Truyện ngắn, bút ký, hồi ký

Chúng con mong Thầy tha thứ…

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ sáu, 27 Tháng 1 2012
Viết bởi Võ Thanh Nghi

"Mùng một tết Mẹ,tết Cha

Mùng hai tết vợ,mùng ba tết Thầy "                                               

Ngày tựu trường đã đến,khoảng tháng 5.Nam thanh,nữ tú khắp mọi miền

đất nước đã trúng tuyển,lều chỏng đến trường nhập học.Ngày đầu tiên khai-

giảng 2 lớp Đệ Ngũ và Đệ-Tứ khoảng 60 học-viên,cộng thêm khoảng 40 học-

viên đàn anh là lớp Huấn-sự khóa 6 còn lại khóa trước,nghiêm chỉnh sắp hàng

dướicột cờ trước Văn-phòng Trường.Sau lễ chào cờ là diễn văn của Thầy

Hiệu-Trưởng huấn-thị,chào đón tân học-viên của 2 lớp.

Thầy Hiệu-Trưởng tên là PHAN-LƯƠNG-BÁU:

Nhớ lại,trong diễn-văn khai trường Thầy cũng giới thiệu thành phần Ban Giám-

Học,Ban Giảng-Huấn.............và khuyên nhủ chúng tôi hãy cố học,và tương lai

chúng tôi sau nầy,thật chí tình chí nghĩa.

Ngày đầu nhập học,chúng tôi rất bỡ ngỡ,vì ngôi trường quá lớn,nó mênh mông,

nó thoáng mát,nó xanh tươi ,nó cổ kính và nên thơ ,rất xa lạ các trường tôi đã

học qua .Nên chúng tôi rất hãnh diện là học viên của trường Nông-Lâm-Súc Cần

Thơmà mấy cô,mấy cậu Trường Phan-Thanh-Giản  gọi chúng tôi là Trường

Trâu-Bò,vì thế,2 trường có thành-kiến rất lâu,và nhiều lần bị kỷ luật...........

Sau vài tháng học tập,chúng tôi hiểu biết gia cảnh,tính tình,nguyên tắc giảng

dạy,......của Thầy.Thầy thương trò như con, trong đại gia đình NLS.

Xin trích ngang ngắn gọn lý lịch của Thầy như sau :

Thầy sinh ngày 02 thang12 năm 1905,và mất ngày 12 tháng 11 năm 1981.

xuất thân gia-đình trung-nông.

Về học lực, lúc Thầy còn nhỏ,học các trường do người Pháp sáng lập.

Khi lớn du học ở nước Pháp........tốt nghiệp đại học với văn bằng caonhứt

làKỹ-Sư Canh-Nông Sau đó Thầy về nước phục vụ nhiều cơ quan,nhưng gần nhứt là Hiệu-Trưởng Trường Canh-Nông thực hành Cần Thơ

vào năm 1957-1958. Học viên khi ra trường cấp bằng Huấn-Sự.,thời gian học

1 năm.Thầy đã cống hiến nhiệt tình cho ngành giáo dục Nông Nghiệp nước nhà.

Vàothời kỳ ấy,các Ty Canh-Nông thiếu nhân viên ,nên đưa nhân viên đi

học để nâng trình độ chuyên môn,nên các học viên các khóa từ khóa 1 đến

bình cũ,rượu mới.,và tuyển  sinh 2 lớp đệ ngũ và đệ tứ,có khoảng 60 học

viên và 40 học viên khóa 6 Huấn sự  (Canh-Nông và Mục-Súc).Huấn-Sự học bổng toàn phầnĐệ Ngũ,đệ tứ 50% Toàn phần,50% bán phần.

Năm 1963 là năm đất nước có nhiều biến động,xin vắn tắt là phong trào

Phật giáo xuống đường,học sinh,sinh viên biểu tình........chống đối  Chính-phủ

thời đó.Cuối cùng Tổng-Thống Ngô-đình-Diệm bị giết do quân đội đảo chánh.

Từ thành công đó ,phong trào học sinh ,sinh viên cũng lên đời.

 Hệ lụy,các đảng phái cũng ăn theo, và nẩy sinh nhiều mâu-thuẩn khônlường.

