Truyện ngắn, bút ký, hồi ký

Nén hương cho Thầy Nguyễn Văn Kỹ

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Chủ nhật, 19 Tháng 8 2012
Viết bởi Phan Minh Đẩu

Từ Cần Thơ thầy Phan Minh Đẩu đã  gửi cho Trang Nhà  một bài hồi ức đầy cảm động nhớ về đồng nghiệp của mình là Thầy Nguyễn Văn Kỹ,một giáo sư dạy môn Công thôn đầu tiên của Trường Nông Lâm Súc Tây Ninh.Thầy đã qua đời cách đây bốn tháng.Bài viết xem như một nén hương

Xem thêm: Nén hương cho Thầy Nguyễn Văn Kỹ

Bốn mươi năm gặp lại thầy Đặng Lê Hùng

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ tư, 25 Tháng 7 2012
Viết bởi Nguyễn Quốc Nam

Nhạc sỹ Trương Quang Lộc sau khi xong việc ở Long An đã gọi điện cho tôi hôm nay thứ bảy cuối tuần dù mặt trời đã lặn nhưng không sao chúng mình cứ tà tà về Tây Ninh thăm anh em và dự đám cưới con của một người bạn luôn nhé. Tôi đồng ý và hẹn gặp nhau tại Sài Gòn để cùng khởi hành.

    Thế là chúng tôi cùng lên đường đến Trảng Bàng đã 20 giờ đêm nhưng cùng tranh thủ ghé quán thưởng thức món bánh tráng phơi sương và bánh canh Trảng Bàng rồi lại tiếp tục cuộc hành trình. Khi qua Gò Dầu đến cầu Đá Hàng thấy một khách sạn cheo leo giữa cánh đồng Trương Quang Lộc do buổi trưa làm việc ở Long An cũng có chút mệt mỏi với anh em nên đề nghị dừng lại đây lấy phòng tắm rửa và nghỉ ngơi tại nơi nầy vì không khí yên lành gió từ sông Vàm Cỏ Đông thổi qua những cánh đồng trống thật là mát mẽ làm trút bỏ hết cái không khí ngộp ngạp oi bức đầy bụi khói của thanh phố.

    Nghĩ là thực hiện ngay, cả hai vào nhận phòng tắm rửa xong đi dao quanh khách sạn để tìm chút không khí gió mát thiên nhiên thì nhận được điện thoại của Hà Thế Mạnh báo tin có Thầy Đặng Lê Hùng ở Pháp về Tây Ninh để thăm lại các đồng nghiệp và học trò năm xưa.Cùng đi với Thầy Hùng còn có Thầy Phạm Văn Nê ở Thủ Đức, Thầy Huỳnh Văn Sên ở Long An và Thầy Nguyễn Văn Sơn ở Củ Chi nhưng do công việc Thầy Sơn đã về trước còn 3 thầy hiện đang ở khách sạn.Cả hai quyết định trả phòng và lên xe ngay tức khắc.

    Trên đường đi chúng tôi gọi điện liên lạc với Thầy Nê và Thầy Sên vào báo khoảng 30 phút nữa các em sẽ đến. Trong đêm Tôi và Lộc gẫm lại Thầy Đặng Lê Hùng là một cây văn nghệ của trường mình. Thời điểm năm 1969- 1970 thầy đã sáng tác nhạc và tham gia các hoạt động văn nghệ của nhà trường. Thầy rời trường trung học Nông Lâm Súc Tây Ninh năm 1972 về Long Xuyên và sau đó sang Pháp cho đến nay chúng tôi mới có dịp gặp lại thì đã 40 năm rồi còn gì…!

