Cuộc đời âm nhạc của Châu Kì
Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 05/11/1923 tại làng Dưởng Mong, tỉnh Thừa Thiên trong một gia đình sống bằng nghề cổ ca nên ông rất am hiểu về cổ nhạc miền Trung. Học xong chương trình tiểu học tại trường Tiểu học Dưởng Mong, ông lên Huế học tại trường Pháp
Việt. Ông có giọng hát rất hay nên bạn bè rất thích nghe ông
hát. Thấy ông hay hát những bài do Tino Rossi ca trong các dĩa của Pháp nên ông
đưọc sư huynh Pétrus Thiều dạy cho nhạc lý Tây phương.
Khởi đầu ông học đàn mandoline. Câu chuyện vui ông kể trên sân khấu Thúy Nga là
mối tình đầu lãng mạn của lứa tuổi dậy thì thiếu suy nghĩ khi ông muốn dùng
tiếng đàn mandoline để chinh phục trái tim người đẹp Kim Anh, con gái của vị
thượng thư, để rồi bị giai nhân từ trên lầu tạt nước xuống khiến ông phải ôm
đàn chạy trốn. Nhưng thế sự thăng trầm, cuộc đời dâu biển, mười mấy năm sau ông
gặp lại người đẹp tại Saigon trong cảnh nghèo khổ, xác xơ trong khi ông đang là
một ca,nhạc sĩ nổi tiếng. Sự gặp gỡ mang nhiều kịch tính này làm ông ngậm ngùi
nghĩ đến những đổi thay của đời người và ông viết nên nhạc phẩm “Giọt lệ đài
trang ” .
Lúc ông còn theo học bậc trung học thì chị của ông là Châu Thị Minh thành lập
đoàn ca kịch Huế lấy tên là Hồng Thu. Đoàn rất cần ca sĩ trẻ nên bà chị tha
thiết yêu cầu ông giúp. Vì gia đình nghèo ông do dự không biết nên tiếp tục học
hay là đi giúp chị. Cuối cùng ông bỏ học đi theo chị, trước là để giúp chị
trong lúc khó khăn, sau là có tiền giúp cha mẹ. Từ đó ông theo đoàn đi lưu diễn
khắp nơi.
Thoạt đầu đoàn sang Lào trình diễn tại Savannakhet đến Thakhet rồi thủ đô Vạn
Tượng. Sau khi gặt hái đưọc kết quả tốt đẹp ở Lào, doàn làm một vòng lưu diễn
các tỉnh VN. Đoàn ra Bắc xong trở lại Huế rồi vào Nha Trang. Tại đây trong số
khán giả thường trực có một nữ sinh tuyệt đẹp, con nhà tử tế được nhiều chàng
trai trong tỉnh theo đuổi, cô vẫn dửng dưng như không. Nhưng khi thấy chàng ca
sĩ Châu Kỳ đẹp trai với giọng hát trầm ấm, quyến rủ, tim cô rung động rồi si mê
chàng ca sĩ. Châu Kỳ cũng ngất ngây trước vẻ đẹp của cô nữ sinh lãng mạn và hai
người yêu nhau.
Nhưng thuở ấy cái thành kiến “xướng ca vô loại” vẫn bám rễ trong đa số gia đình
VN nên cha mẹ của Đoàn Thị Sum, tên cô nữ sinh, cấm không cho cô gặp Châu Kỳ
nữa. Thất vọng vì tình cô uống thuốc độc tự tử và chết ngày 10/12/1942. Ông quá
đau khổ muốn chết theo người yêu nhưng các nghệ sĩ trong đoàn ra sức an ủi, can
ngăn, nhắc cho ông biết còn bổn phận đối với cha mẹ và gia đình nên ông mới
khuây khỏa phần nào. Do đó ta mới biết được chút ít tại sao những bản tình ca
của ông hồi đó đều là nhạc buồn như “Khúc ly ca”, “Xin làm người tình cô đơn”
vv… Nghe tin Huế bị bão lụt , ông trở về Huế thăm gia đình. Nhưng khi về đến
quê mẹ Thanh Hà ông thấy quang cảnh xác xơ, ruộng đồng bị tàn phá, ngôi nhà cũ
đã bị san bằng và mẹ ông bị lũ lụt cuốn trôi đi mất. Hoàn cảnh khổ đau này
khiến ông viết lên bài “Trở về”, bài hát tiêu biểu cho sự nghiệp âm nhạc của
Châu Kỳ :
Về đây buồn trông cánh chim bay
Về đây buồn nghe gió heo may
Về đây đâu còn phút sum vầy
Đâu còn thắm niềm say
Lạnh lung ngắm trời mây ….