Bắt đầutừ Huế,đến Sài-gòn và các tỉnh lớn,các học sinh,sinh viên biểu tình bất

bạo động,truấtphế các Thầy Hiệu-Trưởng trong đó có tỉnh Cần-Thơ.và Trường

 Trunghọc Nông Lâm Súc không ngoại lệ.

Ngày1 tháng 11 năm 1963  Tổng thống Ngô-đình-Diệm,và "cố-vấn NGÔ-ĐÌNH-

NHU" bị lật đổ,.vào  khoảng ngày 10-11-63 ,phong trào truất phếHiệu-Trưởng

bắt đầu.

 Sáng sớm,7 giờ Ban đại diện lớp Huấn-sự đến 2 lớp chúng tôi ,ngănkhông

chovào lớp,và mời anh Tổng thơ ký và các Trưởng ban lên phòng nội-trú họp

kín.Trò không học,Thầy lên Văn phòng uống trà.Khoảng 8 giờ các Ban đại

diện tuyên bố bãi khóa,kéo nhau ra đứng ở cột cờ trước cừa Văn Phòng.

 -Tạisao,chúng tôi nghe lời các anh Huấn-sự ?Vì vào thời đó nội qui nhà

trường còn phân biệt "rõ ràng" khóa đàn anh và đàn em ( như tuần lể huấn nhục

trong quân đội) nên chúng tôi nể nang khóa 6.(có nhiều hình thức phạt)

  Tôi còn nhớ có 1 anh cao,ốm  tên " C" làm đại- diện cho học viên phát biểu

mờiThầy Hiệu Trưởng ra gặp Ban đại diện để tuyên bố lý do bãi khóa.......

vàkể những sai trái của Thầy.Mời quí độc giả suy gẫm nhũng yêu cầu:như:

 -Thầy học trường Tây,làm việc cho Tây,là thưc dân....

 -Là đảng viên "Cần lao nhân vị" của Ngô-đình Nhu....

 -Nghiêm khắc trong học tập.......

Cònnhiều nửa,thời gian quá lâu không  nhớ rõ.

 Thầy hình như đã biết thời thế,nước chảy đâu đâu cũng tới,nhàsập ,bìm bìm

leo.Thầyphát biểu ngắn gọn:

  -Các em không chấp nhận Tôi làm Hiệu Trưởng,thì tôi từ chức.......

Mắt thầy nhỏ lệ,học viên im lặng.Nhưng Thầy Giám-học phản đối,hình như có

cuộc xô-xát nhỏ xẩy ra.Thầy đi thẳng vào Văn phòng.............

 Ngoài kia có nhiều nhóm, nhỏ to và hăng say.......và không ai dám có ý kiến gì.

Thếlà hết,ông bà ta có câu"một chữ cũng làThầy,nữa chữ cũng là Thầy"chúng

tôi đã quên rồi."Tôn Sư trọng đạo"chúng tôi đánh mất trong chốc lát,quá tủi nhục

cho những người còn mang nặng "cơm Cha,áo Mẹ,công Thầy".

 Tuy Thầy không còn là Hiệu-Trưởng,nhưng Thầy vẫn còn là Giáo-Sư vẫn đến lớp

dạy bình thường.Trong những giờ của Thầy,mặt mày chúng tôi xanh như tàu lá.

NhưngThầy vẫn thản nhiên như không có gì xẩy ra,Thầy vẫn yêu mến các trò như

con.Tôinhớ rất rõ,khi trả lời cuối câu ,Thầy đều nói "bon" hay"tres-bien ".và

trong bài giảng Thầy thường chua thêm tiếng Pháp rất linh động.........

 Thời gian qua mau,một số chúng tôi cũng mang danh phận được làm"Thầy"

và cũng từ đó chúng tôi có suy nghĩ ngược thời gian củ.

 Nay chúng con đã hiểu,những yêu sách đến với Thầy thật phi lý,không căn cứ,

rấthẹp hòi,ích kỹ ,không công bằng......

.........do một nhóm người nhẹ dạ,nghe theo lời đường mật,Và chúng con........