    Đến khách sạn tôi và Quang Lộc vào thang máy lên thẳng phòng của các Thầy đang nghỉ. Khi cửa thang máy vừa mở thật bất ngờ là Thầy Sên đã đứng đón sẵn và hướng dẫn vào phòng vừa lúc đó thì Hà Thế Mạnh cũng lù lù đến dù đã có chút hơi men nhưng cười tươi tắn và đầy khí thế. Không khí thật là vui vẻ tay bắt mặt mừng dù đã nửa đêm nhưng chúng tôi quên mất thời gian vì niềm vui đang tràn ngập tâm hồn. Tôi và Quang Lộc đề nghị đến một quán thân quen để chiêu đãi các Thầy nhưng Thầy Nê bảo không cần phải đi đâu cả vì tại chỗ đã có rượu và mồi. Thế là Thầy mang ra chai chivas và mồi khô có sẵn Thầy trò cùng nâng ly chúc mừng ngày hội ngộ. Tình cảm thầy trò thắm thiết như xưa và vô cùng nồng ấm. Sau vài tuần rượu và thăm hỏi nhau Quang Lộc đề cặp đến vấn đề âm nhạc thì Thầy Hùng như tươi tắn lại và say sưa nói về những sáng tác mới của Thầy. Thầy về Việt Nam và có mang theo 12 sáng tác mới, trong đó có 6 bài đã thu âm ra dĩa để tặng bạn bè và 6 tác phẩm chưa thu âm. Thầy kể có viết một bài nhạc về võ cổ truyền Việt Nam rất được yêu chuộng vì ngoài âm nhạc Thầy còn là một nhà võ với  đai đen . Câu chuyện âm nhạc và vỏ thuật được Thầy Sên cắt ngang bằng cách mỗi người uống một ly cho nồng nàn hơn. Cứ thế những câu chuyện ngày xưa cứ dần dần sống dậy sau 40 năm xa cách. Thầy đã đến thăm các đồng nghiệp cũ, thăm cô hiệu trưởng Thân Thị Đời đang điều trị bệnh tại gia, cứ thế những câu chuyện cứ dài ra và đã hơn 2 giờ sáng rồi mà thầy trò vẫn còn say sưa tâm sự. Cuối cùng Thầy Nê đề nghị chai rượu cũng đã cạn thôi thầy trò chúng ta tạm nghỉ ngơi để sáng mai còn gặp các Thầy Nhơn, Thầy Rỡ, Bành Văn Sinh, Ngô Thiếu Sơn, Nguyễn Văn Nhàn, Nguyễn Văn Sỹ và một số anh em  v..v…

     Sáng hôm sau chúng cùng đến một quán đã hẹn trước để ăn sáng do Thầy Nguyễn Văn Nhơn chiêu đãi. Tại đây gặp lại các Thầy Ngô Thiếu Sơn, Lý Văn Rỡ, Nguyễn Văn Nhàn, Bành Văn Sinh, Nguyễn Văn Sỹ... Thầy Nê thấy không khí vui vẻ với món bánh tráng cuốn rau sống thịt luộc và bánh canh nóng bắt mắt nên ra xe lấy vào chai rượu mà thầy tự pha chế mang theo và Kim Thương (khóa 4) rót mời mỗi Thầy một ly. Khi Tô Kim Lang ( khóa 2) đến Thầy Đặng Lê Hùng nhớ ngay và đề nghị cô học trò nhỏ bé bỏng năm xưa ( dù nay đã là bà ngoại) hát bài Ai ra xứ Huế. Nói thế để các bạn thấy giọng ca ngọt ngào truyền cảm của Tô Kim Lang đến giờ nầy các Thầy và chúng ta vẫn còn nhớ dư âm đầy ấn tượng.

 

Sau buổi ăn sáng như đã hẹn với Thầy Lý Văn Rỡ và Nguyễn Ai Quốc (Khóa 1), Thầy trò chúng tôi đến quán cà phê Tình Trăm Năm. Đây là quán cà phê có không gian thoáng rộng và cất theo kiến trúc các ngôi nhà cổ. Tại đây vừa uống cà phê vừa tâm sự. Thầy Hùng hiện nay đang sinh sống ở Thành Phố Nice miền nam nước Pháp gần biển. Đây là Thành Phố mà nước Pháp hay tổ chức liên hoan điện ảnh. Mặc dù đã ngoài 70 nhưng thầy vẫn còn khỏe mạnh có lẽ nhờ vào luyện tập vỏ thuật và vẫn còn sáng tác nhạc, cũng có thể nhờ vào sáng tạo âm nhạc và nghệ thuật mà thầy trông vẽ cường tráng và mập hơn thời thanh niên. Giọng nói của Thầy cũng sặc Nam bộ không có gì thay đổi, những kỷ niệm thời ở Tây Ninh thầy vẫn nhớ và nhắc lại từng chi tiết. Thật là một buổi sáng trùng phùng vui vẻ, hạnh phúc và thắm tình Nông Lâm Súc sau 40 năm. Trước khi chia tay các Thầy trò cùng chụp vài tấm ảnh lưu niệm và Thầy Đặng Lê Hùng cho biết sau khi đi Huế về Sài Gòn thầy sẽ liên lạc với tôi và Trương Quang Lộc để trao đổi thêm về vấn đề âm nhạc.

   Các Thầy chia tay với chúng tôi vào một buổi sáng trời trong và đẹp trước cái tên quán Tình Trăm Năm và tôi nghĩ dẫu không có cái tên quán đó thì tình Thầy Trò của chúng ta đã là trăm năm rồi…..

