Một thoáng Nông Lâm Súc

Chuyến đi Suối Ngô của khóa 4

Chuyên mục: Một thoáng Nông Lâm Súc
Được đăng: Thứ bảy, 03 Tháng 12 2011
Viết bởi Nguyễn Duyên

Chụp ảnh trước nhà Kim Tư ( hai vợ chồng đứng giữa - hàng trên)

Trưa ngày 3 tháng 12 năm 2011,theo lời mời của vợ chồng bạn Nguyễn Thị Kim Tư trên Suối Ngô,anh em khóa 4 tập hợp tại nhà Kim Thương bắt đầu lên đường.Sau nhiều năm vất vả trên Tân Châu,bạn Kim Tư giờ có một cơ ngơi khá đầy đủ,nhà cửa vườn trái xum xuê...nên rủ rê anh em lên chơi cho biết nhà.Tân Châu giờ thay đổi nhiều quá ! phố phường tấp nập đông vui ( không hoang vắng như thời tôi lên dạy học những năm 77 - 78 nữa).Cả bọn lần đầu tiên lên Tân Châu nên không biết đường đi, chỉ theo sự hướng dẫn của Kim Tư trên di động,xe chạy vào Ngã tư Khu Vực rồi quẹo trái lên Suối Ngô,đi khoảng vài cây số thì tới nhà,vợ chồng ra tới đường lớn đón thật cảm động.Chúng tôi đi tham quan khu vườn một lát thì anh em vào nhập tiệc , tiếng cười nói xôn xao vì có bạn trên 30 năm mới gặp lại...Nhiệt tình nhất là Châu Oanh Liệt dù còn bệnh, từ Thạnh Tây vẫn chạy xe mấy chục cây số qua Tân Châu chờ chúng tôi mấy tiếng đồng hồ giữa trưa nắng gắt...

Chuyến đi thật vui,tình bạn ngày thêm nồng thắm.Đúng là thần dân dân Nông Lâm Súc thật không hổ danh,dù hoàn cảnh như thế nào cũng cố gắng vượt lên và thành đạt bằng mồ hôi công sức của mình.

                                                   Chuẩn bị xuất phát

                                          Khu vườn nhà Kim Tư

                                         Châu Oanh Liệt dù bệnh vẫn chạy qua...

                                                        Vào tiệc vui vẻ...





  

Chiếc áo nâu dĩ vãng

Chuyên mục: Một thoáng Nông Lâm Súc
Được đăng: Thứ ba, 29 Tháng 11 2011
Viết bởi Võ Thanh Nghi

TrangNha xin giới thiệu bài viết của Thầy Võ Thanh Nghi nguyên là Hiệu trưởng Trường trung học NÔNG LÂM SÚC AN GIANG trước năm 1975                     

                      CHIẾC ÁO NÂU DĨ VÃNG                     

  Hồi đó,nhà mình nghèo lắm,không biết nghèo kiểu gì mà nhà cứ trống  hoắc,trống

hươ.Cha mẹ rất vất vả làm thuê,cấy mướn mà chẳng thế nào nuôi nổi mấy miệng

ăn,vừa tuổi lớp,tuổi trườngcho bằng những gia đình lân cận.

  Mang tiếng là nông dân nhưng chẳng có tất đất nào để cuốc để cày.Ở độ tuổi 15

ăn chưa no .lo chưa tới.mình chỉ phụ giúp gia đình như đem cơm,dụng cụ ,cái nón

bình nước mà Ba và các anh bỏ quên trước khi ra đồng khi bình minh ló dạng.Đôi

khi Mẹ còn sai vặt nào quét sân,quét nền nhà.Không biết cái nền nhà có từ bao giờ

mà nó già nua cù kỹ,lở loét tùm lum mà Ba không có thì giờ sửa chúng cho bằng

phẳng,chổ thì còn xi-măng,chổ thì nền đất lồi lỏm,đủ thứ ổ lợn ổ gà mổi lần Mẹ bảo 

quét nhà là một hình phạt ghê gớm.Đã thế khi vắng một chút là lủ gà tranh nhau vào

bươi móc,chắc có hạt cơm nào rơi vải ở đó mà mình không biết,....Nền nhà là nơi

duy nhứt để bọn mình vuiđùa,tuổi thơ của mình chỉ quanh quẩn ở đó.Ở đó mình có

một thiên đường trò chơi mình giấu dưới gầm giường cùa Mẹ như lon sỏi mình chọn 

thật kỹ,thật tròn trịa để chơi ô ăn quan.Một trái banh tennis cũ và bó đủa tre mà Ba mình 

vót nhẳn nay đã ngã màu thờigian để chơi banh nẻ.Một đoạn dây xơ dừa được cuộn lại 

cẩn thận chờ lũ bạn tới rủ rêthì đem ra nhảy, mà chỉ nhảy trên cái nền nhà lồi lỏm ấy.Mổi

lấn như thế,đất cát bay tung tóe,khi các bạn ra về lại quét,lại dọn cho sạch kẻo Mẹ đi

chợ về không cho phần bánh,hay kẹo the mà tôi thích nhứt.