đãhiểu người đứng sắp hàng sau lưng chúng con là"ai"đã buônTHẦY,bán BẠN.!. !.!

 Khôngphải giờ nầy,chúng con mới biết,và nói lên,mà hình bóng chúng con đã hiện

rõ trước gương soi.

Chúng con xin Thầy hãy tha thứ ,những lổi lầm mà chúng con đã gây ra choThầy,

Chúng con đã  "có lỗi " với Thầy những gì chúng con đã làm,và nay chúng con đã lớn khôn, biết cái đúng ,cái sai và từ đâu đưa đến .Kính mongThầy hãy an giấc nghìn thu. Chẳng bao lâu,phượng kia hết thắm,cơn gió lướtqua,cuốn theo những cánh hoa tơi tả bay đến chân Thầy.

Tôi cũng mong rằng, các bạn học viên năm "1963" hãy soi rọi chuyện qua,và hãy

cùng nhau"Nhận lỗi"

"và Xin lỗi" để cho THẦY mỉm cười nơi chín suối.............

 Và quí độc giả gia-đình NLS hãy "tha thứ, khoan dung" cho chúng tôi

Xin cám ơn Quí Thầy,Cô và các Bạn đã đọc bài văn nầy.Cũng như trang Web NLS

cho chúng tôi có dịp""Nhận Lỗi"  với Thầy nơi cõi vĩnh hằng

Võ Thanh Nghi / đệ tứ 1963

 

Phượng vàng nở hoa

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ hai, 16 Tháng 1 2012
Viết bởi Bùi Tho

Phượng Vàng Nở Hoa

Tại Khu Du Lịch Bửu Long

Bùi Tho

Ngày 12 tháng 1 năm2012 , lúc 10 giờ   nhận được điện thoại của anh Long đang côngtác tại Khu Du Lịch Bửu Long Biên Hòa Đồng Nai báo tin  cây Phượng Vàng đã rahoa. Tôi vô cùng mừng rở  và nhớ lại  nhân kỳ họp mặt của nhóm cựu học sinh trườngTrung học Nông Nghiệp Bảo Lộc tổ chức tại Khu Du Lịch Bửu Long  lần đó tôi không đi dự được nên có nhờ thầyNguyễn Kế Bá nhà giáo uu tú trưởng đoàn đem một cây Phượng Vàng con  đến  tặng cho buổi họp mặt  để trồng Lưu Niệm,đó  một trong số cây hiếm hoi tôi ương được lầnđầu tiên khi phát hiện được cây Phượng Vàng Schizolobium excelsum…  Vậy mà gần mười năm rồi!

 

Cũng nên nhắc lại rằng Cây Phượng vàng mẹ tại Lộc sơn cónguồn gốc từ Brasil là cây sưu tập được di thực về trồng tại Trung Tâm ThựcNghiệm Canh Nông  là cơ sở được lập ra từthời Pháp thuộc,Cây được trồng khoảng thập niên 1920-1930, đã cho hoa nhiều nămđặc biệt nhất là trổ hoa khi rụng lá toàn phần thảm hoa như một táng lávàng,lại trổ hoa vào cuối tháng 12 dương lịch có khi kéo dài đến tết NguyênĐán.Cái lạ là mấy chục năm ra hoa đậu quả thế mà không có cây con tự mọc .Năm1999 tôi thu lượm được một ít hạt giống và ương thành công,lượt ương  lần đó cây con được trồng nhiều nơi tại BảoLộc và các nơi khác .Rất tiếc vào tháng 4 năm 2007  một cơn lốc xoáy đã làm gảy đổ cây Phượngvàng mẹ ,kể từ đó không còn hạt giống để gieo ương tiếp tục  cho nên  rất mong những cây được trồng chóng ra hoa vàđậu quả.Dù rằng đã có những niềm vui  từ2008 ở Sân chùa Phước Huệ , 2009 ở trường Tiểu Học Thăng Long,2010 ở  nhà thờ Thiện Phương  lần lượt trổ hoa ,cùng được tin từ xa là câyPhượng vàng ở  Công Viên Tao Đàn Thànhphố Hồ Chí Minh,và ở Bến Củi Huyện Dương minh châu Tây Ninh cũng trổ hoa vàonhững năm ấy.