                                                                              NGUYỄN QUỐC NAM

                                                                        ( Ngày 23 tháng 07 năm 2012 )

Chú thích ảnh:Thầy Đặng Lê Hùng áo đen hàng trước

 

Bỗng nhớ Bỗng giật mình

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ tư, 11 Tháng 7 2012
Viết bởi Bùi Tho

Thầy Bùi Tho vừa gặp thầy Phan Minh Đẩu tại Bảo Lộc trong một chuyến thầy Đẩu đi DaLat có ghé qua nhà chơi.Sau cuộc viếng thăm thầy Tho bỗng nhớ về Trường xưa và email cho Trang Nhà một bài viết.Xin giới thiệu cùng Quý vị

Xem thêm: Bỗng nhớ Bỗng giật mình

Chuyện về một chiếc cầu

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ năm, 28 Tháng 6 2012
Viết bởi Trần Chu Ngọc

Về Tây Ninh nhiều lần , thường lòng vòng trong Thị xã nhưng ít khi tôi đi ngang chợ cũ thăm lại phố Gia Long ngày xưa , lần này có người bạn rủ lên vườn cao su ở Mỏ Công (Tân-Biên) nên sau khi ghé Long Hoa rước thêm vài người bạn " chí cốt " , chúng tôi thẳng đường ra mít một, qua Trường Trung Hoc Tây-Ninh, rồi vòng qua chợ mới , xe vừa xuống dốc cầu , người bạn tôi chợt nhớ và hỏi tôi :" Mấy lần về Tây-Ninh , mày có nhớ Cầu Quan không ?" Hình ảnh cây cầu nối liền hai bờ Thị Xã ngày xưa và bây giờ là một ký ức gắn liền với Núi Bà là một biểu tượng Tây-Ninh đã đi vào lòng người đi vào ký ức tuổi thơ của tôi , tôi cười cười hỏi lại :" Cây cầu hơn 100 tuổi đó ai mà hỏng nhớ , nay có chuyện gì sao  ?" Nét bạn của bạn tôi thật ưu tư và giọng đầy bức xúc :" Lát nữa đi ngang, mày sẽ thấy nó....bị đập rồi !"

                  

  Tôi thảng thốt hỏi lại ;" Sao lại đập, xây lai cầu mới à ?" Bạn tôi thẳng-thừng :" Giờ có biện luận cỡ nào, tao vẫn cảm thấy nuối tiếc mày ạ ! " Cây cầu Quan được xây dựng từ lúc hình thành phố chợ của Tây-Ninh , từ thời Pháp ,nét kiến trúc của nó dù đơn sơ nhưng ghi đậm dấu ấn lịch-sử ,tao không hiểu phương tiện giao thông giờ đã có cầu mới kề cận thay thế, giữ lại cầu Quan như một nét đẹp của Tây-Ninh, phương tiện ,kỹ thuật bây giờ thì thiếu gì cách để tôn-tạo,gia cố lại mà vẫn giữ được hình ảnh mang nhiều kỷ niệm đó chứ ! mà nghe nói sẽ đập cả mặt tiền hai bên phố Gia Long , khu phố cổ còn tồn tại xưa nhất của Tây-Ninh nữa !?" Như vậy quá đủ,Tây Ninh mất đi cây cầu và cả khu phố xưa thì những ai từng gắn bó với Tây Ninh ngày xưa có còn gì để nhớ , hay chỉ đi ngang thán phục theo phong trào với lời khen là TâyNinh bây giờ được xây dựng mới hiện đại ,khang trang quá .. và phố cũ chỉ là khoảng nhớ trong ký ức. ...

 

