Những nấc thang vào đời

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút Được đăng: Thứ ba, 16 Tháng 4 2013 Viết bởi Nguyễn Văn Điệp

Những nấc thang vào đời ...

Khi chuyển cấp vào học lớp 10 , chương trình học của chúng tôi đi sâu vào chuyên môn và chương trình phổ thông với nhiều môn học mới , từ đó chúng tôi được huấn luyên, đào tạo vừa

vững chuyên môn vừa phải đảm bảo các môn học phổ thông củabậc trung học,, chương trình khá nặng nề vì hầu như phải đi học hai buổi suốttrong tuần , ngoại trừ học lý thuyết trong lớp còn áp dụng thực hành tại trườngvà tại gia , chúng tôi phải làm quen ghi chép "Dự án sản xuất , nhật kýthực hành nông trại...đồng thời với những buổi du khào , du sát hay các hoạtđộng của hội nông gia tương lai .

  Năm lớp 10trường mở rộng tuyển học sinh phổ thông vào học , nên chúng tôi phải cố gắng nhiều hơn,theo sát từng bài học, tranh thủ từng điểm chuyên môn để bù vào những môn phổ thông yếu kém ( mà lúc đó học sinh NLS nào cũng yếu kém môn toán,lý.hóa,sinh ngữ...) Lúc đó ,lớp tôi xuất hiện những nhóm học tập gồm nhữngngười bạn thân ,hiếu học chừng 5-7 người , mỗi nhóm sẽ tập trung tại một địa điểm để ôn bài,giải toán hay cùng làm một đề tài do thầy giáo chỉ định 

   Lúc đó ,tôi gia nhập vào nhóm của bạn Chung Thành Nguyên , gồm các bạn : Cao văn Định,Nguyễn Minh Mẫn,Trần Kiến Bá...mỗi tối thường đến nhà Chung thành Nguyên để học nhóm , lúc đó Nguyên là một học sinh rất giỏi các môn phổ thông lại có người anh ruột học trên lớp chúng tôi nhiệt tình giảng dạy ( sau này anh T. học DHSP và dạy đệ II cấp : cấp 3 ngày nay)

  Hai năm họclớp 11 và 12 là hai năm thi bằng tú tài nên hầu như đêm nào chúng tôi cũng cómặt để học tập , Chung thành Nguyên có một phòng học nhỏ , nhưng đạt "tiêuchuẫn" với cửa sổ mang không khí thoáng mát ngoài trời , một bảng đen gọn nhưng đủ để giải các bài toán hay phản ứng hóa học, một bàn học rộng có ghếngồi, lúc đó qui định khi học bài của Nguyên là không sử dụng ghế dựa mà chỉ xài loại ghế đôn , riêng chúng tôi vì khá đông nên phải đứng chung quanh đểhọc, khi nào nghĩ giải lao thì ra hai bộ ván mát lạnh phía trước ngã lưng...Phía trước bàn học là một tấm gương to , mỗi khi học hay đứng giải bài thường nhìn vào đó để tập tính tự tin như khi ở lớp ...

Nhà của Nguyên rất rộng , nhưng chỉ có cha mẹ và bốn anh em , lại rất hiếu khách,nên chúng tôiđến học "riết" thành thói quen , nên nghĩ như con cháu trong nhà, mỗingày phòng học được lau dọn sạch sẽ, khi chúng tôi thức khuya thường thì mẹNguyên hay nấu khoai lang hay khoai mìblank.gif cho chúng tôi ăn lót dạ , ngày xưa còn thiếu thốn dù chỉ xài đèn dầu nhưng gia đình ưu tiên cho chúng tôi câyđèn chai to nhất ( có ống khói) cho đủ độ sáng , thấy nề nếp sinh hoạt và sự lo lắng của gia đình Nguyên nên chúng tôi đều cố gắng học tập và đạt kết quả cao trong các kỳ thi sau này...