Qua quá trình theo dõi thì cây hoa này trồng 2-3 năm đầu làthân trụ thẳng cao trên 5 m mới phát nhánh tạo dáng hình dù  ,phải đến 8 năm trở lên cây mới trổ hoa vìthế có khá nhiều nơi trồng thấy cây phát triển cao to ,nhưng lâu  quá không thấy ra hoa đã đốn bỏ dù  cây có dáng đẹp lá xanh quanh nămcây phù hợpvới khoảng không gian thoáng rộng như sân trường học,quảng trường,vườn hoa côngviên,các khu du lịch.

Cây Phượng vàng tại khu Du Lịch Bửu Long Biên hòa năm nay rahoa so ra vẫn sơm hơn  những cây ở trườngCao Đẳng Công nghệ và Kinh Tế Bảo lộc và sẽ vô cùng rực rở ở trang trại HồngLiên  , Anh Đức ở  thành phố Bảo lộc  và khu du lịch sinh thái Thung Lũng Vàng Đàlạt là những nơi  phượng vàng được trồngrất nhiều.

Tại khu du lịch Bửu Long màu vàng  bao năm qua vẫn rực sáng có  từ nghìn loài hoa,nay bổng dưng xuất hiện mộtsắc vàng rực sáng ở trên cao ,một điểm xuyết mới cho khu du lịch ? và với cáisắc vàng thuần khiêt  lung linh trong  nắng đầu xuân là dấu ấn khó quên nhắc nhớ đếntình cảm  của nhóm cựu học sinh Trung họckỹ thuật Nông Nghiệp  Bảo Lộc  nhớ về ngôi trường đầy thương mến mà mười nămtrước tại vùng đât này  làm nơi hội ngộ……Mongrằng sắc vàng ấy luôn rực sáng với thời gian..

Bùi Tho

 

Đánh thức tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ bảy, 17 Tháng 12 2011
Viết bởi Triệu Ngọc Hạ

Đánh thức tiềm năng du lịch Hồ Dầu Tiếng

Triệu Ngọc Hạ - khóa 3

Hồ Dầu Tiếng, một vùng cảnh quan du lịch sinh thái tronglành, hấp dẫn. Một công trình thủy lợi được xem là lớn nhất Đông Nam Á, có diệntích mặt nước là 270km² và 45,6km² đất bán ngập nước, dung tích chứa 1,58 tỷ m³nước, được khởi công xây dựng vào ngày 29/4/1981 và hoàn thành vào ngày10/1/1985.

Cách TP. Hồ Chí Minh khoảng80km, trước đây Hồ Dầu Tiếng là một phần củaChiến khu Dương Minh Châu, đóng góprất nhiều vào chiến thắng giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Lòng hồ bây giờyên bình êm ả biết bao, cũng là nơi cung cấp nguồn cá tươi cho nhân dân trongđó đặc sản nổi tiếng là cá Lăng, một loại cá da trơn nấu canh chua lá dang, ládang cũng là món đặc sản của Tây Ninh, là loại rau rừng từng nuôi các anh bộđội, có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Lá dang còn dùng để làm món cá rô kho rồ,cá rô mới đánh từ lòng hồ còn nhảy soi sói, đem rửa sạch và cứ để như thế chovào nồi với nắm lá dang, trên ngọn lửa thật to, chừng vài phút là có món ăn vôcùng khoái khẩu.

Hồ Dầu Tiếng thuộc huyệnDầu Tiếng tỉnh Bình Dương song lưu vực chủ yếu nằm trên địa phận huyệnDươngMinh Châuvà một phần nhỏ trên địa phận huyệnTân Châu, tỉnhTây Ninh, cách thịxãTây Ninh 25km về hướng đông. Với một đập xả lũ ra đầu nguồn sông Sài Gòn vàhai kênh Đông và Tây mang dòng nước mát lành tưới cho những cánh đồng lúa, mì,mía ởTây Ninh; Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). Ngoài ra còn cung cấp nước cho nhà máylọc nước ởThủ Đức. Còn phải kể đến hàng ngàn km kênh cấp II, III dẫn đến từngthôn ấp để tưới tiêu cho gần 83.000ha ruộng rẫy.