Sẵn trong lúc mạn đàm, người bạn của tôi cao hứng :" Giờ tao mới nói luôn về khu chợ Long Hoa ( Long Hoa thị ngày xưa) một trung tâm mua bán lớn nhất tỉnh ngày xưa tọa lạc trên một địa điểm rất rộng và thuận lợi nên giao thương mua bán tấp nập .Đầu tiên Chợ được xây dựng bốn cánh gồm bốn ngành hàng chủ lực : chợ vải, chở đồ gốm, thủy tinh ,vật dụng thờ cúng,chợ khô mắm ,chợ ăn uống : cơm ,cháo lòng..Chính giữa có chợ trái cây , bên ngoài là chợ rau,cá,thit heo gà,bò...Đặc biệt chợ Long Hoa là  cánh chợ bán đồ chay đầu tiên là mỗi tháng bán mười ngày ( theo ngày ăn chay của Đạo Cao-Đài) sau này phong trào ăn chay phổ biến ngày nào cũng có bán đồ chay cho mọi người dân chung quanh (hầu hết là tín đồ đạo Cao-Đài) ,,,Giờ đã mấy lần sửa chữa , từ bốn cánh thành chợ tám cánh, rồi mở  cửa hàng quanh vòng rào, sau đó phá hàng rào xây Chợ có hầm và lầu như siêu thị , cuối cùng chợ buôn bán ngày càng thưa thớt ,mà xây mãi cũng chưa hoàn thành làm khu chợ ngày xưa ngày thêm nhếch nhác ...Nên ai cũng muốn phát triển,đổi mới ai cũng muốn Tây Ninh ngày càng khang trang hơn mà vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống cùa dân tộc và đặc trưng địa phương nhưng làm kiểu này thì có khi không hiệu quả mà lại giảm đi ý nghĩa  ...!

Nghe câu chuyện về quê hương của người bạn, tôi trầm ngâm với bao kỷ niệm , Cây cầu Quan dưới đầu dốc tòa hành chánh tỉnh ngày xưa lần đầu tiên tôi đi xe đạp hơn năm cây số ra tình thi tiểu học thấy nó thật nên thơ , phố thị buôn bán tấp nập ,chợ lúc nào cũng đông vui trên bến dưới thuyền ở khu chợ cá , cũng có khi rủ nhau đi xem phim ở rạp hát ( Lạc-Thanh & Thanh Sơn) đèo nhau đi về qua con dốc 10 độ mà không biết mệt vì khi đi ngang cầu Quan gió mát thôi lồng lộng ...

Sau chuyến về Tây-Ninh ,tôi có tìm hiểu về việc phá bỏ cầu cũ ,xây lại cầu mới ,được biết việc này  đã được bàn bạc  từ những năm trước , vì cho rằng cây cầu cũ đã quá niên hạn không thể chịu đựng thêm trọng tải qua cầu ( dù hai đầu cầu có chắn ngang bằng những thanh thép to , không cho xe tải lưu thông ) Nghe nói sau khi phá bỏ cầu cũ sẽ phục chế,tôn tạo lại vóc dáng của Cầu Quan khi xưa ,nhưng sau khi mời tư vấn kiến trúc lập ra đồ án , kêu gọi thầu thì không có nhà thầu nào thi công ,lý do là nếu làm theo kiến trúc cũ phải có những thiết bị tương ứng (máy móc,khuôn mẫu) giá gọi thầu chỉ tính chi phí thi công còn riêng thiết bị để thi công chỉ thực hiện có một công trình đặc biệt này sau đó phải nằm xó,nên ai cũng ngán..? , sau đó lại có phương án khác cũng giữ nguyên hình dạng ban đầu cho cầu Quan nhưng thiết kế hai vòng cung không chịu lực để giảm chi phí phương tiện thiết bị  và hiện nay đã đi vào giai đoạn thi công ? ...

Về thăm lại quê hương , trở lại với những ký ức lúc còn thơ ấu, qua câu chuyện với người bạn "cố tri" về hai công trình  "thế kỷ" cho tôi một chút trầm ngâm về chuyện "thay cũ- đổi mới": để thấy những điều ta cứ nghĩ là bình thường , nhưng đã là dấu ấn sâu đậm của mọi người thì cách làm phải làm sao cho phù hợp...Hy vọng những công trình mới  sẽ vừa hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền thống để Tây-Ninh vẫn mãi xinh đẹp trong lòng mỗi người chúng ta vậy !
TRẦN CHU NGỌC

Xem thêm: Chuyện về một chiếc cầu

Suối Vàng ước mơ và hiện thực

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ năm, 14 Tháng 6 2012
Viết bởi La Ngạc Thụy

Nước từ trên núi Bà, núi Phụng, núi Heo kết thànhdòng len lỏi theo ngách đá chảy xuống chân núi rồi hội tụ lại kết thành dòng nướcxé đất chảy về hướng tây, trườn mình phía sau Miếu Quan Lớn Trà Vong thuộc xãThạnh Tân, thị xã Tây Ninh, băng ngang đường 785,

Xem thêm: Suối Vàng ước mơ và hiện thực

Trên đường thiên lý

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ hai, 21 Tháng 5 2012
Viết bởi Nguyễn Văn Điệp

Thế là tôi cũng có một chuyến đi , một hành trình trở về với bao kỷ niệm ...ra điđể tìm một chút thanh thản cho tâm hồn , dù còn chút gì đó luyến tiếc cái thànhphố nóng bức bụi bặm ngổn ngang tâm trạng nhưng cũng rất đáng yêu của tôi ...

