Âm nhạc - CD/DVD

Cuộc đời âm nhạc của Châu Kì

Chuyên mục: Trang âm nhạc ( Nghiên cứu - Giới thiệu CD - MV )
Được đăng: Thứ ba, 17 Tháng 7 2012
Viết bởi Sưu tầm

Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 05/11/1923 tại làng Dưởng Mong, tỉnh Thừa Thiên trong một gia đình sống bằng nghề cổ ca nên ông rất am hiểu về cổ nhạc miền Trung. Học xong chương trình tiểu học tại trường Tiểu học Dưởng Mong, ông lên Huế học tại trường Pháp

Xem thêm: Cuộc đời âm nhạc của Châu Kì

Ai về Tha La xóm đạo

Chuyên mục: Trang âm nhạc ( Nghiên cứu - Giới thiệu CD - MV )
Được đăng: Thứ tư, 06 Tháng 6 2012
Viết bởi Việt Hải

Tha La là một địa danh đẹp về thắng cảnh thiên nhiên và đẹp vì tình người trongtiềm thức của tôi. Thật vậy, tên Tha La chỉ cho ta ý nghĩa tượng hình ra một họđạo tại đất Tha La này. Chính vì mật độ dân cư không nhiều chỉ vào khoảng 3,000người trước năm 1975, người ta không tìm thấy Tha La trong bản đồ địa lý hayhành chánh. Đây là xóm đạo thuộc Xã An Hoà Quận Trảng Bàng được tổ chức khángăn nắp và qui củ, nhà cửa khang trang, quây quần chung quanh ngôi thánhđường. Trải qua bao thăng trầm của chiến tranh tàn phá, nhà thờ đã được trùngtu lại. Cho tới năm1967 thì việc sửa sang được hoàn tất. Chánh toà nằm giữa vớitường gạch bao quanh, với sân rộng lót đá, với trường học và nhiều cơ sở phụthuộc. Ngôi Chánh toà đồ sộ có phần nguy nga, hai mái ngói xoải dài xuống thấpcó sức chứa chừng 400 con người ngoan đạo trong các buổi hành lễ. Tượng Đức Mẹtrước mặt, và có một hang đá khổng lồ nằm bên hông, tháp chuông không cao nhưngcó kiến trúc lạ mắt như cái lồng chim. Toàn bộ khu nhà thờ, nhìn chung, với lốikiến trúc đơn giản, không mang nặng nét cổ điển của Tây phương, nhưng lại đượcbao bọc xung quanh bằng những tàn cây cổ thụ cao to cho bóng mát, mang vẻ uhoài, thanh tịnh như một ngôi chuà cổ của một miền quê.

Theo sách Tây Ninh Xưa và Nay của tác giả Huỳnh Minh, xuất bản năm 1972và được tái ấn bản tại Úc năm 1992 thì vào cuối thời Minh Mạng, khoảng1840, có một nhóm giáo dân độ vài chục gia đình được cha Cosimo Trí dìu dắt,chạy nạn tới khu rừng Tha La, khai quang lập ấp xây dựng cuộc sống, đồng thờicố gắng bảo tồn gốc đạo và niềm tin. Để tránh sự theo dõi và phát giác của viênchức triều Nguyễn đang ở thời kỳ e ngại đạo ngoại lai khiến bị theo dõi, nhữngbuổi lễ thường phải lưu động. Một tàn cây cổ thụ, một mái lá đơn sơ, hoặc túp liềutranh ủ dột cũng mang đủ ý nghĩa và mang tính chất của cái nhà thờ. Nhiều lúcphải làm lễ ban đêm. Khắp vùng xã An Hoà xưa hầu như đều có dấu chân của conChúa. Cha chủ chiên Cosimo Trí đã thấp một ngọn nến giữa rừng âm u, vừa khaihoang lập ấp vừa ẩn náu, vừa mưu sinh, vừa khai sáng nguồn suối tâm linh tươimát cho các con chiên, để nó trôi chảy cho đến ngày hôm nay. Nếu triều đình cólệ phong thần cho những vị có công khai làng mở mang bờ cõi thì chính cha Trícũng là vị rất xứng đáng được phong Thánh Hoàng bổn cảnh của dân chúng An Hoà.