Nhu cầu vui chơi giải trícủa người dân tại địa phương và TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận và du kháchquốc tế ngày càng cao. Đến đây bằng đường bộ từ Bình Dương, qua huyện Dầu Tiếngđến chân núi Cậu, dãy núi Cậu là bờ tự nhiên của hồ, chạy dài nghiêng mình soibóng xuống làn nước lung linh, tạo nên một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữutình. Trên núi Cậu có chùa Ông, ở đây trông xuống vùng hồ khung cảnh thật tránglệ. Nằm trong rừng cao su gần núi Cậu là hồ Cầu Nôm, nước cũng trong xanh. Nơiđây xa làng mạc, không khí không bị ô nhiễm, thật là một điểm đến du lịch chokỳ nghỉ thú vị. Trong lòng hồ còn có rất nhiều đảo: đảo Xỉn, đảo Trảng, đảoĐồng Bò…, là những nét chấm phá thêm sinh động cho bức tranh Hồ Dầu Tiếng. Bênbờ hồ có Đồi Thơ thoai thoải đứng cạnh rừng nguyên sinh tạo nên vẻ đẹp quyến rũtrong bức tranh toàn cảnh bao la nước trời. Có một con đường khác, là tuyếnđường Xuyên Á, trên đường đi khách du lịch ghé qua Trảng Bàng để thưởng thứcmón bánh canh và bánh tráng phơi sương cuốn với thịt luộc, các loại rau rừng cóloại chát chát, loại chua chua, loại the the, thơm mùi đặc trưng làm thực kháchcàng dùng, càng thích không có cảm giác ngán ngậy.

Nếu thích thì mua thêm muốitôm Tây Ninh, nổi tiếng là ngon. Đây là sự sáng tạo đặc trưng của dân Tây Ninh,và trong sự khó khăn đã trở thành nhà kinh doanh giỏi. Có lẽ khó nơi nào có thểso sánh được. Tại một vùng đất một thời nổi tiếng rừng thiêng nước độc, muối ớtlà một món ăn dân dã, ít khi vắng mặt trên mâm cơm. Người dân chịu thương chịukhó nơi này nâng cấp muối ớt đơn điệu thành món đặc sản, dễ cất giữ, đa dụng cóthể để chấm cóc, ổi, xoài me… Trộn muối vào bánh tráng cắt nhỏ một tí dầu, ítlá rau răm các cô nàng tuổi teen rất ưa chuộng, hay cho vào nồi canh để tăngthêm hương vị. Một ký muối tinh hơn chục ngàn, vào tay người Tây Ninh chế biếnthành sản phẩm có giá từ 150.000đ đến 300.000đ cho một ký, quả là con số biếtnói.

Hồ Dầu Tiếng tương lai sẽcòn xanh tươi, xinh đẹp hơn nữa và là một điểm dừng chân đầy ý nghĩa cho dukhách khi đến Tây Ninh. Nơi đây, trong tương lai gần sẽ thành khu nghỉ dưỡngcao cấp, công viên giải trí, công viên rừng, khu săn bắn, câu cá, bãi tắm, duthuyền, các môn thể thao trên nước.

Triệu Ngọc Hạ

( pv Tuổi Trẻ Thủ Đô)

 

Hồi ức về mẹ

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Chủ nhật, 27 Tháng 11 2011
Viết bởi Nguyễn Duyên

HỒI ỨC VỀ MẸ

Nguyễn Duyên

Không biết từ bao giờ, mà chúng tôi gọi mẹ bằng mợ,gọi cha bằng cậu ( cậu tôi mất từ năm 1987) chỉ biết khi lớn lên anh chị gọi vậy mình gọi theo. Mấy chục năm qua tiếng cậu mợ thân thương thiêng liêng văng vẳng mãi trong lòng chúng tôi. Đời của mợ suốt 90 năm dài trên cõi tạm nầy gian nan cực khổ vì các con giờ đã kết thúc trở về cát bụi cùng tổ tiên,mợ 16 lần mang nặng đẻ đau…giờ chỉ còn lại 9 người con – những anh chị trước qua đời lúc còn nhỏ từ những năm dịch bệnh đậu mùa ở Trảng Bàng xãy ra 1945 mà chúng tôi không thấy mặt, không biết, chỉ nghe kể lại thôi.

