Tha lỗi cho tác giả : vì yêu mến ngôi trường xưa "cả gan " viết bài nầy theo ký ức
Trong thời gian từ 1945 đến 1954, tại miền Nam VN rất ít tỉnh có trường Trung học công lập.
Trường Trung học chỉ có ở Saigon và các tỉnh lớn như Mỹ Tho, Cần thơ Phần nhiều trường Trung Học Tư thục là do các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo lập ra, có thu học phí,chương trình dưa theo chương trình trung học của Pháp nên con em bình dân,nghèo ít có cơ hội học tập lên bậc Trung học.
Tại TN,trước khi trường TH tỉnh ra đời,đạo Cao Đài có mở trường Đạo Đức Học Đường trong nội ô Tòa Thánh TN và trường Lê văn Trung tại cửa số 7,ngoại ô Tòa Thánh TN, học sinh từ các nơi khác về học rất đông và chỉ phải đóng học phí tượng trưng rất ít
Ngày 15/9/1954 là ngày khai giảng của tất cả các trường THCL trên toàn miền Nam....
Trường TH.Công Lập Tây Ninh khai giảng khóa đầu tiên với 200 em tuyển từ các em đậu Tiểu Học từ trước đó (tuổi cao nhất là 15)
Ban đầu,do cất chưa kịp nên lớp 54-55 phải học tạm tại trường Tiểu học tỉnh.
Đến đầu năm 1955,một ngôi trường mới tọa lạc tại ngả ba Đồn (gọi là ngả ba Đồn vì nơi đó xưa có 1đồn lính Pháp đóng quân),trên đường vào chợ cũ được hình thành 1 tòa nhà có 1 lầu gồm 8 phòng học rộng rãi,văn phòng .Để có được cơ sở nầy,nhà nước phải giải tỏa 1 khu nghĩa địa
Học sinh khóa 2 (năm 1956 ) được vào ngay nhà mới khỏi đi học nhờ như các lớp anh chị...
Học sinh vào TH.TN bắt đầu lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) công lập không phải đóng 1 khoãn học phí nào.
Năm học 1955,56,57 mỗi năm học sinh đậu cao ( từ 1 đến 35 )còn được nhận học bổng 1000đ/năm.
Khi vào lớp,HS phải mặc đồng phục: nam: áo sơ-mi trắng,quần xanh hay đen,mang giầy hay sandale
.Nữ : áo dài trắng,quần đen hay trắng và mang guốc,sandale và cấm không cho mang dép kẹp (dép Nhật). (HS nam khóa đầu tiên còn mặc đồng phục như tiểu học:quần short,nữ áo dài ).
Trường chia HS thành 4 lớp A,B,C,Đ
Nam học A,B.Nữ Đ.Riêng lớp C là 1 lớp hổn hợp , nam và nử học chung
HS vào 2 năm đầu tiên phải học 2 Sinh ngữ là Pháp (chính) và Anh (phụ).
Về sau cải cách GD, giữa 1958 ..Hs bậc TH. Đệ Nhất Câp chỉ phải học 1 sinh ngữ thôi (Anh hoặc Pháp),lên bậc THĐ.Nhị cấp (từ đệ tam trở lên )mới phải học 2 SN.
Trong những năm tiếp theo từ 1956,trường được xây dựng tiếp thêm nhiều phòng học kế các lớp cũ
HS.khóa đầu tiên 1955,sau khi đậu Trung học Đệ nhất cấp (1959 ) phải đi các trường khác để học lớp cao hơn vì trường chưa mở lớp đệ tam
Năm 1960,HS. khóa 2 (1956) thị tốt nghiệp THĐIC.Trường mở tiếp bậc THĐ.Nhị cấp với 4 lớp (2B và 2 A,trong đó A.2 và B.2 là 2 lớp Nam.Các lớp còn lại nam nữ học .
(Lưu ý là phân ban hồi đó hơi khác hơn phân ban bây giờ) Ban A: Vạn vật là môn chính.B; Toán. Riêng C; văn chương mấy năm đầu không có
Mỗi năm , càng lên lớp cao hơn thì hụt HS nên để cho đủ sỉ số lớp có tuyển thêm nhiều học sinh các trường chung quanh
Năm 1963,trường đã có thí sinh dự thi Tú Tài 2 tại Saigon.
Từ năm 1970,trường chia ra làm 2 trường Nam và Nữ.
(Công binh Phi Luật Tân giúp tỉnh Tây Ninh cất thêm 1 trường Nữ Công Lập trên dãy đất trông phía ngả ba Ao hồ đi ra thị xã nên một số HS nữ và Thầy cô chuyển sang đây.)
Xin nêu tên Thầy, Cô từng làm Hiệu trưởng và giảng dạy đến 1970.
