Cây Sò Đo Cam

Chuyên mục: Trang Nông nghiệp & Đời sống Được đăng: Thứ năm, 09 Tháng 8 2018 Viết bởi Ban điều hành

CHUYỆN TẦM PHÀO

Cây Sò Đo Cam

Bùi Tho

 

Cây ra nhiều hoa sẽ đậu nhiều quả, nhiều quả thì cho nhiều hạt, nhiều hạt sẽ cho nhiều cây con…nếu là quả có nhiều hạt, hạt có cánh bay được trong gió sẽ phát tán và sẽ mọc nhiều hơn xâm chiếm đât nhiều hơn.

Đó là lập luận hoàn toàn tự nhiên, cho nên chúng ta có các quần thụ thông ở nơi có độ cao trên 1000 m so với mực nước biển, việc có những rừng thông của vùng Đà lạt thực tế ta thấy rỏ nó có một đặc thù riêng là tính chất đất, độ cao, nắng gió, ẩm độ….phù hợp thì cây thông mới tái sinh tự nhiên và phát triển được. Thử hỏi nếu đem thông về trồng tại tỉnh Đồng Nai có nghĩa là cách khu vực có thông ở Lâm đồng chừng vài chục km liệu nó có tự tái sinh và phát triển tự nhiên như ở Lâm Đồng không?

Một ví dụ khác là những cây du nhập từ nước ngoài về như cây Khuynh diệp ( Eucalypptus ) cây Keo lá tràm ( Acacia )vào Việt Nam hơn 60 năm được cổ súy trồng nhiều, trồng rộng khắp , là loại cây cho rất nhiều quả và quả lại nhiều hạt, nay vẫn còn tiếp tục được trồng làm các rừng phòng hộ, rừng sản xuất gỗ làm bột giấy, nhưng có thấy vùng đất nào được tái sinh tự nhiên? trong lúc cần cây giống để trồng chúng ta phải tìm đến các cơ sở ươm giống?

Gần đây qua báo, đài cho biết theo IUCN (cơ quan bảo tồn thiên nhiên thế giới) khuyến cáo là cây Sò Đo Cam (spathodea campanulata )không nên trồng vì nó sẽ xâm hại môi trường, nói rỏ là Xâm Hại chứ không phải Độc Hại có nghĩa là nó rụng hạt tái sinh tự nhiên lấn áp đất trồng trọt hoa màu, các diện tích khác mà một số nhà khoa học đã dùng cụm từ là thay đổi hệ sinh thái của khu vực? coi nó là kẻ xâm lăng thầm lặng…theo đó bộ Tài Nguyên môi trường cũng đã có thông tư liệt kê loại cây trồng xâm hại môi trường trong đó có Sò Đo Cam ( Trích :Điều khó hiểu là ngày 1-7-2011, trong thông tư 22/2011 của Bộ TN&MT xác định cây sò đo cam là loài thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại nhưng chưa xuất hiện ở Việt Nam; thế nhưng ở Lâm Đồng, loài cây này đã có từ trước đó rất lâu và đã phát triển đến mức Sở NN&PTNT Lâm Đồng phải ra thông báo khuyến cáo ))

Tiếp theo đó rất nhiều bài báo mạng cũng như báo viết lên tiếng, như bài “Thế giới cấm.Lâm đồng trồng vô tư “rồi có những góp ý , một số THEO CHIỀU thế giới cấm thì ta phải cấm, một số CHỈ TRICH mang tính chất lố bịch xem người trồng là kém hiểu biết… qua những bài viết đó, những người lên tiếng đó có thấy trái , đã thấy hạt , đã thấy cây Sò Đo cam mọc tự nhiên chưa? Hay là chỉ suy diễn “ cây nhiều hoa, sẽ cho nhiều quả,,,,,” ?

