .****
B- Hàn Quốc :
Người Hàn Quốc vẫn xem ngày 5 -5 là ngày lễ truyền thống theo văn hóa của họ gọi là Dano. Năm 2004 Hàn quốc đã đề nghị LHQ công nhận ngày tết Đoan Ngọ 5-5 là ngày” Di Sản Văn Hóa Phi vật Thể của Hàn Quốc “ nhưng Trung quốc không đồng ý xem như xâm phạm văn hóa của họ. Vì ngày tết Đoan Ngọ được dùng ở Trung hoa, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam
C- Việt Nam :
Trong văn hóa Việt Nam thì ngày 5-5 tết Đoan Ngọ được gọi là tết Giết Sâu Bọ để bảo vệ con người. Nhưng dân gian lại thể hiện việc làm là tìm thuốc trị bệnh, tưởng nhớ đế một vị lương y.
. Nhớ lại thời ấy, tôi bắt đầu hiểu và nhớ , từ thập niên 1950 trong họ hàng tôi và những người cùng làng của tôi đều làm công việc tương tự như thế , đặt hương án cúng trời đất, ăn cơm rượu, trái cây, nháy mắt và phổ biến nhất là hái lá thuốc, còn có chuyện bắt rắn làm thuốc nên có câu “ rắn trốn mồng năm “ Từ câu chuyện được nghe má tôi kể về ngày mồng năm tháng năm, không hiểu má tôi, bà ngoại của tôi có được câu chuyện đó từ đâu lại trùng với chủ đề chính là “giết sâu bọ “ bảo vệ con người. Việc làm này thể hiện lòng biết ơn đến một vị thầy thuốc.
Nếu nói đây là theo truyền thuyết của Trung Hoa, nhưng ở đó người ta tưởng nhớ đến Khuất Nguyên một vị trung thần chứ không phải ông thầy thuốc .
Ba tôi thì không còn, má tôi thì ở tuổi 95 con cháu còn quên làm sao nhớ lại đợc chuyện ngày xưa, vậy thì câu chuyện ngày xưa nói về vị thầy thuôc là ai ?
Tôi nghĩ ngay đến danh y Việt Nam là Hải-Thượng Lãn-Ông và Thiền sư Tuệ Tĩnh.
1/ Ngài Hải-Thượng Lãn-Ông Sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tí (1720) tại xóm Văn Xá hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. .
Ông qua đời vào ngày rằm tháng 1 năm Tân Hợi (1791) tại Bầu Thượng, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), thọ 71 tuổi. Mộ ông nay còn nằm ở khe nước cạnh chân núi Minh Từ thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn . Ông là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp "Nam dược trị Nam nhân" của Tuệ Tĩnh thiền sư
2/ Ngài Tuệ-Tĩnh Thiền Sư
ông sinh quán quán tại hương Xưa, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).
là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam Tại Hải Dương, còn đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ, ở chùa Hải Triều Triều làng Yên Trung, nay là chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, Và khu B trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương có tượng Tuệ Tĩnh. Năm 55 tuổi (1385), với trí tuệ uyên bác trong ngành y thuật của mình, Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn làm thuốc, nổi tiếng, được vua Minh phong là Đại y Thiền sư, ông qua đời tại Giang Nam, Trung Quốc nhưng không rõ năm nào. Trong hai vị đó thì Hải-thượng Lãn-Ông ngày sinh và ngày tử đã quá rỏ ràng. Trong lúc Tuệ-Tĩnh Thiền-Sư ngày sinh và ngày mất không được xác định,
***Cảm ơn những người đã tặng tôi bánh ú lá tre, rất nhiều bạn đã gửi thiệp chúc mừng qua messeger, đã nhắc tôi nhớ ngày năm tháng năm âm lịch, ngày tết Đoan Ngọ đã làm cho tôi nhớ lại câu chuyện má tôi kể cách nay gần 70 năm vẫn luôn nằm trong tâm thức của tôi về ngày Tưởng Nhớ một người Thầy Thuốc.
Trong tôi một truyền thuyết mới hình thành :
NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ 5 – 5 ÂM LICH LÀ NGÀY TƯỞNG NHỚ TUỆ TĨNH THIỀN SƯ MỘT DANH Y LÀ TIÊN THÁNH CỦA NGÀNH THUỐC NAM CỦA ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.
BÙI THO
Tin mới
Các tin khác
© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn
Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011
Email: nonglamsuctayninh@gmail.com