 

    Buổi cơm chiều ở vùng quê nầy quen dọn trên nền nhà,trên chiếc chiếu lác trai phía

trong ngạch cửa ra vào,nơi có nhiều ánh sáng nhất.Chiều ở quê thật êm ả.thật thanh

bình.Có ánh trăng thì người ta tranh thủ đang đát hay làm cho xong công việc dở dang

nào đó và bữa cơm chiều thành buổi cơm tối hồi nào không hay.Thời gian ấy mình 

thật rổi rảnh,mình cỏng em sang nhà hàng xóm xem các bạn  chơi trò bắc kim thang 

cà lang bí rợ.......đến lúc Mẹ gọi ba hối,bảy lượt cũng chưa muốn về.

   Tuổi thơ củamình như thế êm đềm trôi , .....trôi.........

    Rồi mình thi đậu vào trường Nông -Lâm-Súc Cần-Thơ.Mình rất hảnh diện vì cả Tỉnh

có mình đậu,còn buồn thì nhiều vì mình phải xa bạn chung trường,chung lớp.

    Ngày tựu trường đã đến,tất cả học sinh phải mặc đồng phục.Mẹ may cho mình chiếc

áo semi màu nâu,vất vã lắm hàng tuần mới xong.Đó là chiếc áo duy nhứt cho tới bây giờ 

còn nguyên vẹn.

 Bây giờ đến ngày giỗ Mẹ,mình thường đem chiếc áo ấy ra ngấm nghía,vuốt ve như

được ôm ấp Mẹ. như đang đượccầm tay Mẹ nâng niu vậy.Hơi ấm của Mẹ vẫn còn đó.gian

lao vất vã của gia đình ngày xưa như vẫn còn đó Mẹ ơi.

  Chiếc áo nâu Mẹ chọn đã thể hiện màu đất bazan đất đỏ cao nguyên trong đó có những

cánh rừng bạt ngàn,trong đó điểm lấm tấm mồ hôi nông dân cần cù và nó cũng ẻo lã như

những cô thôn nữ mỗi chiều về giặt lụa trên sông và nó cũng quyến rũ,ôm ấp hai dòng

sông Tiền và sông Hậu để cho ra những dòng sông nhỏ rất thuận tiện lưu thông sông nước.

 Ôi,chiếc áo nâu rất tuyệt vời trên tất cả chiếc áo đồng phục mà mình đã thấy...

    Đất nước thay đổi, áo nâu kia chỉ còn là kỷ niệm khó quên, bao nhiêu bạn bè cùng

chung số phận.Lắm lúc dạo phố bất chợt thoáng thấy màu áo nâu ai kia đã mặc lướt qua,mình

định gọi làm quen,nhưng nhin lại là khách qua đường thật nuối tiếc..

                               

   Thời gian trôi thật nhanh ,mới đây mà đã 5 năm theo ngành Nông nghiệp,cái ngành mà

Cha,Mẹ mình ưng ý nhất,chắcai cũng hiểu điều nầy.Mình thương vùng quê nghèo xơ xác đó

nhưng mình có làm được gì đâu.Một tấm lòng vì muôn vạn tấm lòng thì mình không thể,nó

to tác quá,mình chỉ có thểgóp một phần thu nhập nhỏ bé của mình vào quỹ nhường cơm

xẻ áo của Hội Nông dân hay phổ biến  những kiến thức mình đã học được ở các Thầy hay 

những kinh nghiệm mà mình có được..........cũng là cách giúp cho những người quê

nghèo khổ kia đỡ phần lam lũlà mình an tâm rồi.Không ai trách người sinh ra, liền được 

sung sướng và chẳng ai tráchkẻ đã bao đời vẫn phải đói nghèo. Có trách thì trách những

người nhiều tiền,lắm của mà chẳng khi nào mở lòng ra trước những mãnh đời vất vã gian

lao,tay lắm chân bùn mà suốt đời không đủ cái ăn,cái mặc...