            Thời niên thiếu ,cậu mợ đã mua cho chúng tôi cây đàn mandolin để chúng tôi học đàn cùngmột ông thầy ở xóm, dòng máu văn nghệ ấy đeo mãi khiến chúng tôi mê văn nghệcho đến hôm nay.Những năm thập niên 1940 bà là một trong những công cấy có hạng ở xứ Sóc Nóc – Soài Riêng,tới mùa cấy là trùm vạn đến kêu liền liền vì khi đicấy vào những đêm trăng sáng tiếng bà hò theo gió vang xa cả cây số…Sau đó có loạn lạc bên Miên, gia đình về Thủ Dầu Một sinh sống mới sinh ra hai anh chị tôi,bàgiỏi lao động ,lại giỏi việc buôn bán,những năm 50 hay theo đoàn công voa vềChợ Lớn bán heo con,bán trái cây,bán trâm rừng…có lần bà xuống xe bị té gãy tay nên từ đó nghỉ đi bán đường dài về Ngã Ba Cây Khế làm ruộng.

               Rồi đếnnăm 1954 gia đình tôi về vùng đạo xứ Long Hoa làm ăn sinh sống bà lấy nghề bán thuốc rê sinh nhai nuôi con,bà bán rất đắt hàng ,vì những người Miên hay quamua,bà lại biết tiếng Miên nên giao tiếp rất tốt,gia đình tôi  khá sung túc nổi tiếng là đại lí Châu Nam xứ Long Hoa, nuôi 9 người con ăn học đến nơi đến chốn.Sau 75 gia đình lại vất vảnhư mọi người làm ăn khó khăn ,tưởng chừng đi lên vùng kinh tế mới ở rồi,nhưng một tay bà lại tiếp tục buôn bán mỗi ngày đi xe than ( hồi đó không có dầu xe phải chạy bằng than ) tôi đưa bà ra Giang Tân về Chợ Trời biên giới buôn bán,ngày ngày đội nắng đội sương, mỗi lần về nhà mợ  mua được miếng thịt về ăn là chúng tôi mừng vôkể.Sau nầy ,tôi ra riêng về vùng Ao Hồ ở, bà vẫn thường xuyên lên thăm cháu và không quên mua thức ăn tự tay bà làm,hai mẹ con thi thoảng cũng uống vài chút bia cho vui

               Từ năm1996, mợ bị tăng huyết áp phải đưa về Sài Gòn cấp cứu, lần đó tưởng đâu không qua khỏi, bà hôn mê suốt suốt gần một tháng, bác sỹ đã lắc đầu khuyên gia đìnhchọn ngày đưa về nhà… nhưng chúng tôi không chịu nói rằng nếu số mợ chết thì xin cho chết nơi bệnh viện luôn,không ngờ nửa đêm bà  tỉnh dậy, rồi từ từ hồi phục sức khỏe, mà cho đến nay bác sỹ cũng ngạc nhiên không giải thích được !?

            Mất sức lao động, mợ ở nhà con cháu chăm sóc… nhiều lần nguy kịch, nhưng mợ vẫn thoát khỏi lưỡi hái tử thần, thế nhưng lần nầy thì không qua được bà ra đi thanh thản nhẹ nhàng như một người say giấc ngủ…             Mỗi đêm đi ngang qua nhà sau nơi mợ thường nằm tưởng như hình bóng cũ còn đâu đây,tiếng nói,tiếng ho,tiếng rên thân thiết….Ôi! giờ còn đâu nữa……

Nguyễn Duyên

 

Đến vườn quốc gia Cát Tiên

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ tư, 16 Tháng 11 2011
Viết bởi Nguyễn Quốc Nam

    

Tôi đến vườn quốc gia Cát Tiên thuộc huyện Tân Phú Tỉnh Đồng Nai cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150 cây số . Sau khi qua đò nhận phòng xong thì trời đã xế bóng

Xem thêm: Đến vườn quốc gia Cát Tiên

Cảm xúc từ cuộc hội ngộ...

