Một thoáng Tây Ninh
MỘT THOÁNG TÂY NINH
Bùi Tho
Tôi có một ngày rãnh rỗi để đi Tây Ninh.
Gọi điện cho Quốc Đông, nói làm sao cho tôi gặp được các thầy Rỡ, Nhơn, Sỹ và các anh em cốt cán NLS Tây Ninh ở Long Hoa,. không thuận lợi lắm vì Đông đang bận đi đưa thiệp mời đám cưới tận Bến Sỏi, hứa trưa về gặp.
Hơn 9 giờ đã qua ngã ba Giang Tân,trên con đường thẳng đó, tìm con đường vào chợ Long Hải, ngày xưa mới lập gia đình chúng tôi thường đi chợ nơi đó, để định vị căn nhà ở của mình cũng như ngã ba vào trường TH Nông Lâm Súc ngày nào, bỗng thấy bên đường một biệt thự vô cùng hoành tráng lại thêm một cây hiếm là cây Gold trumpet thuộc dòng Tabebuia ra hoa vàng, dừng lại hỏi thăm, thì đây là dinh cơ của anh Nguyễn Văn Nhơn, được biết anh ta đang ở trên Tòa thánh, chắc là
đang ở trong vườn cây rừng sản phẩm của anh, tôi gọi điện cho Thu Kiết và Mai Hương, Kiết thì đi đám ở gần Củ Chi, Mai Hương bận dạy học. Tôi muốn gọi hai nữ sinh này là để cùng tôi ghé thăm bà Hiệu trưởng Thân Thị Đời là một trong 2 nữ tướng của NLS Việt Nam, mà tôi đã từng viết “ bà Nguyễn Thị Diệu Hồng trấn thủ đất Phan-Rang-Thành, bà Thân thị Đời hùng cứ Tây-Ninh-Quốc”.
Tôi ghé Long Hoa đến nhà trọ ngày xưa để cắm nhang cho chú thiếm tư, rồi đến nhà anh chị hai Nguyễn Ngọc vốn là một người Nha trang làm rể xứ này. Nhớ lại khi tôi dạy học ở đây thì anh Ngọc xem tôi như em ruột có lẽ vì đồng cảnh là đếu tha phương, lần này gặp thấy anh chị đều yếu, anh cho biết sau khi gặp tôi năm 2012 lúc chú Trung nằm ở Bv Cao Văn Chí, ít lâu sau anh bị tai biến nhẹ nay người yếu hẳn.
Rời nhà anh Ngọc tôi đến thẳng Tòa thánh vào Bá Hoa Viên, tìm lại mây gốc duối tượng hình long, lân, qui, phụng đã có khá lâu tại đây lần đó Bùi Trung đã đưa tôi đi thăm khi chú Bùi minh Triết còn bé tẹo,
Anh Nhơn và tôi chụp vài bức ảnh với hoa viên rồi anh em về vùng đất được Tòa thánh giao cho anh trồng cây rừng, bên cạnh khu cây to lớn của “rừng Thiên nhiên’ nơi mà gần 50 năm trước tôi thường đưa các em học sinh học về cây rừng, nơi mà sau năm 1975 được dùng làm sân chơi cho thiếu nhi mà dấu tích xây dựng đây đó vẫn còn bằng bê tông cốt thép.Anh khoe rằng đây là nhóm cây dầu trồng được khoảng 5 tháng rồi, nhìn dáng cây sắc lá tôi cho điểm 10, vì ngoài cái điểm là thấy cây mọc tốt còn cái điểm nữa là chọn trồng cây giống còn bé, như thế cây sẽ được bền vì sẽ có rể trụ chắc chắn trong tương lai vì dầu là loại cây thân trụ thắng và cao, việc trồng cây dầu cao cỡ 8-10 mét như hiện nay trồng theo đường phố tôi cho là không bền vì rể cọc bị cắt bỏ, phục hồi khó vì thuộc loại cây có dầu còn rể bàn đâm ngang khó giữ thân cây và tàng lá cao được. Chúng ta ai cũng mong muốn có một sự bền vững trong tương lai, nhưng kỳ thực lúc thể hiện muốn có ngay hình tượng mình mong muốn, dù biết rằng ngày nay với phương tiện công nghệ hiện đại, với những phát minh phát kiến mới về chất liệu kích thích, phân bón, để có thể dịch chuyển trồng lại một cây khá lớn, như chúng thường thấy từ những cây rừng dến nhưng cây ăn quả. Người thực hiện thì bảo đảm, người chủ quản thì tự hào, nhưng chắc chắn trong khoảnh khắc nào đó cũng có phần áy náy, chỉ được một viêc có ngay, thành phẩm ngay nhưng chắc chắn không vững trước giông gió, không thể bền bĩ sống lâu được. Vì như lời khẳng định trong dân gian rằng : “ cây tháp, cây chiết, cây giâm cành không thể sống bằng cây mọc từ hạt, chúng ta không thể thay đổi đượccái tiến trình phát triển tự nhiên của cây cối được điều ấy cho ta liên tửơng đến trồng người, từ cái học lễ nghi, lối sống đến sự huấn luyện thể thao, phải được un đúc từ tấm bé.