Sau năm 1863, khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Nam Nam kỳ thì hoàn cảnh thuận tiệnhơn. Việc truyền đạo Chúa được nhà cầm quyền Pháp khuyến khích và giúp đỡ. Giáodân gom tụ lại Tha La đông hơn và họ đạo Tha La được chính thức thành lập, trựcthuộc Toà Thánh La Mã. Nhà thờ có nơi cố định, đầu tiên được xây cất, với vậtliệu đơn sơ. Từ điểm nầy, các vị cha tiếp nối đi đến các địa phương khác đểtruyền đạo và lập thêm xứ đạo mới. Ngày nay ở Tây Ninh, đạo Công Giáo vẫn pháttriển song hành với các tôn giáo khác. Đi đâu cũng thấy nhà thờ, ngay cả vùngthánh địa Cao Đài cũng có.
Vì nhờ sự cho phép của người Pháp họ đạo Tha La phát triển ngày càng mạnh mẽ vàvững vàng. Vào đầu thế kỷ 20 nhà thờ được xây cất qui mô hơn. Tuy vậy ngườiCông Giáo Tha La không quay lưng lại với dân tộc. Chúng ta không đủ tài liệu đểbiết Tha La có tham gia phong trào Cần Vương và Văn Thân chống Pháp hay không,nhưng chắc chắn vào mùa Thu năm 1945, thanh niên Tha La, nhất là thành phần tríthức đã tích cực tham gia phong trào kháng chiến ở đất Nam Kỳ. Và chính thờiđiểm nầy, nhà thơ Vũ Anh Khanh cũng gia nhập đi theo phong trào kháng chiến,ông đã làm bài thơ để đời, trong đó có những câu cho thấy rằng người Tha La đãđặt tình yêu quê hương tổ quốc lên trên hết:



"Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh. ờ...Ơ...Hơ... Tiếng hát,
Buồn như gió lượn, lạnh dài đôi khúc nhạc.
Tiếng hát rằng:
Tha La hận quốc thù,
Tha La buồn tiếng kiếm.
Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh..."


Như đã trích đoạn thơ ở phần trên, bài thơ "Tha La" của tác giả VũAnh Khanh, dài 93 câu, được in trong phần mở đầu của cuốn truyện dài có tên" Nửa Bồ Xương Khô", dày hơn 500 trang cũng của chính ông, ghi lạimột số hình ảnh hào hùng khi tác giả đi kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954). Sách xuất bản khoảng đầu thập niên 50.Có lẽ nói không ngoa trong văn họckhi nói về đất Tha La, ta không thể bỏ quên bài thơ lịch sử của người Tha La VũAnh Khanh. Hồn thơ của ông ấp ủ những tình tự về Tha La, những nỗi lòng của ThaLa và những dòng văn chương do chính người Tha La ghi tạc vào bia đá văn họcViệt Nam. Nào, ta hãy lắng nghe tâm tình của Vũ Anh Khanh:

"- Đây Tha La xóm đạo,
Có trái ngọt, cây lành.
Tôi về thăm một dạo,
Giữa mùa nắng vàng hanh,
Ngậm ngùi, Tha La bảo:
- Đây rừng xanh, rừng xanh,
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh,
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.

Viễn khách ơi! Hãy dừng chân cho hỏi
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng

Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng.
Có trái ngọt, cây lành im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây! Khách hỡi! Có ai chờ?
Ai đưa đón?

- Xin thưa, tôi lạc bước!

Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
Không có ai chờ, đưa đón tôi đâu!
Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
Tìm hoa rụng lạc loài trên vệ cỏ.
Nghìn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió
Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng.
Nhìn hoa rơi, lòng khách bỗng bâng khuâng
Tha La hỏi: - Khách buồn nơi đây vắng?
- Không, tôi buồn vì mây trời đây trắng!

- Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn?
Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn.
Gió vun vút, gió rợn rùng, gió rít,
Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch:
- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn!
Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh
Khách rùng mình, ngẩn ngơ người hiu quạnh
- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già
Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách.
Khách bước nhẹ theo con đường đỏ quạch.
Gặp cụ già đang ngắm gió bâng khuâng
Đang đón mây xa... Khách bỗng ngại ngần:
- Kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng?
Cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng,
Nhẹ bảo chàng: "Em chẳng biết gì ư?
Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù!

Người nước Việt ra đi vì nước Việt
Tha La vắng vì Tha La đã biết,
Thương giống nòi, đau đất nước lầm than".

***

Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh. ờ...Ơ...Hơ... Tiếng hát,
Buồn như gió lượn, lạnh dài đôi khúc nhạc.
Tiếng hát rằng:
Tha La hận quốc thù,
Tha La buồn tiếng kiếm.
Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh
ờ... Ơ... Hơ... Có một đám Chiên lành
Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy
Quỳ cạnh chúa, đám Chiên lành run rẩy:
- Lạy đức Thánh Cha!
Lạy đức Thánh Mẹ!
Lạy đức Thánh Thần
Chúng con xin về cõi tục để làm dân...

Rồi... cởi trả áo tu,
Rồi... xếp kinh cầu nguyện
Rồi... nhẹ bước trở về trần...
Viễn khách ơi! Viễn khách ơi!
Người hãy ngừng chân,
Nghe Tha La kể, nhưng mà thôi khách nhé!
Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ
Trời Tha La vần vũ đám mây tang,
Vui gì đâu mà tâm sự?
Buồn làm chi cho bẽ bàng!
ờ... Ơ... Hơ...ờ... ơ Hơ... Tiếng hát;
Rung lành lạnh, ngân trầm đôi khúc nhạc,
Buồn tênh tênh, não lòng lắm khách ơi!
Tha La thương người viễn khách quá đi thôi!

***

Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ.
Lá rừng cao vàng rụng lá rừng bay...
Giờ khách đi. Tha La nhắn câu này:
- Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đạo
Có trái ngọt cây lành
Tha La dâng ngàn hoa gạo
Và suối mát rừng xanh
Xem đám Chiên hiền thương áo trắng
Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh..."



(trích:Việt Hải)

 

Những điều chưa biết về tác giả bài hát Quê Hương

Chuyên mục: Trang âm nhạc ( Nghiên cứu - Giới thiệu CD - MV )
Được đăng: Chủ nhật, 20 Tháng 5 2012
Viết bởi Từ Nguyên Thạch

Có những bài hát mà số phận của nó gắn liền với một giai đoạn lịch sửđất nước. Quê hương (thơ Đỗ Trung Quân, nhạc Giáp Văn Thạch) là một trong sốnhững bài hát ấy.

Xem thêm: Những điều chưa biết về tác giả bài hát Quê Hương

Chiều nay sương khói lên khơi

Chuyên mục: Trang âm nhạc ( Nghiên cứu - Giới thiệu CD - MV )
Được đăng: Thứ năm, 03 Tháng 5 2012
Viết bởi Hà Đình Nguyên

HÀ ĐÌNH NGUYÊN

Trong những ca khúc đầy tâm trạng hoài hương, mang nỗibuồn man mác như: Làng tôi (Chung Quân), Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Quê mẹ(Thu Hồ), Làng tôi (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)... thì Thuyền viễn xứ củaPhạm Duy dù có buồn nhưng giai điệu khác hẳn: lạ hơn, sang trọng hơn...