Cây bản địa của rừng Việt Nam cùng họ với cây Sò Đo Cam là cây Núc Nác,cây Lo đo ở những nơi có cây này chúng ta cũng chỉ thấy nó mọc lưa thưa, chưa thấy nó mọc thành một rừng ! Rồi một loại cây nổi danh nữa cùng họ với Cây Sò Đo Cam là cây Jacaranda mà ta gọi là Phượng Tím là loại cây cho rất nhiều hoa, ở Úc nhiều thành phố trồng loại cây này, đến mùa hoa rất là đặc sắc. Ngay thành phố Đà lạt cũng đang có ý định trồng nhiều Phượng Tím trên các con đường , từ khi cây phượng tím nổi danh thì cây giống loại này cũng đã được đưa đi đến nhiều nơi trong đất nươc, có lẽ đến giờ cũng đã ra hoa,. Điều đáng chú ý là cây Phượng tím nào ra hoa cũng đậu quả, mà hạt của Phượng tím giông giống như hạt Sò Đo Cam . Nếu nói theo cách suy diễn thì nguy cơ xâm hại môi trừơng của Phượng tím sẽ cao hơn Sò Đo Cam rất nhiều..

Với một hạt mỏng như tờ giấy lớn cỡ 2 mm nằm giũa lớp lụa to cỡ 15 mm (lớp lụa mỏng trong như váng cháo ) cho nên nhẹ, dễ bay trong gió. Cần lưu ý là khi quả chin thì hạt đã già, nhưng lớp vỏ quả cứng còn giữ hạt bên trong cho đến khi nứt tét hoàn toàn mới cho hạt bay ra, trong thời gian đó nếu nắng lớn thì làm cho hạt khô nóng sẽ giảm tỉ lệ nẩy mầm, còn ngược lại ẩm độ cao và có mưa thì quả sẽ không bung được và như thế hạt sẽ hỏng.

Bây giờ giả dụ rằng hạt tốt rơi rụng sẽ bay trong gió thì may mắn lắm hạt bám được đất có độ ẩm, xốp cùng hội đủ những yếu tố khác thì hạt mới cây nẩy mầm , khi nẩy được mầm thì cần có bóng mát một khoảng thời gian dài khi cây chuyển từ lá mầm cho đến lúc có lá thật, mất cả tháng trời , trong thời gian này chỉ cần gặp nắng sẽ làm khô héo cây ngay , bởi lẻ lớp vỏ lụa như cánh đó không thể làm cho hạt lẩn vào trong đất nên bộ rể đầu tiên sẽ nằm tràn trên mặt đất. Cho nên từ lúc nẩy mầm cho đến lúc ra lá thật là một giai đoạn gian nan vì phải chống chọi với nắng gío mới tồn tại được. Trường hợp còn lại nếu hạt bay rơi trên ngọn cỏ, chịu nắng thiêu đốt thì là sao tiếp đất mà nẩy mầm? nếu bám trên lá cỏ cây gặp ẩm vẫn nẩy mầm thì liệu có tồn tại được không?

Trở lại cây Sò Đo Cam, đây là một cây ngoại lai du nhập vào Việt Nam, theo ông Huỳnh Minh Bảo cho biết thì cây này được người Pháp đem từ xứ Gabon Phi Châu trồng ở Việt Nam hơn 70 năm rồi, ông Lương văn Sáu cũng có bài viết trên Tạp chí Hoa Cảnh với tên gọi là cây Chuông Vàng , đã nói rỏ cây tại chùa Quan Âm Đà lạt được ông đem đến trồng, cây này được chiết nhánh từ cây tại Thảo Cầm viên Sài Gòn trong thập niên 1960 do ông Trương Đấu chiết tặng, cách đây bốn năm nhân ghé thảo cầm viên tôi còn thấy cây Sò đo cam trước khu văn phòng .Không rỏ lần nhập đó có nhiều không và trồng ở nơi nào, riêng tại Bảo Lộc tại Công ty Lê Lai ở Lộc Sơn mà dân tại đây quen gọi Sở Trà Lê Minh Sanh có 4 cây về tuổi thọ ngang ngữa với cây ỏ Chùa Quan Âm Đà lạt và ở Thảo Cầm Viên.

Cho đến nay tên dành cho loài hoa này được gọi theo cách mô tả hình dạng,màu sắc của hoa nên ta đã có các tên sau: Chuông đỏ ,chuông vàng, sò đo cam…Ngoài ra còn có những tên : Hồng Kỳ, Hoàng đế…và mới đây được nghe thêm tên : Đỉnh Phượng Hoàng..

