Chuyện về một chiếc cầu

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút Được đăng: Thứ năm, 28 Tháng 6 2012 Viết bởi Trần Chu Ngọc

Về Tây Ninh nhiều lần , thường lòng vòng trong Thị xã nhưng ít khi tôi đi ngang chợ cũ thăm lại phố Gia Long ngày xưa , lần này có người bạn rủ lên vườn cao su ở Mỏ Công (Tân-Biên) nên sau khi ghé Long Hoa rước thêm vài người bạn " chí cốt " , chúng tôi thẳng đường ra mít một, qua Trường Trung Hoc Tây-Ninh, rồi vòng qua chợ mới , xe vừa xuống dốc cầu , người bạn tôi chợt nhớ và hỏi tôi :" Mấy lần về Tây-Ninh , mày có nhớ Cầu Quan không ?" Hình ảnh cây cầu nối liền hai bờ Thị Xã ngày xưa và bây giờ là một ký ức gắn liền với Núi Bà là một biểu tượng Tây-Ninh đã đi vào lòng người đi vào ký ức tuổi thơ của tôi , tôi cười cười hỏi lại :" Cây cầu hơn 100 tuổi đó ai mà hỏng nhớ , nay có chuyện gì sao  ?" Nét bạn của bạn tôi thật ưu tư và giọng đầy bức xúc :" Lát nữa đi ngang, mày sẽ thấy nó....bị đập rồi !"

                  

  Tôi thảng thốt hỏi lại ;" Sao lại đập, xây lai cầu mới à ?" Bạn tôi thẳng-thừng :" Giờ có biện luận cỡ nào, tao vẫn cảm thấy nuối tiếc mày ạ ! " Cây cầu Quan được xây dựng từ lúc hình thành phố chợ của Tây-Ninh , từ thời Pháp ,nét kiến trúc của nó dù đơn sơ nhưng ghi đậm dấu ấn lịch-sử ,tao không hiểu phương tiện giao thông giờ đã có cầu mới kề cận thay thế, giữ lại cầu Quan như một nét đẹp của Tây-Ninh, phương tiện ,kỹ thuật bây giờ thì thiếu gì cách để tôn-tạo,gia cố lại mà vẫn giữ được hình ảnh mang nhiều kỷ niệm đó chứ ! mà nghe nói sẽ đập cả mặt tiền hai bên phố Gia Long , khu phố cổ còn tồn tại xưa nhất của Tây-Ninh nữa !?" Như vậy quá đủ,Tây Ninh mất đi cây cầu và cả khu phố xưa thì những ai từng gắn bó với Tây Ninh ngày xưa có còn gì để nhớ , hay chỉ đi ngang thán phục theo phong trào với lời khen là TâyNinh bây giờ được xây dựng mới hiện đại ,khang trang quá .. và phố cũ chỉ là khoảng nhớ trong ký ức. ...

 

Sẵn trong lúc mạn đàm, người bạn của tôi cao hứng :" Giờ tao mới nói luôn về khu chợ Long Hoa ( Long Hoa thị ngày xưa) một trung tâm mua bán lớn nhất tỉnh ngày xưa tọa lạc trên một địa điểm rất rộng và thuận lợi nên giao thương mua bán tấp nập .Đầu tiên Chợ được xây dựng bốn cánh gồm bốn ngành hàng chủ lực : chợ vải, chở đồ gốm, thủy tinh ,vật dụng thờ cúng,chợ khô mắm ,chợ ăn uống : cơm ,cháo lòng..Chính giữa có chợ trái cây , bên ngoài là chợ rau,cá,thit heo gà,bò...Đặc biệt chợ Long Hoa là  cánh chợ bán đồ chay đầu tiên là mỗi tháng bán mười ngày ( theo ngày ăn chay của Đạo Cao-Đài) sau này phong trào ăn chay phổ biến ngày nào cũng có bán đồ chay cho mọi người dân chung quanh (hầu hết là tín đồ đạo Cao-Đài) ,,,Giờ đã mấy lần sửa chữa , từ bốn cánh thành chợ tám cánh, rồi mở  cửa hàng quanh vòng rào, sau đó phá hàng rào xây Chợ có hầm và lầu như siêu thị , cuối cùng chợ buôn bán ngày càng thưa thớt ,mà xây mãi cũng chưa hoàn thành làm khu chợ ngày xưa ngày thêm nhếch nhác ...Nên ai cũng muốn phát triển,đổi mới ai cũng muốn Tây Ninh ngày càng khang trang hơn mà vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống cùa dân tộc và đặc trưng địa phương nhưng làm kiểu này thì có khi không hiệu quả mà lại giảm đi ý nghĩa  ...!

Nghe câu chuyện về quê hương của người bạn, tôi trầm ngâm với bao kỷ niệm , Cây cầu Quan dưới đầu dốc tòa hành chánh tỉnh ngày xưa lần đầu tiên tôi đi xe đạp hơn năm cây số ra tình thi tiểu học thấy nó thật nên thơ , phố thị buôn bán tấp nập ,chợ lúc nào cũng đông vui trên bến dưới thuyền ở khu chợ cá , cũng có khi rủ nhau đi xem phim ở rạp hát ( Lạc-Thanh & Thanh Sơn) đèo nhau đi về qua con dốc 10 độ mà không biết mệt vì khi đi ngang cầu Quan gió mát thôi lồng lộng ...

Sau chuyến về Tây-Ninh ,tôi có tìm hiểu về việc phá bỏ cầu cũ ,xây lại cầu mới ,được biết việc này  đã được bàn bạc  từ những năm trước , vì cho rằng cây cầu cũ đã quá niên hạn không thể chịu đựng thêm trọng tải qua cầu ( dù hai đầu cầu có chắn ngang bằng những thanh thép to , không cho xe tải lưu thông ) Nghe nói sau khi phá bỏ cầu cũ sẽ phục chế,tôn tạo lại vóc dáng của Cầu Quan khi xưa ,nhưng sau khi mời tư vấn kiến trúc lập ra đồ án , kêu gọi thầu thì không có nhà thầu nào thi công ,lý do là nếu làm theo kiến trúc cũ phải có những thiết bị tương ứng (máy móc,khuôn mẫu) giá gọi thầu chỉ tính chi phí thi công còn riêng thiết bị để thi công chỉ thực hiện có một công trình đặc biệt này sau đó phải nằm xó,nên ai cũng ngán..? , sau đó lại có phương án khác cũng giữ nguyên hình dạng ban đầu cho cầu Quan nhưng thiết kế hai vòng cung không chịu lực để giảm chi phí phương tiện thiết bị  và hiện nay đã đi vào giai đoạn thi công ? ...

Về thăm lại quê hương , trở lại với những ký ức lúc còn thơ ấu, qua câu chuyện với người bạn "cố tri" về hai công trình  "thế kỷ" cho tôi một chút trầm ngâm về chuyện "thay cũ- đổi mới": để thấy những điều ta cứ nghĩ là bình thường , nhưng đã là dấu ấn sâu đậm của mọi người thì cách làm phải làm sao cho phù hợp...Hy vọng những công trình mới  sẽ vừa hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền thống để Tây-Ninh vẫn mãi xinh đẹp trong lòng mỗi người chúng ta vậy !
TRẦN CHU NGỌC

 

 
Lượt xem: 3606

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com