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ hai, 07 Tháng 11 2011
Viết bởi Lê Quốc Sơn

Cảm xúc từ cuộc hội ngộ

Viết tặng bạn bè và những ai đã từng nếm cảm xúc những cuộc hội ngộ

                                    Trương Quang Lộc và Đỗ Văn Nhứt tại Lộc Ninh

Hơn bốn mươi năm , chínhxác  là từ lúc chúng tôi còn gặp nhau vào những năm 1967-1968 dưới mái trường Nông Lâm Súc Tây Ninh...

Tôi thích dùng từ" mái" thay cho "ngôi trường" vì  từ "mái" nghe gần gũi ruột rà hơn,như ...mái nhà , mà chung dưới một "mái" thì coi nhưlà anh em , là ruột thịt máu mủ rồi!

Từ Saigon,tôi điện thoại báocho Đỗ Văn Nhứt khóa 3 -và thế là ngẫu hứng xe cứ bon bon thẳng tiến về LộcNinh, vùng đất xa lạ mà tôi chưa từng tới mà chỉ  biết đến qua chuyện về  những đồn điền cao su ,những người phu cạo mủ cơ cực và với baocâu chuyện kinh hoàng thời chiến tranh dù  đã qua rồi nhưng vẫn còn hằn sâu trong ký ức của nhiều thế hệ!

Đường 13 thẳng tắp và rộng rãi .nhiều làn xe lưu thông nên chỉ hơn 30  phút xe chở tôi đã đi qua  Lái Thiêu và đến chợ Búng thuộc tỉnh Bình Dương ...nơi ngày xưa nhữngnăm đầu thập niên 70, lên thăm cô bạn tên Phương học  ở Nông Lâm Súc Bình Dương  , Phương hay mời tôi đến quán bánh bèo bì Mỹ Liên ở gần chợ Búng  và sau đó ,tôi có bài đâng trên báo Đại Dân Tộc !

....Một ngày xa Bình Dương, buồn ơi sao vời vợi!

Những cây cầu với tên lạ lùng ơi!

Bà Hên* Ông Đành* cách nhau bao mong đợi?

Búng-Lái Thiêu, ta nhớ mãi tên người...

Nhớ dĩa bánh bèo -nước mắm  cay ôi phỏng lười

Quán nước chú ba Tàu ,trần bụng để rốn phơi

Cô em gái nhỏ Nông Lâm Súc dễ thương oi!

Tạm biệt nhé...mai mốt mình gặp lại!!!

*Bà Hên - *Ông Đành là tên hai câu cầu ở thị xã Thủ Dầu Một Bình Dương!

Quán bánh bèo Mỹ Liên nay vẫn còn nhưng đã dời gần đó, bây giờ khang trang hơn ,  sạch đẹp,rộng rãi hơn và những món ăn cũng phong phú hơn nhưng tiếc là...khôngngon hơn hồi xưa? từ cô  bán hàng  ngày nào  xinh xắn dù không bị "lão hóa"vị bệnh, mà nay thành bà cụ vì quy luật của muônđời: Thời Gian!

Rời quán với nỗi buồn man máccòn đọng lại trong lòng như vị đắng nhè nhẹ của ngụm cà phê không đường cònvương  lại trên lưỡi...

Xe qua Bình Dương, trời tháng10 nắng kiểu hạn Bà Chằng....lạ quá! sao những gì hung dữ đều gắn đến Bà hết nhỉ?

Bà Chằng- Bà Thủy-BàHỏa-Bà...La Sát  nhất là các trận bão gây thảm họa cho nhân loại cũngt hường lấy tên của quý Bà ra mà đặt! trong xe mở điều hòa nhưng nhìn cảnh vật bên ngoài rất dễ nhận biết là nhiệt độ không dưới 40oC...nhưng so với lần côngtác ở Dubai...có lúc trên 50oC là thường ngày!