Cây có tên Khoa học là Spathodea campanulata Bauv. họ thực vật :Bignoneaceae, nguồn gốc từ Phi Châu vì hoa giống như Hoa Tulip nên còn có tên là African tulip, tulip tree. Với một cây mà chúng ta có nhiều tên được gọi như thế cũng đủ chứng tỏ rằng nó được nhiều người chú ý vì nhiều lý do nhưng tựu chung là những ưu điểm là hiếm giống , ra hoa rực rở thời gian dài, dễ trồng, nhanh phát triển…..

Về cái tên thường dùng SÒ ĐO CAM, tôi hơi thắc mắc điểm này bởi vì chữ Cam là cho biết màu sắc giữa đỏ và vàng rồi , còn chữ Sò Đo xuât phát từ đâu? Là tên cây? tên sắc mộc của Việt Nam? .

Tra cứu trong sách Cây Cỏ VN của Gs Phạm Hoàng Hộ thì có cây Thiết Đinh Lá Bẹ (Markhamia stipulata ) còn gọi là Lo Đo,Tho đo. Cùng họ thực vật là Bignoneaceae (họ Quao) cây cho hoa đầu ngọn thành chùm đứng thẳng hoa thưa màu đỏ tím .

 

1* Như vậy theo tôi khi mới du nhập Cây hoa này vào VN người ta thấy hoa giống cây Lo Đo ,Tho Lo vì cho hoa màu cam nên gọi là Tho Lo Cam ? từ đó đọc trại ra thành Sò Đo Cam ?

 

2 * Cũng có thể vì theo thói quen người ta dựa vào dáng hoa mà đặt tên như : loa kèn, móng cọp, hài tiên,…vì hình dáng hoa giống con sò có màu đỏ cam ,để rồi có người gọi là hoa Sò Đỏ Cam rồi do truyền miệng từ người này qua người kia mà đọc trại đi thành Sò Đo Cam?

(Đây là những đoán mò của riêng tác giả,rất mong được sự bổ sung của quí vị)

Tìm hiểu thêm thấy rằng loại hoa này có các màu đỏ, màu cam còn có cả màu vàng nữa. .Cùng họ với loại cây trên ở rừng VN ta còn thấy cây Tho Lo cho hoa màu đỏ tím, còn cây Núc Nác thì cho hoa màu đỏ nâu với chùm hoa đầu ngọn nhưng nụ hoa thưa chứ không xếp dày như cây hoa chuông.….

Sau khi nghe tin loài cây xâm hại,trong một bài viết về vấn đề này Ông Bùi thanh Phong chi cục Kiểm Lâm Lâm Đồng có nói đến cây tại chùa Quan Âm Đà lạt xuất hiện từ 1960., đó chính là cây này ông Lương văn Sáu có viết trong tạp chí Hoa Cảnh cho biết là cây không cho quả,và cây cây mẹ ở Thảo Cầm viên ở Sài gòn cũng không đậu quả ?

. không..Và đặc biệt chỉ có một cây cho quả khoảng 10-15quả một năm

Mãi đến 1997 ông Nguyễn Tân Tiến giám đốc CT Công Trình Đô Thị Bảo lộc mua trừ thành Phố Hồ chí Minh , được một số cây về trồng bên cạnh bờ hồ dọc đường Trần Phú (quốc lộ 20) và một hàng trước cổng UBND TP Bảo Lộc, sau 5 năm trồng vào cuối năm 2003 hàng cây trước văn phòng UBND tp Bảo Lôc và dọc bờ hồ Bảo lộc hoa bắt đầu nở lúc ấy cây đã cao trên 7-8 mét. Vào năm 2002 tôi đã lấy được quả của cây ở trong sở trà Lê minh Sanh ương giống thành công, cây giống đó giũa năm 2003 đã ra hoa với dáng dấp nhò thấp hơn , như thế hàng năm tôi tiếp tục thu hái của cây trên và tiếp tục ương cho đến 2007 số lượng ương được không nhiều chừng vài trăm cây một năm.những đợt ương đó đều do Công ty CTĐT Bảo lộc đặt hàng. Thời gian từ 2003-2006 Cây hoa chuông được rất nhiều chú ý ,ngoài số cây tôi ương , nhóm kỹ thuật của Công Ty CTĐT Bảo lộc cũng lấy hạt được từ một cây trồng từ 1997 .Kết quả từ năm 2004 đã có 2 giống đan xen nhau khi trồng, tạm gọi là giống cao to ra hoa chậm và một giống thấp ra hoa sớm phân biệt được dễ dàng nhờ tàng cây cao thấp ,thân gốc to nhỏ,lá to, nhỏ màu xanh đậm , nhạt ..Chính nhờ hai loại đan xen này mà Bảo Lộc Hoa chuông nở đỏ quanh năm.