Bạn thân của tôi, nhà báo Trần Thanh Bình, có một giọng hát khá tốt cho nêntrong những lúc ngà ngà cuộc bia thường được đề nghị hát giúp vui (không đềnghị... cũng hát), và hầu như lúc nào anh cũng cất lên: “Chiều nay sương khóilên khơi. Thùy dương rũ bến tơi bời. Làn mây hồng pha ráng trời. Sóng Đà Giangthuyền qua xứ người. Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần qua dạt bến lau thưa.Hò ơi, giọng hát thiên thu. Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về...”(Thuyềnviễn xứ). Giọng hát nghiệp dư của Trần Thanh Bình chỉ cỡ đó, nhưng cũng đủ làmxuyến xao tâm hồn người nghe, nói chi được thưởng thức tiếng hát của những danhca như Thái Thanh, Sĩ Phú.

Bài thơ của một cô gái

Thế nhưng, nhiều người chỉ biết Thuyền viễn xứ là của Phạm Duy chứ chẳng mấy aiđể ý rằng đây là một ca khúc phổ nhạc, dù trên bìa bản nhạc (thời đó, từ đầuthập niên 1940 cho đến 1954 trong toàn quốc, cả Cao Miên, và từ 1954 đến 1975 ởmiền Nam, những bản nhạc được xuất bản dưới hình thức in rời bằng giấy cứng khổlớn in 2 mặt, gấp lại ở giữa), Thuyền viễn xứ được cả hai nhà xuất bản Tinh Hoavà Á Châu ấn hành đều ghi rõ: nhạc: Phạm Duy, thơ: Huyền Chi.

                                                      Huyền Chi lúc 18 tuổi

Huyền Chi là bút danh của Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 tại Từ Sơn (Bắc Ninh),theo gia đình vào Nam từ trước năm 1954. Lúc mới vào Nam (1948-1949), cô ở vớichị gái tại Đà Lạt, sau đó về Sài Gòn (1950) vừa đi học vừa phụ mẹ trông nomsạp vải ở chợ Bến Thành. Bài thơ Thuyền viễn xứ là một trong 22 bài thơ nằmtrong tập thơ Cởi mở của Huyền Chi xuất bản năm 1952, trong thời gian cô sinhhoạt với một nhóm văn nghệ sĩ trẻ và làm thư ký tòa soạn chuyên trách mục thơcho Tạp chí Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương. Và đây là nguyên văn bài thơ Thuyền viễn xứ, mà tác giả là một côgái 18 tuổi:

Ra khơi sương khói một chiều/

Thùy dương rũ bến tiêuđiều ven sông

/Lơ thơ rớt nhẹ menlòng/

Mây trời pha ráng lụahồng giăng ngang

/Có thuyền viễn xứ ĐàGiang

/Một lần dạt bến quangàn lau thưa/

Hò ơi! Câu hát ngànxưa

/Ngân lên trong mộtchiều mưa xứ người

/Đường về cố lý xa xôi

/Nhịp sầu lỡ bước,tiếng đời hoang mang

/Sau mùa mưa gió phũphàng/

Bến sông quay lại,hướng làng nẻo xa

/Lệ nhòa như nước sôngĐà/

Mái đầu sương tuyếtlòng già mong con/

Chiều nay trời nhẹxuống hồn

/Bao nhiêu sương khóichập chờn lên khơi/

Hai bờ sông cách biệtrồi/

Tần Yên đã nổi bốntrời đao binh/

Ngàn câu hát buổi quânhành

/Dặm trường vó ngựađăng trình nẻo xưa/

Biết bao thương nhớcho vừa/

Gửi về phương ấy mịtmờ quê hương/

Chiều nay trên bếnmuôn phương

/Có thuyền viễn xứ lênđường... lại đi...

