Chuyện cây khuynh diệp
CHUYỆN CÂY KHUYNH DIỆP
Bùi Tho
gửi tặng anh Trần Thuận SVC Giao Châu
Sau năm 1975 tên BẠCH ĐÀN được gọi thay cho cây KHUYNH DIỆP hay cây BẠC HÀ, tôi cho đây là cách gọi chung chung mang tính chất tùy tiện vì không theo một chuẩn nào cả, có thể từ một nhận định của người nào đó gọi, rồi cứ lập lại thành quen.
Xin được đưa ra một dẫn chứng là : cây này được gọi là BACH ĐÀN ( cây có mùi bạc hà ) và một cây khác cũng gọi là bạch Đàn ( BẠCH ĐÀN CHANH vì lá nó như lá
chanh) đó là cây Rã Hương ( có múi long não ) dù nó có 2 họ khác nhau, hai mùi thơm khác nhau và chức năng dùng dược liệu cũng khác nhau.
Tương tự như trong cây ăn quả từ cây Mắc Mác gọi là Chanh Dây, cây Dưa Tây gọi là Đu Đủ Dây …Cũng như trong nghê cây cảnh nguời ta gọi cây Vạn Tuế quí hơn cây Thiên Tuế ( vì vạn là 10.000 con thiên là 1.000) thực sự đó là gọi chung nó thuộc họ Thiên Tuế. Rồi người ta gọi cây Anh-đào ở Đà-lạt là Mai anh Đào, Mai Giả Đào ( vì cây ra hoa vào dịp tết như hoa Mai kỳ thực nó là hoa Đào , Cây Mai là mai , cây Đào là Đào chứ!)
Cũng nhân đây xin giới thiệu một cây ở VN nổi tiếng có rất nhiều tên là : Sưa -Sưa Trắng -Sưa đỏ - Trắc trắng – trắc thối –trắc thối giao chỉ -trắc bắc bộ - cẩm lai bắc bộ - hoàng đàn –huỳnh đàn – Quỳnh đàn – Ngọc Am - Hoàng hoa lê – hoàng hoa lý – Huê mộc …mới có 15 cái tên thôi.
Có một chuyện vui, một giáo viên lên tiếng khi thấy tôi gọi Cà phê : Robusta, chari, Arabica.. anh ta nói trong miền Nam thừa cơm gọi như thế chứ gọi là Cà phê Chè, cà phê Vối, cà phê Sẻ…Sẳn tôi đang cầm gói thuôc lá có dòng chữ VINATABACCO hỏi anh thế hiện nay người ta cũng đang dư cơm đây phải không ?
*Theo tôi được biết cây này thuộc họ Myrtaceae, thuộc chi Eucalytus cây có lá và vỏ cho mùi thơm tựa mùi Bạc Hà ( Menthol ) Cho nên dựa vào mùi người ta đặt tên là Cây BẠC HÀ. Dâu Khuynh Diệp Bác Sĩ Tín có mùi Bạc hà là trích trong loài cây này.
*Còn tính chất hình dáng dựa vào lá của cây đều thả thòng và nghiêng nên gọi là KHUYNH DIỆP ( Lá Nghiêng).
Theo tài liệu thì loài cây này xuất xứ từ Úc Châu có rất niều giống, đặc biệt có loài thân mang vỏ có nhiều màu được gọi là KHUYNH DIỆP CẦU VỒNG.
Cây khuynh diệp được nhập vào Việt Nam ( miền Nam) cuối thập niên 1950 cùng thời với Lim Xẹt, Dái Ngựa và Sọ Khỉ ( cây sọ khỉ sau 1975 gọi là Xà cừ)
Năm 1963 nhóm học viên thủy lâm NLS Bảo lộc đã đem cây giống Khuynh diệp trồng trước trường và một số cây tại tòa hành chánh tỉnh Lâm Đồng, những cây này nay vẫn còn..
BT
Tin mới
Các tin khác
© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn
Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011
Email: nonglamsuctayninh@gmail.com