 Một sự kiện mà chúng tôi nhớ nhất là đêm mẹ Nguyên mất , lúc đó chúng tôi cũng có mặt đầy đủvà sau khi ôn bài xong vừa tắt đèn nằm ngủ , thì nghe tiếng la to của chị Nguyên là bà nằm trên chiếc ghế bốnhưng kêu mãi không thể ngồi dây ...Đây là chiếc ghế quen thuộc mà mẹ Nguyênthường nằm nghỉ , chờ chúng tôi học xong nhắc chừng đi ngủ và khuya sẽ gọi thức sớm ( chúng tôi thường học vào đầu hôm và gầnsáng)  khi chúng tôi đã vào mùng thì bà mới lui cui kiểm tra đèn đuốc, cửanèo...và vào giường ngủ sau cùng , đêm đó chúng tôi đến đông đủ nên nghe tiếng kêu bật dậy vàthắp đèn xong là người phụ một tay với gia đình ...vì bà đã ra đi một cách nhẹnhàng , trầm lặng như bản tính của bà ...Chúng tôi tạm ngưng việc học vài ngàyvà mỗi người phụ một phần công việc chia sẻ cùng Nguyên trong lúc bối rối , đâylà vùng đạo Cao Đài nên đạo hữu chia buồn đám tang rất đông ,một dãy nhà rạp đầy bàn ghế nhưng không đủ chổ, nhìn ra một đoàn đường chỉ một màu áo dài trắngtoát như chia buồn cùng người đã khuất , tôi và nhóm bạn lo tiếp khách , nướcuống mà mệt "bở hơi " tai...nhưng càng về khuya thì tụ tập tròchuyện, cùng nhắc lại những kỷ niệm về người đã khuất và tôn sùng bà như ngườimẹ thứ hai luôn đảm đang ,lo lắng cho con cái...

 Bước vào mùa thi tú tài I ,do một trục trặc nhỏ, tôi và vài người bạn nửa đi thi lấy bằng ởBình Dương , còn hầu hết đều được miễn thi, Nguyên biết năng lực của tôi nênnộp đơn cho tôi thi Tú tài I ban B ( Toán - lý hóa) phổ thông , tôi lo ngại,nhưng Nguyên cứ trấn an và bảo đảm tôi sẽ đậu , tôi lo lắng ,nhiều đêm không ngủ được, vì "giỡn mặt tử thần" kiểu này có khác gì bắt cá hai tay mà có khả năng cả hai đều rớt thi cầm chắc đi "quân dịch" ( ngày xưa thirớt là phải vào lính ), tôi cũng không có đủ thời gian để kịp ôn thi , nên saukhi xong phần thi ở Binh Dương tôi chạy ngay về Tây Ninh thi tiếp , tối đó lên nhà Nguyên, nằm tâm sự , Nguyên cứ bảo là " khi vào phòng thi phải bình tĩnh , coi giám khảo là bình thường,tập trung nhớ lại bài vở và nhất là làm bàithật kỹ môn Toán" tôi định nhờ Nguyên chỉ lại những đề toán hay , nhưng bạn lắc đầu rồi rủ tôi đi ra quán cafe "tán dóc" tới khuya, về giấc ngủ cứ chập chờn, mở mắt ra không kịp sửa soạn , Nguyên hối ra xe chở đến trường Lê Văn Trung , cả hai đứa thi chung một hội đồng nhưng khác phòng ...Tôi cứ"tỉnh rụi" mà làm bài như lời Nguyên dặn , đến môn toán cũng hơi"lựng khựng" một chút nhưng cũng "dễ nuốt" , cuối cùng tôihoàn thành phần Thi, ra lớp một lượt... Nguyên không hỏi về đề tài mà cứ chởtôi đến quán cafe bù khú cùng vài ngườ'i bạn đến chập tối , đến ngày xem kếtquả , tôi về Bình Dương biết mình đã qua một kỳ thi khó khăn , trở về nhà đãgặp Nguyên chạy xe tới cửa và báo tin " mày đậu rồi, hạng Bình thứ, taolấy cái Bình luôn " ! Rồi cười ha hả , không ngờ tiên đoán của bạn tôilinh nghiệm thật , mà chẳng qua hai đứa biết khá rõ học lực của nhau nên"lạc quan " là vì thế...

  Mùa hè năm 72, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt của các tỉnh miền Đông Nam bộ, chúng tôi tốt nghiệp bậc Trung học ,chia tay mái trường mến yêu và mỗi đứa chọn một con đường , do gia đình có nhà riêng ở ngã tư Xa lộ ( Q.Bình Thạnh) nên tôi "cuốn gói" xuống Saigon thật sớm để luyện thi đaị học, đồng thời tranh thủ đi làm thêm vì tôi bắt đầu phải tựlực mưu sinh vừa làm vừa học để tìm kiếm cho mình một tương lai ...

Nguyễn Văn Điệp

 
Lượt xem: 2836

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com