 

Duyên văn nghệ

Tuy lời thơ có vẻ... cổ phong (vốn là chuẩn mực vào thời đó) nhưng vẫn toát lênmột nỗi buồn man mác. Bố cục bài thơ cũng rất “chắc tay”, hồn thơ tinh tế. Tập thơvừa in xong tại nhà in Sống Chung trên đường Trần Hưng Đạo thì tình cờ HuyềnChi gặp nhạc sĩ Phạm Duy khi ông đến thăm bà Đào (chủ nhà in). Cô ký tặng nhạcsĩ tập thơ Cởi mở. Cũng nghĩ là chút duyên văn nghệ thế thôi, bởi đó là lần gặpgỡ duy nhất giữa hai người. Vậy mà người được tặng tập thơ đã chọn một bài thơlục bát rất... truyền thống trong tập thơ ấy để phổ thành ca khúc. Điều đángnói là nhạc sĩ Phạm Duy đã trổ tài “phù thủy” khiến trong ca khúc phổ thơ củaông, khó ai tìm thấy bóng dáng của thể loại lục bát. Đã vậy, đoạn giữa đượcchuyển qua âm giai trưởng nghe vừa xa vắng, vừa rạo rực mênh mang: “Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi. Đời nhịpsầu lỡ bước, Bước hoang mang rồi. Quay lại hướng làng, Đà Giang lệ ướt nồng. Mẹgià ngồi im bóng. Mái tuyết sương mong con bạc lòng...”.

Trong quyển Hồi ký Phạm Duy (tập 3, ấn bản 2008), tác giả viết: “Gần hai năm đãtrôi qua kể từ khi tôi bỏ vùng quê vào Hà Nội, rời miền Bắc vào miền Nam,lo ổn định nơi ăn chốn ở và thu xếp công kia việc nọ ở Sài Gòn... Vào thời điểmnày (trước cuộc di cư 1954), Huyền Chi, một cô em bán vải ở chợ Bến Thành đưacho tôi phổ nhạc bài thơ nhan đề Thuyền viễn xứ. Bài thơ này nói lên tâm trạngmột người Bắc Việt phải rời bỏ bến Đà Giang để vào sinh sống tại miền Nam.Phổ nhạc xong bài thơ nhớ miền viễn xứ, trong tôi lại nổi dậy sự viễn mơ củabài Bên cầu biên giới năm xưa, tôi bèn soạn bài Viễn du...”.

Huyền Chi lập gia đình với giáo sư Trần Phụng Tường vào năm 1954, và theo chồngra Phan Thiết, nơi ông đang dạy Pháp văn ở Trường trung học Phan Bội Châu. Ởđây bà mở hiệu sách Bút Hoa và dạy Anh văn.

Nguyễn Phước Thị Liên, một cựu học sinh của Trường trung học Phan Bội Châu, đã“vẽ lại” chân dung của Huyền Chi như sau: “Huyền Chi là một phụ nữ đẹp, tài sắcvẹn toàn. Cô có nước da trắng khỏe, dáng người cao, gương mặt tươi, miệng cườihiền hậu dễ mến, tà áo dài màu thiên thanh đài các trong những chiều lộng gió,khi thầy cô sánh vai giữa thành phố Phan Thiết, đã làm xao xuyến bao tâm hồn nữsinh lúc bấy giờ...” (Kiến Thức Ngày Nay số 768 tháng 12.2011).

Sau 1975, gia đình bà Huyền Chi chuyển vào Sài Gòn. Bà hiện vẫn còn sống tạiđây, còn chồng bà - ông Trần Phụng Tường mất năm 2010. Trong 7 người con củahai ông bà có 4 người hiện ở Việt Nam, 3 người ở nước ngoài. Chắcchắn những người con ở xa quê này cũng sẽ có tâm trạng như mẹ của mình vào hơnnửa thế kỷ trước, khi: “Chiều nay gửi tớiquê xưa. Biết là bao thương nhớ cho vừa. Trời cao chìm rơi xuống đời. Biết làbao sầu trên xứ người. Mịt mờ sương khói lên hương. Lũ thùy dương rủ bóng vensông. Chiều nay trên bến muôn phương. Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường...”(Thuyền viễn xứ).