Hàng cây phựợng vĩ đã bắt đầu hết thắm .Tiếng ve sầu già nua khàn đặc mùi nắng oi ả

của mùa hè cũng thưa thớt dần. Mình cũng  chuẩn bị  sắm sửa quần áo mới cho con vào lớp

vào trường như bao bọn trẻ khác.  Bọn trẻ bây giờ hạnh phúc thật,chỉ cần đi shoping một

thoáng là có đủ thứ cần mua.Chẳng bằng ngày xưa,muốn cho con chiếc áo mới,Mẹ mình

phải vất vã biết nhường nào,chiếc áo nâu mình đã mặc suốt năm theo học Nông Lâm Súc ngày nào

nay mình vẩn còn giữ làm kỷvật quí hiếm nhứt trên đời nầy.

 Không biết ngày sau con mình, có thương mình bằng mình thương Mẹ không nhỉ ?

 Riêng mình rất thương mẹ,bởi mẹ suốt một đời tần tảo nuôi con. .

 Trước lúc đi xa,Mẹ vẫn chỉ tấn áo nâu đã sờn vai,bạc màu theo năm tháng,tấm áo ấy gói cả

cuộc đời của Mẹ.

Hạnh phúc biết bao nếu ai còn Mẹ,còn Cha.

Xin hãy sống cho trọn đạo làm con, để không phải hổ thẹn với đời...

                         Vothanhnghi K1CN (1963 )      

 

Ngày 20 - 11 của tôi

Chuyên mục: Một thoáng Nông Lâm Súc
Được đăng: Thứ tư, 23 Tháng 11 2011
Viết bởi Bùi Tho

Ngày 20-11 của tôi

Bùi Tho

* MỘT

Tôi nhớ  lời hai vợ chồng ông bạn bất ngờ đến thăm tôivào tháng 9-2011

: - Quà ngày 20-tháng 11 vợ chồng tôi  dành cho ông đây?

Thật ra  chỉ là câu nói vui chứ có quà quýt gì đâu,ýchính là vợ chồng Tô Thắng vốn là thần dân NLS đến nhờ tôi chủ trì đám cưới củacon ông  trúng vào ngày nhà giáo  Việt Nam 20-11.

Tham dự tịệccươí ,tôi gặp Phạm Lãnh ,được biết là học viên NLS Bảo Lộc ban Canh Nông năm1964 có nghĩa là sau tôi một  năm,anh tatừ Nha trang đến ,tàn tiệc trước sân nhà hàng Nam Huê anh nhìn vào khuôn viêntrường,ngỏ lời mong muốn vào thăm trường không biết có được không? Tôi bảo thì vào thăm chứ! Lãnh đạo trường rấtvui  được đón tiếp học sinh cũ về thămtrường mà.Và như thế tôi trở thành hướng dẫn viên  vừa là phó nhòm để đưa hai vợ chồng vào thămtrường ,đặc biệt nhất là bà xã Lãnh lần đầu tiên  lên Bảo Lộc.Những gì Lãnh  nhớ khi đang sống tại đây đều được thỏamãn,ngay cả vào tận phòng ở là phòng ngủ số 10 của nhà Lưu Xá B cũng có một bức ảnh  đứng trước cửa,cho đến vị trí ngồi tại phòng4 nhà học A .Rồi văn phòng,nhà Hiệu trưởng,câu lạc bộ,thư viện ,đại thínhđường,hòang hoa lộ,hồ con cá…đặc biệt khi đến Lưu xá D (ngày ấy quen gọi làChiến khu D,nhà ngủ dành cho Nữ Sinh) có thảm cỏ có cây thông  ,tôi đề nghị bà xã Lãnh lấy vài bức ảnh ở nơi này..trong lúc đó thì Lãnh lẩnkhuất phía trước nhà,để rồi khi hai vợ chồng gặp lại  thì tôi thấy trên tay đều cầm khăn giấy,anhchị đã khóc,thật tuyệt tôi vội vả lấy ảnh

 

-Không ngờ sau 47 năm ,lại vào thăm trườngcũ,mình xúc động quá.Lãnh nói trongnghẹn ngào,cái lạ là bà xã Lãnh cũng ứa nươc mắt,trong lúc cô ta là một nữ sinhcủa vùng cát trắng Nha Trang.Được biết Lãnh sau khi học xong Trung học NLS BảoLộc là theo học khóa Cao Đẳng Sư Phạm NLS sau đó lại chuyển qua Cao Đẳng NLS vàanh ta khoe rằng anh còn  lưu giữ 3 cáithẻ của ba cấp học trên với các chữ ký của Hiệu Trưởng Nghiêm Xuân Thịnh,giáo sư Nguyễn Thiện Chu,và giáo sư Lê VănKý.