Vị Hiệu trưởng đầu tiên: Thầy .Nguyễn văn Mạnh. T.Mai Hửu Chỉnh ,T.Vũ Đình Triều, T.Trần văn Thử,T.Trần Bình Quang,T.Trịnh Quốc Thế, T.Lương Hửu Tống,(1970-74)T.Nguyễn Quang Ngân (đến 30/4/1975 thì bàn giao cho CQ mới)
Các GS :
1.- Cô Nguyễn thị Hồng Vân,Lý thị Minh Nguyệt,Nguyễn thị Thái, Phạm thị Bạch Tuyết, Trần thị Hường,Trần thị Hoa,Nguyễn thị Hòa,Nguyễn thị Loan,Nguyễn thị Tuyết (mất), Nguyễn thị Thu Vân, Nguyễn thị Hồng, Nguyễn thị Kim Anh,Nguyễn thị Hạnh, Nguyễn thị Quý, Tôn Nữ Quỳnh Cửu, Nguyễn thị Hương Yên, Nguyễn Thục Đoan, Vương Thanh Tú, Lưu thị Quy, Ngô thị Ngọc Anh, Võ Kim Hà (mất 2017 ),Nguyễn Ngọc Nương ,Phạm thu Vân (mất)
2.- Thầy :Tô Thảo,Võ văn Tam,Nguyễn văn Thại, Tạ Cao Huê, Nguyễn Đình Chính, Mai văn Sít, Nghiêm Phú Phi, Lê Hửu Khoan, Nguyễn Bá Dinh
Vũ Thanh Triệu, Nguyễn gia Khang,Phùng văn Bộ,Nguyễn an Khương,Nguyễn văn Vinh,Vũ Ngọc Khánh,Đỗ Trọng Thạc,Nguyễn văn Mười,Vỏ văn Nhân, ,Trần văn Rạng,Trần văn Bé,Triệu Canh Ngủ, Huỳnh văn Trí, Hoàng Ngọc Biên,Lê Thanh Hoàng Dân,Nguyễn Hoàng Ảnh,Trần Đình Kha (mất),Nguyễn Hợp,Nguyễn Tuấn Tú, Phan Nguyên,Hoàng kim Hùng,Nguyễn Ngọc Nam Hùng,Nguyễn Quang Ngân,Nguyễn văn Cư,Nguyễn văn Cố, Dương Quán,Lê Ngọc Thọ, Quản Hùng,Nguyễn văn Ân,Tôn thất Sum,Nguyễn Đức Dực,Đỗ Đình Huỳnh,Trịnh Hồng Hải,Đỗ văn Hóa,Lương Hửu Tống,Nguyễn Thới Chuẩn,Nguyễn Khắc Sỷ,Đào Tấn Luật, Cao văn Đạo,Nguyễn văn Dủng ,Nguyễn Phước Quang,Vũ mộng Long,Đào Việt Long, Châu văn Năm,Nguyễn Vũ Hoan,NS.Anh việt Thu ( mất),Nguyễn Hà Trị (mất),Nguyễn Tấn Trưởng (mất ),Nguyễn văn Ron,Đỗ văn Minh,Lê văn Hùm,Phan Thế Phiệt (mất),Võ Thanh Tòng,Vũ Ngọc Chuẩn, Vương Ngọc Em(2016)
Người trước là HS..sau nầy về dạy tại THTN.là : Võ công Văn,Lâm thị Sắng,Huỳnh thị Kim Ngân và Võ kim Phụng.
HS trường TH.TN thế hệ 1955-75... đóng góp nhiều trí tuệ trong việc mở mang phát triển tỉnh nhà...
Xin tặng một bó hoa cho những Thầy Cô còn sống,Thầy cô văn phòng,quí thầy Cô từng làm việc tại trường nhưng vì lý do thời gian đã lâu không nhớ hết để ghi tên ở đây.
Xin đốt một nén nhang tưởng nhớ Quí Thầy Cô,Bạn bè đã ra đi vào cõi hư vô..
.Một phút để nhớ các bạn bè có mặt trong những ngày đầu của trang Hoài Niệm Tây Ninh: Võ thị Nết, Hồ Hùng Vân, Ngô Minh Chí ,Thái kim Trần, Annie Thu An... hiện đã rời bỏ cuộc chơi về miền miên viễn
Và cám ơn nhiều đến các Bạn- đã chuyễn những bài hay,lý thú sưu tầm trên net ,nhờ thế kiến thức chúng ta được mở mang thêm
Với các học sinh cũ, những kỷ niệm về nhà trường Trung Học Tây Ninh là những khoảnh khắc rất êm đềm của tuổi Thanh Xuân mà không khi nào có thể trở lại...