Không rõ các cơ sở cây giống cây ở các nơi khác lấy hạt ở đâu để ương, riêng tại Bảo lộc. Hạt giống được lấy từ 2 cây kể trên Vậy thì nếu không có hai cây ra quả như tôi đã nêu thì chắc chắn tại Bảo lộc không có nhiều cây Chuông Đỏ như các thống kê đã phổ biến. Nói thế để nói rỏ rằng cây Chuông Đỏ không dễ dàng đậu quả , bởi theo tài liệu thì loại hoa này do một loại chim ruồi mới thụ phấn được và ở Việt Nam thì hình như không có chim ruồi nên có đậu quả thì chỉ số lượng ít không đáng kể..Qua theo dõi gần 10 năm thì loại cây này có một đặc tính là cây nào ra quả thì năm nào cũng ra quả ,còn cây không cho quả thì tiếp tục không cho quả hoặc nếu có thì thi thoảng một vài quả thôi.Tỉ lệ cây có quả tôi cho là không cao và với hai giống đan xen đó thì cây dáng cao to là loại đậu quả nhiều hơn cây thấp bé.

Nói thế để cho ta thấy rằng nó được đemvào nước ta hơn 60 năm rồi, cho đến năm 2007 vẫn thuộc cây hiếm, bởi lẽ ngay tại Trãng Bom tạm gọi là trung tâm sản xuất cây giống tầm cỡ của cả nước đã từng lên Bảo lộc lùng mua cây Chuông đỏ, có nghĩa là giống của loại này ít vì cây không cho quả nhiều,vườn ương tìm giống không đủ thì nói chi đến việc phát tán mọc tự nhiên.

Tôi nhận được khá nhiều điện thoại ở nhiều nơi gọi về báo cho biết là cây Chuông đỏ mà tôi đã ương được đó là loại cây có hại, nhà nước cấm không cho trồng, như thế mình vô tình đã trở thành một kẻ tội đồ vì có góp tay vào phát triển loài cây nguy hại đó, cho nên những gì ghi nhận gần 10 năm về cây hoa này của tôi như đã trình bày ở trên là bênh vực loại cây này và tôi biết có vài nhà khoa học VN cũng đã có ý kiến cho rằng loài cây này xâm hại ở Việt Nam là không chính xác.

* Nhưng đây mới là ý kiến, mới là diễn đàn của những người thương mến và hiểu biết về loại cây này, trong lúc nó đang bị khống chế bởi các lệnh, các biên bản thuộc hệ thống pháp quyền của các ngành chức năng mà theo tôi biết là có chiều hướng cây hoa chuông sẽ bị dẹp bỏ.

Đã có một biên bản của các ngành liên quan liên quan về Cây hoa này ngay tại Thành phố Bảo lộc.Với các khoản đáng chú ý là:

1- Về Nguồn Gốc cây Sò Đo Cam tại Bảo lộc do ông Nguyễn Tân Tiến GĐ Công Ty CTĐT mua về 17 cây và 4 cây tại sở trà Lê Minh Sanh. cây giống được ương trồng tiếp theo là lấy giống từ 1 trong 4 cây này , do tôi thu lượm qua sự giúp đỡ của anh Bảy giữ vườn.Phía CTCT Đô thị lấy giống từ một cây trong số cây trồng trồng 1997

2- Về sự Tái Sinh Tự Nhiên : Ghi nhận cho biết có tái sinh tự nhiên . Không chính xác lắm , bởi khi tìm hiểu thì biết rằng ngay chỗ vườn dưỡng cây, sau khi cây được bứng đem đi trồng , phần rể đứt lại nẩy mầm nên tửơng là hạt nẩy mầm?

