Hình ảnh

Nền Giáo dục Nông Lâm Súc

Chuyên mục: Trang Tư Liệu Nông Lâm Súc
Được đăng: Chủ nhật, 17 Tháng 3 2019
Viết bởi Ban điều hành

Nền Giáo dục Nông Lâm Súc

 

Bùi Tho

                           

                                      NỀN GIÁO DỤC NÔNG LÂM SÚC

          A -Trường trung học Nông Lâm Súc

I-Mục Đích: trường TH Nông Lâm Súc có mục đích:

                      - đào tạo nông dân có trình độ kỹ thuật tiến bộ

                      - đào tạo chuyên viên phục vụ  nông nghiệp

Sự ra đời của thi văn đoàn Tiếng Lòng Vàm Cỏ

Chuyên mục: Trang Tư Liệu Nông Lâm Súc
Được đăng: Thứ hai, 07 Tháng 1 2019
Viết bởi Ban điều hành

SỰ RA ĐỜI CỦA THI VĂN ĐOÀN TIẾNG LÒNG VÀM CỎ


Cùng với các nhóm văn nghệ khác ở Tây Ninh trước 75 như Nhóm Đất Lành ,Động Đất, Đất Đứng...

Vào năm 1967 ở Long Hoa có thi văn đoàn Tiếng Lòng Vàm Cỏ hoạt động khá sôi nổi.Mới đây nhà thơ Mạc Hàn Vi Linh ( tức Nguyển Quốc Nam - sinh hoạt trong TVĐ thời đó - hiện cư ngụ ở TP HCM ) có email lên một bài viết về hoạt động của TVĐ .Chúng tôi xin giới thiệu để các bạn tìm hiểu thêm về một thời của phong trào văn nghệ Tây Ninh

Thi văn đoàn TIẾNG LÒNG VÀM CỎ TÂY NINH được thành lập vào khoảng đầu năm 1967 với ý tưởng đề xuất đầu tiên của MẠC HÀN VI LINH

Chuyện nhớ chuyện quên

Chuyên mục: Trang Tư Liệu Nông Lâm Súc
Được đăng: Thứ bảy, 15 Tháng 12 2018
Viết bởi Ban điều hành

CHUYỆN NHỚ CHUYỆN QUÊN.

Bùi Tho

Tiếng gọi là “ Bờ Lao “ dành cho cái xứ trà này, ngày nay nhiều người viết là B’LAO , qua trao đổi có người cho là viết lại chữ ở thời Pháp, dù tôi cố cải là thời Pháp chữ là BLAO . Rồi thì nhan nhãn pa- nô ,quảng cáo cả công lẫn tư trên thành phố này đều dùng chữ mới B’LAO, dùng riết thành quen, mình có ý kiến thì gọi là dở hơi,cải bướng.. Ví như cái làng Công Hinh là chữ Việt phiên âm từ tiếng người Mạ ( người dân tộc thiểu số tại vùng Blao này } gọi tên một dòng suôi là Konhinh Đạ, người thời ấy lấy tên dòng suối rồi phiên ra đặt tên làng CÔNG HINH, Mới đây có phải để mang tính cách truyền thống lịch sử mà đặt lại tên là Làng KONHINH ? Làm gì có cái làng ấy trong quận BLAO tỉnh HAUT DONAI ? tên chính thức ngày ấy là Làng CÔNG HINH, quận BLAO, tỉnh ĐÒNG NAI THƯỢNG.

Tiêu chí của học viên NLS

Chuyên mục: Trang Tư Liệu Nông Lâm Súc
Được đăng: Thứ bảy, 01 Tháng 12 2018
Viết bởi Ban điều hành

Khảo sát về các điệu lý ở Tây Ninh

Chuyên mục: Trang Tư Liệu Nông Lâm Súc
Được đăng: Chủ nhật, 10 Tháng 6 2018
Viết bởi Ban điều hành

NGHIÊN CỨU

Khảo sát vài nét về các điệu lý ở Tây Ninh

NGUYỄN DUYÊN

Tây Ninh là một tỉnh ở Miền Đông Nam Bộ.Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Kể từ đầu năm 2014 thị xã Tây Ninh đã được chính phủ công nhận là thành phố Tây Ninh, đây là niềm vui lớn của người dân địa phương.

Điểm qua dân ca các dân tộc ở Tây Ninh thì  chủ yếu ta thấy cơ bản có ba nguồn: Dân ca Chăm, dân ca Tà Mun và dân ca Khmer. Dân ca Chăm và Tà Mun, phần lớn là những bài hát tự sự, thích hợp lối hát một mình, do đó các bài dân ca cũng dễ bị mai một đi nếu nghệ nhân hát dân ca qua đời mà không có truyền nhân,người kế thừa.. Dân ca Khmer chủ yếu là song ca nam nữ có tính chất giao duyên.Và nếu người Chăm, người Tà Mun quen hát không nhạc đệm thì người Khmer lại thường hát với dàn nhạc đệm, có kết hợp múa.

Ngày nhà giáo của tôi

Chuyên mục: Trang Tư Liệu Nông Lâm Súc
Được đăng: Thứ bảy, 18 Tháng 11 2017
Viết bởi Ban điều hành

NGÀY NHÀ GIÁO CỦA TÔI

 Bùi Tho

Năm 1966 đang thực tập tại Đà Lạt, thì nghe tin Nha Học Vụ Nông Lâm Súc mở khoá Sư Phạm . Tôi không chần chừ, chọn ngay và quay về theo học

Thời còn đi học, cảm nhận rằng các thầy cô giáo rất khó, rất mẫu mực, mà toàn xã hội đều kính trọng. Lúc ấy tôi vẫn nhớ rõ rằng: Người dạy tôi, tôi gọi bằng thầy là lẽ đương nhiên, anh em tôi, bạn bè tôi và cả ba má tôi cũng đều goị bằng thầy. Như vậy thầy giáo đang dạy tôi được 3 thế hệ gọi bằng thầy. Không những thế, với thầy cô giảng daỵ tại trường A thì học sinh ở trường B nếu biết cũng đều goị bằng thầy. Trong vấn đề này chúng ta rõ là ảnh hưởng của Khổng giáo? Với ba bậc phải tôn kính là: Quân-Sư-Phụ...

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com