* HAI

Trong ngày tôinhận được nhiều tin nhắn và điện thoại từ rất xa như Rạch Giá,Tây Ninh,Sài Gòn…với lời hỏi thăm sức khỏe và chúc mừng nhân ngày nhà giáo.Có một cuộc điện thoại sau khi bỏ máy làm cho tôi rấtbồi hồi,để rồi tôi nhớ lại lời của giáo sư Trần Thiện Chu với môn Tâm Lý SưPhạm “ Chừng nào các anh chị được học trò mình tâm sự những gì thầm kín nhấtmà việc thổ lộ với các đối tượng khác vô cùng khó khăn,họ tâm sự vì tin rằngmình sẽ giúp được họ về cách này hoặc cách khác từ  lời nói và cả  việc làm…. Là lúc đó anh chị đã thành công “

Trong thời còntrên bục giảng tôi đã gặp đôi lần,để rồi hôm nay thêm một lần gặp lại,

*Cuộc chuyện trình bày một cái khó mà bảnthân và gia đình không sao vượt qua nổi.Vốn sinh ra trong một gia đình dân dã,cuộc sống theo đó nối tiếp,lập gia đình đến đời con cái  việc học hành  không trọn vẹn  các cháu nay có gia đình vẫn phải có làm mớicó ăn ,làm sớm lo chiều ,lo chăm chút cho cháu có đâu mà phụng dưỡng  mẹ cha? còn bản thân là phận gái giờ đây phảinuôi chồng  và nuôi mẹ , mẹ  nay đã quá tuổi 80 già yếu lại bị gảy xươngkhớp háng không đi lại được,chồng thì ốm yếu  nay lại thêm bệnh phổi kinh niên không tiềnthang thuốc.Bản thân cách đây vài năm dù yếu vẫn cố gắng xoay sở bằng cách nuôigiữ trẻ tại nhà, nhưng nay lại bất ngờ bị đau ở cột sống,việc đi lại đứng ngồisinh hoạt vô cùng khó khăn ,đã khó lại khó thêm , nguồn thu nhập nho nhoi  nhờ giữ trẻ nay không còn nữa ,Cần một khoảntiền chạy chữa cho mình để may ra còn gượng dậy lo cho mẹ,cho chồng .Tiền đâu mà nhập viện .? con cai thì khó khăn,vaymượn thì lấy gì mà trả? một hoàn cảnh ngặt nghèo.*

Cảnh huống nàygiống trường hợp của cô giám thị làm việc dưới quyền của tôi ở NLS Bảo Lộc nợnần ,nhà của tan hoang ,phải nuôi mẹ già trên 80 vừa già yếu lại dể gảy xương(xương thủy tinh) và nuôi một người em bị bệnh tâm thần .Khi được tin đó tôi đãA lô kêu gọi giúp đỡ và đã được rất nhiều hưởng ứng

Cuộc điện thoạihôm nay có số 066****936 khá xa nơi tôi ở , làm cho tôi nhớ lại lần họp mặt ởTây Ninh ,tôi đã bán đấu giá cái bộ đồ trà.Với mục đích là lấy tiền mua thuốccho cô học sinh có cái bướu ở cổ,lần đó được các bạn ủng hộ rất đông,và lần gặplại năm 2011 rất mừng ,cô gái ây không còn cái bướu nữa,.

Cuộc điện thoạingoài lời chúc mừng và lời tâm sự khá dài của em,đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Có phải  em đã  chứng kiến cuộc bán đấu giá cái bình trà ,hay bạn bè gợi ý ?

Và bây giờ tôixin được lên tiếng kêu gọi lòng nhân ái quí vị hảo tâm ,quí thầy cô,quí anh chịhoc viên học sinh NLS,nhất là anh chị em NLS Tây Ninh hãy hưởng ứng lời kêu gọinày giúp đỡ một hoàn cảnh ngặt nghèo mà tôi vừa kể. Rất mong và rất mong.