Hà  Đình Nguyên

 

Mùa thu không trở lại

Chuyên mục: Trang âm nhạc ( Nghiên cứu - Giới thiệu CD - MV )
Được đăng: Thứ hai, 19 Tháng 3 2012
Viết bởi Hà Đình Nguyên

Hẳn trong ký ức nhiều người vẫn còn nhớ nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu - “Quả chôm chôm biết hát” ngoại hình râu tóc lởm chởm của ông, và nhất là yêu thích những bài hát của ông:Trường làng tôi, Mùa thu không trở lại…

(Từ) Trường làng tôi...

Năm 1998, người viết được tháp tùng một đoàn gồm: các cô chú trong Ban Liên lạc cựu tù chính trị Côn Đảo, nhà thơ Kiên Giang, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu,nhà văn Đoàn Thạch Biền, nhà thơ Nguyễn Bạch Dương, nghệ sĩ Ngô Đình Long… đithăm gia đình nhà thơ Truy Phong (tác giả trường ca Một thế kỷ, mấy vầnthơ) đang sống ở cù lao Quới Thiện (Vĩnh Long).

Từ SaiGon đi xe về đến Bến đò Vũng Liêm rồi bỏ xe lại, xuống ghe bầuvượt sông Cổ Chiên vào cù lao. Lượt về, vừa bước chân lên bến đò, nhạc sĩ PhạmTrọng Cầu đã kéo tay tôi và anh Đoàn Thạch Biền: “Đến coi chỗ này, chính làngôi trường trong bài hát Trường làng tôi của tao!”. Đó là trường Tiểu học VũngLiêm nằm cách bến đò khoảng trăm mét. Chỉ xa có chừng đó nhưng nhìn anh PhạmTrọng Cầu chống gậy đi khá khó khăn (anh có một chân giả), chúng tôi thật áingại… Đến cổng trường, anh đứng làm mẫu để chúng tôi chụp vài tấm hình. Ngôitrường trước mắt chúng tôi trông khang trang, bề thế chứ không như trong bàihát của anh Cầu, nhưng chúng tôi vẫn đồng thanh hát vang: “Trường làng tôi câyxanh lá vây quanh, muôn chim hót vang lên êm đềm. Trường làng tôi con đê béxinh xinh, len qua đám cây xanh nhẹ lướt… Trường làng tôi hai gian lá đơn sơ,che trên miếng sân vuông mơ màng. Trường làng tôi không giây phút tôi quên nơisống bao kỷ niệm ngày xanh...”.

Trong nhạc Việt, có khá nhiều bài ca nhắc đến ngôi trường cũ nhưng hầunhư chỉ duy nhất bài hát này, nhạc sĩ đã dùng trọn tác phẩm để nói về ngôitrường thời thơ ấu của mình. Một bài hát tuyệt vời.

... (đến) Mùa thu không trở lại

Dịp ấy, Phạm Trọng Cầu còn tiết lộ anh là tác giả ca khúc Mùa thu khôngtrở lại. Tôi cãi, bởi vì trước năm 1975, tôi có tập nhạc 12 bài ca quen thuộctrên đất Pháp (trong đó có ca khúc Mùa thu không trở lại) của tác giả PhạmTrọng. Anh cười xác nhận, sau năm 75, anh mới thêm vào chữ “Cầu” cho tên anhđược đầy đủ như trong giấy khai sinh.

Nhạc sĩ cho biết: anh sinh đúng vào ngày Noel (25.12.1935) tại Phnom Penh (Campuchia).Cha anh là trắc địa sư Phạm Văn Lạng, vốn gốc Hà Nội, nhưng đang làm việc tạiđây (thời Pháp thuộc, những công chức có thể được điều chuyển khắp Đông Dương:Việt Nam, Campuchia, Lào) nên năm 1943, đã đưa gia đình về Sài Gòn và mẹ củaanh (bà Đào Thị Ngọc Thư) mở một nhà hàng ca nhạc mang tên Aristo. Tại đây,Phạm Trọng Cầu được tiếp xúc với những ban nhạc Philippines và một số nhạc sĩ, casĩ nổi tiếng trong nước. Anh cũng bắt đầu học chơi đàn mandoline… Tuy nhiên,thời gian này khá ngắn ngủi - chưa tới 2 năm thì chiến cuộc lan tràn, gia đìnhanh phải tản cư lên Biên Hòa. Sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, gia đìnhanh trở về Sài Gòn, rồi chuyển dần xuống miền Tây Nam Bộ.