  Mở đầu chắc là sẽ... "quay đầu về núi " vùng đất mang địa danh quenthuộc với lời ca "nắng cháy da người" để tìm lại những điều gì đóthật êm đềm trong tuổi thơ bình yên trong cuộc chiến dữ dội mà tôi đã trải qua, chuyến về đi cùng với hai người bạn học ,thân thiết và cả hai đều là nghệ sĩnên tâm hồn cả ba chúng tôi có khi hòa quyện vào nhau ,cùng một suy nghĩ tuydiễn đạt bằng cách khác nhau nhưng đồng điệu và chan hòa cùng nhau nên rất hợpý , cùng ăn - ngũ ,chuyện trò văn nghệ mà trong đó quý nhất là cái tâm trạngchân thành - nhường nhịn - củng chia xẻ với nhau nên đã gắn bó cuộc đời chúngtôi vào nhau từ hơn bốn mươi năm trước ...

Qua Điệnthoại nghe lời thỏ thẻ của nhà thơ NQN :" chuẩn bị chuyến đi dài ngày đấymày ạ , tao thì đang tìm cảm hứng cho bài thơ mới , QL thì muốn tìm một khôngkhí thanh thản bình yên để chỉnh sửa một bài hát sắp hoàn thành , còn mày thìchắc cũng cần nghĩ ngơi qua bao gió bụi cuộc đời ..."

   Đó chính là mục tiêu của chúng tôi , mà khi í ới gọi nhau thường nói tắt làchuẫn bị đi "giang hồ" ,nhưng chỉ chấp nhận là giang hồ thứ thiệt chứkhông phải như :

   "Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt - Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà !"

     Trở lại Tây Ninh , một vùng quê thanh bình mà chúng tôi cùng trưởng thành nơiđó ,dù mỗi năm cũng dăm ba lần về , nhưng mỗi lần lại nghe có gì đổi mới , cócảm giác thật lạ nên mỗi lần về đều có một cảm hứng riêng biệt , có lẽ ngườibạn chí thân của tôi nói đúng , bản tính tôi thích trầm lặng ,nên thèm một giâyphút thanh thản nào đó được ngồi bên bờ đê con kênh xanh xanh để tìm đến cạncùng suy nghĩ , lục lọi đến tận trong xương tủy những bóng tối của cuộc đời ,nhưng không để làm gì cả , mà chỉ nghĩ như NS Trịnh-công-Sơn :" Để giócuốn đi  ! "

Cuộc đờimang lại cho ta niềm vui và cũng che lấp quanh ta biết bao nổi buồn ,nên mớigọi là "nhân tình thế thái " " lục đục thất tình" có nhữngđiều cao thượng và cũng có bao dục vọng thấp hèn , ta nhìn thấy ,chịu đựng nhưkhông trầm mình trong đó vì nó cũng chỉ là phù du , một ngày nào đó sẽ giốngnhư sương sớm, rồi cũng vỡ tan thôi trong ánh nắng nhạt nhòa ...

  Tìm về để được những lúc thảnh thơi trong suy nghĩ , quên hết bao bận rộn đờithường , ta chỉ sống cho nội tâm của mình, cuộc đời của mình , muốn gột rửa hếtbao điều phiền muộn bỏ  mặc nó trong cuộc đời , để nó dửng dưng sống trongcái " vỏ ốc" cố hửu - để mặc tình nghêu ngao ...

  Ta tìm đến một nơi bình yên để thấy thật nhẹ nhàng hạnh phúc bởi những điều rấtbình thường, không có ganh ghét tranh đua , không còn hơn thua địa vi và tự hỏi,để làm gì nhỉ khi cuộc đời sẽ còn lại được gì khi mọi người rồi cũng trở vềvùng hoang vắng phía bên kia , hãy nghe lời của PavelKorchagin  trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy ! " của tác giả NicolaiOstrovsky (1904 - 1936 ):

" Cái quýnhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống saocho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổthẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thểnói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹpnhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...".

  Tôi mang trong lòng tư tưởngđó, triết lý đó trong suốt chuyến xe , để cảm thấy mình rơi vào một vùng tiềm thứctĩnh lặng của cuộc đời , ngụp lặn trong đó cho đến khi thấy mình bỗng nhẹ nhàngvà bay vút trên khoảng không như một cánh chim thoát khỏi lồng son, khỏi cáivòng lẩn quẩn của số phận ....

Nguyễn Văn Điệp

 

 

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com