Mọi sự giúp đỡvui lòng liên hệ :

1 -Bùi Văn Tho 

37  Nguyễn văn Trỗi p2 tp Bảo lộc

      ĐT063 3863853  - 0975186105

2-Võ Thị Thu Kiết     ấp Long Chí – Long Thành Trung –Hòa thành –Tây Ninh

       ĐT 066 3846097 - 0918314796

Câu chuyện trên là một chuyện thật  của một người học trò mà tôi từng  giảng dạy,trước khi viết bài này  tôi đã được kiểm chứng bởi các bạn học  cũ cùng lớp ngày xưa,vì vấn đề tế nhị xin phépkhông nêu rõ danh tánh của người cần giúp đỡ nơi đây.Khi nhận được sự hưởng ứngcủa quí vị chúng tôi sẽ thông báo trên trang mạng này và có thư hoặc điện thoạicảm ơn trực tiếp ( Bùi Tho)

Ngày 20-11 đãqua,tôi không nhận được hoa và cũng chẳng nhận được quà, nhưng được nhiều lờichúc mừng và nhiều tâm sự,đã qua hơn 40 năm rồi ,tình đồng môn vẫn trọnvẹn,nghĩa thầy trò vẫn trọn tin yếu.

Tự nhiên thấynhư mình trẻ lại của cái thời “ HọcTrồng Cây và Học Làm Người

                                                   và cả cái thời “ Dạy trồng Cây vàDạy Làm Người “

Bủi Tho

 

Thư pháp Nguyễn Minh Đạo

Chuyên mục: Một thoáng Nông Lâm Súc
Được đăng: Chủ nhật, 13 Tháng 11 2011
Viết bởi Nguyễn Minh Đạo

Nhân ngày Lễ Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2011.Anh Nguyễn Minh Đạo,một cựu học sinh Khóa I có gửi cho TrangNha những bức họa thư pháp rất bay bướm,trong đó có một bức tặng cô hiệu trưởng Thân Thị Đời,rất mong cô sớm bình phục sức khỏe.Anh Nguyễn Minh Đạo cũng là một cây cọ quen thuộc của Trường Nông Lâm Súc chúng ta ngày xưa.Xin giới thiệu cùng Quý vị thưởng lãm nhé...

 

Một thoáng Cần Thơ

Chuyên mục: Một thoáng Nông Lâm Súc
Được đăng: Thứ bảy, 29 Tháng 10 2011
Viết bởi Bùi Tho

MỘT THOÁNG CẦN THƠ

                     *Bùi Tho

Đây là lần thứ 5 tôi đến Cần Thơ

Ngoại trừ lần thực tập sư phạm kéo dài gần một tháng mà bây giờ cố nhớ vẫn không làm sao nhớ được, chỉ nhớ là  ngày đó cùng thực tập với Nguyễn Trung Bình anh ta đã đem tôi về ở chung nhà người bà con trong mộthẽm ở đường Phan Thanh Giản ? mang máng là một gia đình cựu công chức thời thuộc địa bởi vì các con  trong nhà đềuđặt tên Tây. Tất cả các cuộc thăm viếng  thành phố này đều nằm trong những vụ việc liênquan đến Nông Lâm Súc

 Lần 1  đang học Sư phạm đi du sát  một trại sản xuất chăn nuôi ở Cái Răng, lần 2 thực tập  tại trường NLS Cần Thơ,lần 3 do Từ văn Trường bạn học NLS Bảo lộc 1963 hiện định cư ở  Brisbans Australia  về nước tổ chức thăm các bạn bè qua các địadanh Mỹ tho,Cai lậy,Vĩnh long,Trà Vinh ,Cần thơ ., lần 4 do tập thể học viên Thủy lâm Bảo lộc 7275  trong chương trình đi tìm đồng đội về thăm Huỳnh Hoàng Ánh và Phan Tấn Hưng cùng thăm cầu Cần Thơ vừa khánh thành

Và Lần này cũng từ người bạn học ở Châu Đại Dương về  rủ tôi và Thân Trọng Lộc về dự đám cưới con Trần Xuân Thành.

 Để khỏi tốn thời gian ,chúng tôi  quyết định  khởi hành từ Bảo Lộc lúc 22 giờ ngày 14-10 và ngủ đêm trên xe để khoảng năm,sáu  giờ sáng  ngày 15 là đến Cần Thơ, dự tính sẽcó  thời gian dài  thăm viếng xứ gạo trắng nước trong,cái xứ mệnh danh là Tây Đô này…Cần Thơ bây giờ có chiếc Cầu treo,có khu du lịch sân vườn   Mỹ Khánh, khu du lịch sinh thái Phù Sa có bạnbè đồng nghiệp và cả  học viên   Thủy lâm của tôi  …vì tiệc cưới tổ chức tại nhà Hàng Cửu Long  vào buổi chiều, cónghĩa là chúng tôi có nhiều thời gian….Chưa đến năm giờ bến xe Cần Thơ đã vô cùng rộn rịp vậy mà thành phố còn đang êm giấc ,cũng may có quán Cà phê mở sớm làm chỗ dừng nghỉ của đám khách phương xa này vì chủ nhân của tiệc cưới và cả khách sạn đã đặt phòng cũng không buồn nghe điện thoại.