Một trường hơp khác cũng cần nghĩ đến đó là phương châm “ hạ một cây, trồng một cây “ trong ngành lâm học về khai thác đặt nặng vấn đề này. Bởi vì trong tự nhiên, một cây được hạ là kết quả của quá trình phát triển đã đến lúc dâng hiến cho cuộc sống của con người, nó được hôm nay thì đã có từ thời cha ông chúng ta, ta nhận lãnh thì có nhiệm vụ trồng lại một cây cho con cháu chúng ta. Đó là lẽ tự nhiên, một vấn đề then chốt mang tính nhân bản nữa, là bên cạnh một cây đang sống, ta trồng một cây non, trong ý thức là sẽ đốn hạ cây lớn kia, lúc nào ? thời gian bao lâu ? ta không cần biết, nhưng sẽ vào trường hợp “ trồng một cây ,để hạ một cây !” Tại sao ta lại đặt bản án trước cho một sinh mệnh, trường hợp này ta thấy khá phổ biến vì trong một khoảng trống của rừng cây, vì dưới những tàng cây, một số cây non được trồng, có mọc và phát triển tốt không? Câu trả lời sẽ không ,bởi lẽ cây sống và phát triển ngoài đất,nước.. thì ánh sáng quan trọng bật nhất, ánh sáng mặt trời đã tạo ra sự cạnh tranh sinh tồn thúc đẩy các cây phát triển, sự thiếu ánh sáng sẽ làm cho cây yếu,lòng ngòng èo uột,Cũng nên nói rỏ hơn về cây Dầu, Sao trong rừng thường thẳng và ít nhánh hơn mọc nơi quang đản, lý do là hiện tượng rụng nhánh tự nhiên bởi những nhánh nhỏ ở bên dưới thiếu ánh sánh sẽ còi cọc, thoái hóa và rụng đi. Việc nầy ta thấy rỏ là trong rừng rậm các thân cây thường thẳng và ít nhánh, cho ta thấy ngay cả ở một thây cây các nhánh không nhận được ánh sáng cũng tự thoái hóa, thì một cây non làm sao sồng được đưới bóng của tàng cây lớn. Phải chăng đó là một triết lý trong việc trồng cây? Tôi trao dổi với anh Nhơn vấn đề này bởi vị hiền tài này xuất thân ở ngành Canh Nông
Nhớ đến năm 2009 tôi nhờ nhóm Thu Kiết, Diệu, Nguyệt, Bé, Ngọc Minh, Kim Hoa.. ghé nhà tôi đem về cho tòa thánh một cây Phượng Vàng trồng mấy năm đầu phát triển tốt, nghe nói hiện nay không còn. Tôi muốn gửi tặng thêm vài cây nữa, nhưng không biết làm sao chuyển lên.Anh Nhơn cho biết có thể gửi nhờ xe Nam Phát chạy đường Tây Ninh Đà lạt.
Như đã hứa, Mai Hương sau khi dạy xong đã tìm đến tòa thánh, chúng tôi đến quán cơm chay Âu lạc, goi điện cho Hà thế Mạnh, thì anh này đang ở bệnh viện, Hoàng Thái cho biết chuẩn bị cho chiều họp chi bộ, Quốc Đông thì hẹn ăn cơm xong qua quán cà phê “Tình trăm năm “ Liên hệ tiếp tục thì Tô Kim Lang hiện ở Sài gòn, còn Nguyễn Bạch Tuyết bận trực chùa. Cuối cùng chỉ còn tôi, Mai Hương và Thu kiết lên đường đến nhà cô Đời, gặp chúng tôi cô đều nhận ra, gọi tên từng người, riêng tôi cô nhắc những chuyện thời tôi giảng dạy ở Tây ninh ngày ấy, cô đem ra một số sách báo, đặc biệt là đặc san liên trường nói về NLS Tây Ninh với nhiều hình ảnh minh họa trong đó có ảnh đám cưới của tôi có nhiều giáo sư tham dự trong đó có 2 giáo sư nữ là cô cà cô Trần Thị Hoàng Hình ảnh đẹp nhât là cảnh cô và Mai Hương dò tìm một trang sách, dễ gì có được hình ảnh này phải không ?
Rời nhà cô Đời tôi được Mai Hương đưa đến nhà Bích Nga để thắp nhang cho mẹ và chồng của Nga vừa mãn phần.
Trên đường đi, Mai Hương có chỉ cho tôi ngôi nhà mới sửa sang lại khá đẹp, nơi mà vào năm 2012 khi Bùi Trung điều trị tại bệnh viện Cao Văn Chí, lần đó tôi có ghé thăm nhà Mai Hương, Ngọc Diệp và Mỹ Ngọc.
Về lại Gò Dầu buổi chiều, thì nghe tin cây Phượng vàng ở Bến Củi trổ hoa để lên ngay chương trình ngày hôm sau đi Bến Củi thăm nhà Bùi Trung và xem cây Phượng vàng khoe sắc.
Cứ một chuyến Tây Ninh, có nhiều điều để nhớ.
( không biết bài này viết lúc nào, bổng dưng hôm nay bắt được, thấy website NLS Tây Ninh có địa chỉ điện thư mới, tìm bài gửi đăng, thấy bài này. Gửi ngay để có mặt, mong các bạn cùng cộng tác)
BT
Tin mới
Các tin khác
© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn
Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011
Email: nonglamsuctayninh@gmail.com