Ở Vĩnh Long, anh theo học trường Tiểu học Vũng Liêm và tham gia vào Độituyên truyền xung phong huyện. Năm 1948, Phạm Trọng Cầu trở lại Sài Gòn, thamgia phong trào xuống đường đấu tranh của sinh viên, học sinh. Một thời giansau, ông thoát ly, vào bộ đội (Trung đoàn Cửu Long). Sau đó, ông bị thương phảicưa chân, mẹ ông đã tìm cách đưa ông vào Sài Gòn cứu chữa. Năm 1953, Phạm TrọngCầu thi vào trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn, và chàng trai 18tuổi, nhớ về thời thơ ấu cắp sách đã sáng tác ca khúc Trường làng tôi… Tốtnghiệp xong, đến năm 1962 Phạm Trọng Cầu lại thi vào Nhạc viện Paris (Pháp).

 

Tại Paris, anh đã viết 12 bài ca quen thuộc trên đất Pháp, trongđó có Mùa thu không trở lại… Với ca khúc này, Phạm Trọng Cầu tâmsự: “Dạo ở Paris, mình gặp và yêu một cô gáiViệt Namcó mái tóc đen dài, đôi mắt buồn vời vợi. Tình yêu đang độ trăng rằm thì nàngphải về nước và không bao giờ trở lại Parisnữa. Chúng tôi chia tay vào mùa thu - khung cảnh mùa thu ở châu Âu rất đẹp,nhưng nếu phải chia ly trong một cái nền như vậy thì nó lại trở nên thật têtái: “Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại. Em ra đi mùa thu, sương mờ giăngâm u. Ngày em đi, nghe chơi vơi não nề. Qua vườn Luxembourg. Sương rơi che phố mờ,buồn này ai có mua? Từ chia ly, nghe rơi bao lá vàng, ngập dòng nước sông Seine. Mưa rơi trên phím đàn, chừng nào cho tôi quên?...Em ra đi mùa thu, mùa thu không còn nữa. Đếm lá úa mùa thu, đo sầu ngập timtôi…”.


 

Tôi hỏi anh có phải cô ấy tên Thu không mà anh cứ lặp lại câu điệp khúc“Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại”? Anh trầm ngâm: “Đối với tôi... làmột mối tình xa xưa thời còn trai trẻ. Gặp nàng vào mùa xuân, mùa hạ tình nồngcháy và mùa thu nàng ra đi. Hôm tiễn nàng ra sân bay, tôi trở về nhà phải đingang qua khu vườn Luxembourg.Khu vườn đó, khi đi ngang, tôi chợt nhận ra mùa thu, vì chân mình đá rất nhiềulá vàng, trong tôi tự nhiên vang một giai điệu "Em ra đi mùa thu, mùa thukhông trở lại...". Dù là mùa thu ở Paris rất đẹp, nhưng mà từ mùa thu đó, vớitôi, mùa thu không bao giờ trở lại nữa, chỉ có thế thôi”.

Sau chuyến đi cù lao Quới Thiện về được khoảng 2 tháng thì anh PhạmTrọng Cầu đột ngột qua đời…

(Theo Hà Đình Nguyên)

 

Mùa xuân đến

Chuyên mục: Trang âm nhạc ( Nghiên cứu - Giới thiệu CD - MV )
Được đăng: Thứ tư, 22 Tháng 2 2012
Viết bởi Nguyễn Quốc Đông

MÙA XUÂN ĐẾN

Nhạc và lời:Nguyễn Quốc Đông

Trình bày:Minh Tánh

Xem thêm: Mùa xuân đến

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com