Đành ngồi chờ,nhâm nhi mùi cà phê lạ và ngắm cảnh,nói thế vì cái đặc biệt ở đây là các quán cà phê  thấy được đều  đặt bàn và hướng ghế để khách ngồi nhìn ra đường  vừa nhâm nhi cà phê nóng vừa nhìn cảnh  con đường trước mặt,

Ở đó thấy được những chiếc gắn máy  cũ kỹ mang chở cồng kềnh hàng hóa chạy vội vàng  có lẽ cho kịp bày biện gian hàng nào ở chợ,

Ở đó thấy được vợ chồng già lui cui nhóm lửa chuẩn bị nướng thịt cho hàng cơm tấm đánh thức cái bao tử đang cồn cào đòi ăn buổi sáng.

Ở đó thấy được một người tàn tật,mất một chân dù còn một chân  nhưng không đi nạng phải di chuyển nhờ 2 chiếc đòn thấp luân chuyển bằng tay,lại đi được xe gắn máy  dù là xe 3 bánh,cái đáng nhớ đáng trân trọng là anh ta làm nghề vá sửa xe ..có một nghề chân chính để sống…ở đó có những anh những chị cầm tập vé số xòe xòe rao số hên số dẹp..

Và có lẽ cái bắtmắt nhất là dáng vóc của các thiếu nữ trong trang phục thể thao   vào giờ thể dục buổi sáng ở đó người ngắmchắc cũng mường tượng được những nét đẹp uyển chuyển qua cơ bắp ,đường cong  được thể hiện qua dáng đi và cả cái bẻnlẻn,cái làm dáng của người đang đi  biếtrằng có nhiều cặp mắt đang đổ dồn vào mình như những vị giám khảo của cuộc thihoa hậu với trang phục thể thao?,

Ở đó  còn phải kể đến những ông những bà cũng đồ “Xì Bo” vừa đi vừa cố đạp mạnh chân,vẫy mạnh tay và thở mạnh như sau mỗi bước đi nhịp thở sẽ làm cho mỡ thịt trong mình tiêu đi một chút….để cho vòng bụng bớtđi vài phân…hay là làm cho cái máy xay của mình làm việc tốt hơn bởi trưa vàchiều nay có độ mới đang chờ  ở một quánnhậu đồng quê hay một nhà hàng nào đó?....

Ở đó ,đặc biệt nhất là các chàng trai trẻ,  lại hối hả,hồng hộc chạy như bị ma đuổi ?? trong cái khoảnh khắc lơ mơ làm tôi bổng nhớđến một cung đoạn thời gian vừa mới vụt qua …như chừng những chàng trai dũngmãnh này cố chạy theo những bóng hồng lúc nảy? tại sao các thiếu nữ khoan thai nhịp bước mà các chàng trai cố sức chạy mà vẫn không kịp sánh đôi?

Để mình nhớ mìnhngày xưa ,không biết ở trên đoạn đường nào của thành phố này cách đây hơn 40 năm khi nhìn thấy bóng áo dài nữ sinh trường Phan Thanh Giản, để nhớ đến MườiMột,Hélene,Kim Loan ba cái tên của chỉ có  một người, được biết tên  mà tôi chưa một lần hội ngộ Không hiểu ngườiấy có còn ở thành phố này ?

 Rồi thì ánh nắng đã dọi vào các ngọn Sao để  thấy rõ sắc tím của cây bằng lăng góc phố,ngày Cần Thơ bắt đầu  nhớ lại những dự tínhtrước khi đi,thành phố này có những bạn bè  …và tôi gọi ngay cho Phan Minh Đẫu người bạndạy với tôi ở Trung học Nông Lâm Súc Tây Ninh 1968-1970,cho Huỳnh hoàng Ánh Thủy Lâm 72-75….Nhưng Trần Xuân Thành chủ nhân tiệc cưới  xuất hiện đãlàm đảo lộn mọi dự tính  ,vì anh ta đãmời chúng tôi tham dự đoàn đi họ của nhà trai sang nhà gái để  rước dâu và chỉ chịu cho tôi được tự do saumột thời bia rượu hoành tráng tại nhà hàng NK2  khi kim đồng hồi bấy giờ chỉ đúng 13 g 30.