Thị trấn Bình Long trước mặtkhá nhộn nhịp với giòng người và xe cộ tấp nập, cũng đèn xanh đèn đỏ.không nhưxưa chỉ có "Đèn SàiGòn ngọn xanh ngọn đỏ..." xe tiếp tục đi và bắtđầu vào đoạn đường ...đau khổ vì đang sử chữa kéo dài trên 20km..,.ghé đổ xăngvà  điện thoại cho Nhứt, bạn trả lời còn khoảng 15klm nữa là đến LộcNinh...

Xe ghé nơi điểm hẹn là mộtsạp báo bên đường gần công viên của Huyện! mới gặp nhau mà mình đã nhận ngaykhuôn mặt của hơn bốn mươi năm về trước! Lòng mỗi người chùng lại sau cái bắttay hội ngộ!

Quán Cà phê ,hai đứa ngồi trút bao tâm sự đầy vơi...giọt cà phê phin nhỏ chậm như từng câu chuyện cứ thế chầm chậm tuông theo ký ức của thời xa xưa...Qua Nhứt,tôi được biết những bạn bè đứa vẫn còn vất vã mưu sinh,đứa thành đạt ...nhưng không buồn bằng có nhiều đứa đã hóa người thiên cổ! Nhứt nói có đọc thường xuyên Trang nhà Nông Lâm Súc Tây Ninh và cũng xem qua những bài viết của mình,cũng vì thấy hình của mình trên bài viết nên khi gặp nhau là  hô lên SƠN ơi! ngay mà không sợ không lầm với người khác!

Nhứt nói tháng 9 vừa rồi  anh Quốc Nam và Trương Quang Lộc ghé Lộc Ninh chơi , có ghé thăm nhà Nhứt và vãng cảnh Lộc Ninh ....những cuộc gặp gỡ thật xúc động và nhớ mãi...

Hai đứa  ghi lại những địa chỉ , số điện thoại của bạn bè mà mỗi đứa có được! tôi bấm máy gọi Thêm ,Thiệt, Quách Hoàng Hùng...để Nhứt thăm hỏi bạn qua điện thoại! Buổi chiều đến chúng tôi tìm chỗ ăn cơm. bữa cơm thân tình rộn ràng với biết bao câu chuyện ,dù không có men rượu,bia ví cả hai đều không hảo lắm với món khoái khẩu này của thiên hạ!

Gặp bạn cũ sau bao nhiêu năm, cơm ngon thức ăn chân quê ngon như quán Bảy Thôn ở Cẩm Giang của bạn Lâm Công Danh! 

Nhứt mời tôi về "tệ xá" , là một sân vườn rộng với nhiều loại hoa trái cây cảnh ,Nhứt còn lô cao su rất có giá trị kinh tế cũng gần đấy! còn Bà Xã ( cũng Bà...nhưng ngheNhứt nói  bà xã hiền lành chứ không phải...!!! những Bà như vừa kể trên!)

Uống ly trà nóng,tiếp tụcnhững câu chuyện rời rạc nhưng rất thú vị,  vì theo Nhứt là gặp nhau và biết nhau đều còn" Phẻ " là cuộc đời vẫn đẹp sao rồi!

Chia tay nhau quyến luyến,bịn rịn ...mỗi người rồi cũng sẽ trở về với cuộc sống đời thường...nhìn khoảng sân vườn xanh lá ,tôi thoáng thấy như thuở còn đi học và đang giờ thực hành nông trại ...cũng màu xanh của lục diệp...cũng gió mơm man...nhưng chỉ có hai chúng tôi, những người đều chuẩn bị vào Ban Chấp Hành Trung Ưong....Hội Người CaoTuổi  hết rồi!

Xiết tay lần nữa...hẹn nhau lần họp mặt năm tới! 

Chiều Lộc Ninh không giantrầm lắng hơn và khí trời dịu hơn....xe chạy qua những khu vườn xanhngắt,.những đồng ruộng lúa chín vàng...lại nhớ đến những giống lúa Thần Nông IR5 , IR8.....và tôi thiếp đi trong giấc ngủ nhẹ nhàng ,rất đẹp khi vừa mới hội ngộ với bạn bè sau hơn 40 năm xa cách!

Saigon ,tháng 11 năm 2011

LÊ QUỐC SƠN

Khóa 3 NLS


 

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com