Tương tự như thế, tại sở trà LMS biên bản cũng cũng ghi nhận là có tái sinh tự nhiên, đoàn kiểm tra đến còn sót một , hai cây và dân sản xuât nông nghiệp cho biết là hằng năm nhổ bỏ rất nhiều cây con tái sinh ? bởi vì theo lời vợ chồng anh Bảy giữ vườn cho biết vẫn thỉnh thoảng nhổ bỏ cây Sò Đo con nhỏ, nó chính là những chồi rể mọc lên chứ không phải do hạt mọc, còn việc tái sinh bằng hạt thì tôi cho là rất hiếm, tôi chưa từng gặp cây con bằng hạt bao giờ ở đây, bởi lẽ tôi thường xuyên ghé theo dõi các cây ở đây và thăm vợ chồng anh Bảy . Cũng xin nói rỏ là quả của cây hoa ở đây từ năm 2002-2007 đều về vườn ương nhà tôi. Vậy thì từ năm 2002 trở về trước có thời gian khu đất đó bỏ hoang hóa, không ai chăm sóc chắc chắn lúc đó hoa vẫn nở vẫn cho trái thì hẳn khu vực ấy và lân cận thành cả rừng sò đo rồi.?

 

Kết quả sau 60 năm như thế , kết quả 18 năm mới đây như thế, ta đã có một kết luận khá rỏ ràng là cây hoa này không dễ gì tái sinh tự nhiên rầm rộ được.

Nhưng trong tương lai? Biết đâu đó cháu chắt của cây thích nghi với khí hậu, thổ ngơi, rồi có đoàn di thực khổng lồ của loài Chim Ruồi bay về đây hút mật để cho hoa đậu trái, hạt sẽ bay tứ tán, mưa thuận gió hòa cây sẽ mọc tự nhiên, phát triển thành rừng…giai đoạn đầu sẽ có sự xâm hại, “”bắt đầu là sự xâm hại có lợi : Sẽ phủ kín rừng trơ, đồi trọc mà thời gian qua ta đã mạnh tay tàn phá mãng xanh quí báu này. .”

Với cây hoa chuông ,chúng ta đã yêu thích nó với những yếu tố đáp ứng khá phù hợp cho việc trồng cây theo đường phố, một trở ngại coi như một vấn nạn có thể xảy ra là phát triển quá mức mà ta gọi là xâm hại môi trừơng. Nêu xảy ra tình trạng đó chúng ta có thể tiến hành xử lý một cách dễ dàng, giống như sợ nạn nhân mãn người ta hạn chế việc sanh đẻ bằng rất nhiều biện pháp, thì với cây này cũng thế ta sẽ hủy trái hoặc giả hủy bỏ luôn cây vì theo tôi đã nói ở trên nếu cây nào đã cho quả thì sẽ tiếp tục ra quả, đặc biệt loại cây này thân gỗ khá dòn mềm việc hũy bỏ rất dễ dàng và ngay cả việc tái sinh lại một cây cũng không có gì khó khăn cả nhất là loại cây ngắn ngày.

*o0o*

Vài ghi nhận đã được nêu trên dù rằng mang ít nhiều tính chủ quan, tôi cho rằng Sự Xâm Hại của loại cây hoa này vẫn chưa xác định. Không rỏ trên đát nước mình ở tỉnh thành nào có trồng hoa chuông, qua quá trình trồng có xuất hiện việc tái sinh tự nhiên chưa? Nếu có đó là một trường hợp cụ thể về xâm hại và như thế chúng ta sẽ quyết liệt không trồng tại nơi ấy, đừng lấy câu chuyện ở Samoa, Jamaica...mà áp dụng vào nước ta.

Bùi Tho

 

Lượt xem: 3460

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com