 Không nghỉ trưa tôi tức tốc liên lạc với PhanMinh Đẩu ngay vì năm ngoái đến Cần Thơ định tìm gặp anh thì anh lại ở Huế,nhớlại biết bao lần anh ta đã ghé nhà tôi ở Bảo Lộc khi có dịp đi ngang qua .Anhxe ôm vốn mới ra nghề kèm theo hướng dẫn địa chỉ nửa tên cũ nửa tên mới làm choanh ta rối lên,  cuối cùng  tôi đành ghé đợi tại trường Cao Đẳng Kinh TếCần Thơ  để rồi có một chút chạnh lòngkhi anh Đẫu cho tôi biết sau cái bắt tay – Đây là trường Nông Lâm Súc Cần Thơđó!.tôi không nhớ gì hết dù biết rằng trên khuôn viên này tôi từng đi lại trongđợt thực tập,tôi nhớ đến Nguyễn Trung Bình cùng ban Thủy Lâm với tôi nay không còn nữa,nhớ bài học dưỡng ngư dànhcho các bạn học viên lớp đệ ngũ lúc đó,tôi nhớ có hướng dẫn thực hành nông trạivề việc dọn ao hồ nuôi cá,nhớ có vườn Thủy Lâm…nhớ thầy Nguyễn Hiền Lương màtôi quen gọi bằng anh vì anh ta là trưởng của gia Đình Phật Tử Minh Đức…Như đồng cảm với ý nghĩ tôi,anh Đẫu lên tiếng đây là hẽm số 9 dẫn vào khu nhà ở của Gs Nông lâm súc đây...trên đường đi có một khoảng hở của tường rào tôi thấy được dãy phòng học 2 tầng,làm tôi vui mừng lên tiếng, ồ dãy nhà học này tôi đãtừng đứng lớp đây,có bạn nào học lớp 8,;lớp 9 năm 1968 tại đây còn nhớ một ông giáo trẻ dạy dưỡng lâm,dưỡng ngư  ngày ấy không nhỉ ?Theo hướng dẫn tôi gặp  nhà Nguyễn Trọng Hiền đầu tiên.Hiền và tôi cùng lên giảng dạy NLS Tây Ninh 1968-1970,Hiền đã chụp cho tôi bộ ảnh cưới mà bây giờ tôi còn lưu giữ,Chúng tôi rủ nhau quanhà anh Đẩu được gặp bà cụ thân sinh và chị Đẫu,chị Đẫu đã chuẫn bị trà nước vàtrái cây,chị  là cháu của chú Tư chủ nhà mà thời gian ở  Long Hoa ,Tây Ninh tôi ởtrọ.và ăn cơm tháng,Anh Đẫu là người Huế vào giảng dạy NLS  Tây Ninh từ 1966 sau chuyển về NLS Huế đến1983 lại chuyển vào Cần Thơ vẫn còn đang trên bục giảng.Tôi còn được gặp anh  Vũ Hữu Nghị, Nguyễn Văn Mừng xuất thân từ NLS Cần Thơ cùng học  sư phạm Như vậy chúng tôi người Bảo lộc,người Huế,người Cần Thơ…đã nhờ ngành Giáo Dục Nông LâmSúc gắn kết lại.. Anh em tay bắt mặt mừng ,bao năm rồi mới gặp ,các anh cố nằn nì tôi ở chơi vài ngày chí ít thì chiều nay ngồi với nhau tâm sự  làm đôi ve rồi mới  về. Nhưng hơn 3 giờ thì điện thoại của Thân Trọng Lộc đã réo ,gọi về nhanh để họp lớp vì nhóm Sài gòn đã đến,đó là nhóm anh em học Nông Lâm Súc Bảo Lộc 1963-1966 của chúng tôi. đành phải giã từ các bạn,hẹn một dịp khác.

Lần đến Cần Thơ kỳ này dự đám cưới ,gặp bạn đồng môn,gặp bạn đồng sư, quá mặn nồng cái tình Nông Lâm Súc rồi,

Và không biết tự lúc nào việc làm   tự nhiên của tôi  mỗi khi đến một vùng đất lạ là  mở quyển kỷ yếu  NLS ra tra cứu xem nơi ấy có anh em mình  không?  