Năm 1947 ông vào Saigon hát cho đài phát thanh Pháp Á trong ban “Thần Kinh” của
nhạc sĩ Mạnh Phát với các ca sĩ thời đó như Minh Diệu, Minh Tần, Mộc Lan, Linh
Sơn, Phan Đức… và ban “Tiếng Thùy Dương” do chính ông làm trưởng ban. Trong
thời gian này ông và ca sĩ Mộc Lan yêu nhau và trở nên vợ chồng. Cặp danh ca
Mộc Lan – Châu Kỳ rất nổi tiếng thưòng xuất hiện trong các chương trình đại
nhạc hội và chương trình phụ diễn tân nhạc tại các rạp chiếu bóng .
Cuối năm 1949 cặp ca sĩ Châu Kỳ - Mộc Lan được ông Thái Văn Kiểm lúc ấy là Giám
đốc Thông tin Huế mời về hát cho Đài phát thanh Huế. Tình nghệ sĩ thường hay
mong manh, năm 1952 cặp vợ chồng Châu Kỳ - Mộc Lan chia tay nhau. Ông buồn bã
một mình trở lại Saigon. Đây cũng là thời gian
buồn khổ khác của Châu Kỳ và ông đã viết lên những bản nhạc buồn như “Từ giã
kinh thành” , “Mưa rơi” (viết chung với Ưng Lang)… và ông định cư tại Saigon
cho đến ngày nay. Ông tiếp tục hát cho các Đài phát thanh Quốc Gia, Pháp Á và
đi trình diễn trong các đại nhạc hội khắp nơi trong nuớc. Sau đó ông bị động
viên và phục vụ trong đoàn Văn nghệ quân đội.
Năm 1955 Châu Kỳ kết hôn với Kha Thị Đàng, một cô gái miền Nam. Hôn lễ được cử hành tại nhà
hàng Trương Ký ở Chợ Lớn. Trong số khách tham dự có rất nhiều ca, nhạc sĩ như
Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng, Khánh Ngọc,
Dương Thiệu Tước, Trần Văn Trạch, Thu Hồ, Văn Phụng, Châu Hà, Hoàng Trọng, Thẩm
Oánh… Đôi vợ chồng sống rất hạnh phúc và có bốn người con, ba trai, một gái.
Tất cả đều lập gia đình .
Ngoài những bản nhạc nêu trên Châu Kỳ còn có những nhạc phẩm sau : Khi ánh
trăng vàng lên khơi, Chiều trên đồi thông, Cố đô yêu dấu, Đừng nói xa nhau, Em
không buồn nữ chị ơi, Khuya nay anh đi rồi, Lá vàng khóc lá xanh rơi, Miền
Trung thương nhớ, Giữa lòng đất mẹ, Tôi chưa có mùa xuân, Đón xuân này nhớ xuân
xưa, Sao chưa thấy hồi âm, Cánh nhạn hồi âm, Con đường xưa em đi, Cuối đường kỷ
niệm, Nước mắt quê hương, Em sắp về chưa, Vào mộng cùng em, Được tin em lấy
chồng …
Sau 1975 ông bán căn nhà cũ và chiếc xe Vespa dọn qua Tân Qui, Nhà Bè trong căn
nhà ọp ẹp với chiếc xe đạp cũ. Tại đây ông đã sáng tác bài “Bóng mát Tân Qui”
lời ca của nhà thơ Kiên Giang, “Một mình với ghi-ta”, “Giọt đàn với giọt lệ”,
“Bỏ phố lên rừng”
(tổng hợp web)
Tin mới
Các tin khác
© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn
Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011
Email: nonglamsuctayninh@gmail.com