Nếu có thì cuộc đi sẽ thi vị hơn  ,háo hức hơn vì nơi ấy có Người Nông Lâm Súc của Mình

Bùi Tho

 

Bến đỗ cuối cuộc đời

Chuyên mục: Một thoáng Nông Lâm Súc
Được đăng: Thứ sáu, 21 Tháng 10 2011
Viết bởi Ngọc Huệ

Biết rằng rồi ai cũng đến …Số phận chăng! “Biết mình sai lầm, thì tiếng kẻng báo đến giờ nộp bài sắp đỗ”, đâu còn thời gian để mà sửa sai, bạn tôi nói bằng một giọng thâm trầm chịu đựng. Đối với người khác có thể nói rằng: “Mọi việc có thể làm lại từ đầu, trừ cái chết”. Nhưng Huỳnh Công Hiệp thì không thể..! Với nhiều chứng bệnh đã ngăn trở việc phẩu thuật cột sống của anh nên đành sống để, thác mang theo.

          Anh Nguyễn Quốc Nam hỏi thăm Hiệp sức khỏe hiện nay thế nào?, bằng giọng trầm đục, Hiệp nói: Hai cái chân nay tê mõi tùm lum, đi phải nhấc từng bước, lê chân chậm chạp, hai cánh tay cũng thế, cầm nắm không chắc, dỡ không lên được cao. NH đến thăm Hiệp vào buổi sáng trời mưa giăng mờ trời, tiết trời lạnh lẽo làm chứng đau nhức càng tăng. Nhìn bạn, mà chỉ biết nhìn, xót xa đến mấy cũng đành chịu thôi. Điều có thể làm được là thăm viếng nhau, gọi điện thoại để nói lên lời tâm sự. Nếu còn trả lời, có nghĩa là chúng mình chưa mất nó.

          Lần này đi công tác về tỉnh nhà, vì muốn thăm bạn nên Ngọc Huệ đi xe Honda. Từ Sài gòn đến ngã ba Đất sét rẽ vào độ 6km, đến chợ Suối Ông Hùng. Chờ Hiệp, khi thấy Hiệp đến…nó nhìn NH bằng đôi mắt đượm buồn mang màu ký ức, thêm một chút thời gian, nó chậm rãi nói: Đi đường cẩn thận, nhớ mang theo áo mưa vì trời lúc này hay mưa bất chợt lắm. NH nghĩ, có lẽ là không biết phải nói gì khi Hiệp thấy người bạn gái năm xưa, người con gái của hơn 38 năm về trước.

          Bổng chốc nhớ lại, cách đây 38 năm, NH truy tìm thủ phạm đã viết bốn câu thơ chiếm muốn hết vách tường phía ngoài lớp học. Thời đó, cũng nghi là hắn, nhưng rất ghét hắn và không khi nào nói chuyện. Cho đến ngày ra trường năm 1974, biệt tăm biệt tích. Rồi cách nay hơn 10 năm, gặp lại Hiệp tại nhà của Mai Văn Tài ở huyện Tân Châu (Tây ninh). Tài bảo đây là Ngọc Huệ. Hiệp không tin. Tài nói cách nào cũng nhất quyết không tin, lúc sau. Bổng dưng Hiệp phấn chấn nói lớn: Đâu đâu, lại đây rồi xoay lưng lại đi để tui nhìn dáng đi xem. Tài cùng NH phá lên cười nhưng Hiệp thì nghiêm túc như sắp sửa bắt gặp điều gì đã mất. NH cũng làm theo lời, và… nó la lớn, đồng thời vỗ tay thật to “đúng rồi”, đây là NH. Hóa ra ngày còn ngồi chung lớp. NH ngồi bàn đầu, Hiệp ngồi bàn gần cuối lớp, chỉ nhìn nàng từ phía sau,  nên giờ phải nhìn dáng đi mới nhận ra.

          Sự hiên ngang, sức lực cường tráng của một người con trai năng động nay đã mất hẳn. Vì hoàn cảnh kinh tế, và lý do gia đình Hiệp đã để bệnh chồng bệnh, đến khi có sự thúc giục của bạn bè , lời hứa từ một hội từ thiện và Hiệp đã nhờ Nguyễn Văn Tấn đưa đi khám bệnh thì bác sĩ bảo rất khó điều trị khỏi..! Xót xa cho một kiếp người từng tung hoành, bôn ba suốt thời tuổi trẻ, nay sống với người em gái nơi vùng sâu vùng xa của huyện Dương Minh Châu cô đơn khi bóng chiều của cuộc đời dần đến...Hy vọng các bạn khóa 3 sẽ đến với Hiệp trong những phút giây nầy.

         

                                                                                          NGỌC HUỆ

 

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com