Truyện ngắn, bút ký, hồi ký

Một vòng du Xuân

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ ba, 21 Tháng 2 2012
Viết bởi Bùi Tho

1. Nghĩa tình

Một bà mẹ người Hoa  từng ngõ lời với ông giáo dạy nghề in trên vải cho đứa con trai của mình rằng“Tôi thấy em quen quen,hình như giống một người mà  lâu lắm rồi chưa được gặp người đó trước dạy tôi học môn Việt văn tại  Tùng Rẻn Xẻ Séo   (Đồng Nhân Học Hiệu) Trong dịp hội ngô cuối năm của gia đình , Giám Đốc cơ sở in lụa trên vải Hùng đường Bế Văn Đàn phường Blao tp Bảo Lộc vốn là thằng em út của tôi đã kể như thế.Hùng  cho tôi biết   chồng mất sớm,cô ấy ở vậy nuôi con hiện có 2 cháu đang học Đại học,một cháu đang học lớp 9, còn người anh cả đang theo học nghề in trên vải .Ngoài giờ làm việc in ấn chú này luôn sát bên mẹ  giúp đỡ mẹ trong việc mua bán cả nhà trông cậy vào xe bánh mì thịt ,dù là phận đàn bà nhưng cô ấy giáo dục con cái rất  chuẫn mực ,bản thân sống rất trọng nghĩa tình ,Hùng cho biết là em ruột của tôi và cô ấy nhắc  đến tên “ Bùi Lão Xứ”  “ thầy Tho” và ngõ lời rất mong được gặp .Đã trên 30 năm rồi, không còn nhớ tên ,không còn nhớ mặt ,nhưng trước nghĩa tình của đó,tôi chọn sẽ đến thăm nhà vào một dịp thật đặc biệt và bất ngờ này  :Bữa cơm chiều ngày cuối năm 29 tháng chạp năm Tân Mão.Căn  nhà ở sâu trong một hẽm  nhỏ bỗng dưng náo nhiệt bởi một nhóm toàn con trai dưới sự hô hào của người mẹ  mà tôi nhận ra ngay là Trịnh Tư Kiều,một học trò Đồng Nhân của tôi, em còn khá trẻ nhưng rắn rỏi so với các bà mẹ khác với sức oằn trên vai một mình lo cuộc sống và nuôi các con ăn học như hiện nay,cuộc gặp gỡ không được lâu bởi giờ giấc của ngày cuối năm và tôi đã vô cùng thích thú khi được thưởng thức những món ăn thuần túy Trung Hoa, những món ăn này chỉ có được trong những  dịp đặc biệt mà thôi .
2.Tết Bảo Lộc ,Tết Gò Dầu
Sáng mồng một như mọi năm đã thành truyền thống trong gia đình,anh em chúng tôi tập trung về nhà thờ chính của  chi tộc họ Bùi tại Bảo lộc có Bùi Trung và gia đình từ Bến củi Dương minh Châu và Bùi Thị Phú từ Vên Vên Gò Dầu Tây Ninh về dự, nói thế có nghĩa là  anh em chúng tôi 11 người đều  về đông đủ,một sự  hiếm hoi phải không?sau nghi thức tiến cúng tổ tiên đầu năm chúng tôi chúc tuổi mẹ sau đó anh em ,con cháu tuần tự chúc tuổi,lì xì lẫn nhau..cùng nhau đi lễ chùa và viếng mộ phần cha tôi,rồi về nhà chuẫn bị cho bữa ăn dầu năm của gia đình.Tôi  và nhà tôi  dự kiến sau bữa trưa sẽ lên xe về Tây Ninh gọi là ăn cái tết ở  quê vợ ,vì là con trưởng của gia đình 11 anh em nên cứ mỗi lần tết đến  là tôi cứ lẩn quẩn ở Bảo lộc nay nhất quyết về ăn tết Tây ninh,trên chuyến về Tây Ninh lúc 14 giờ có cả Gia đình Bùi Trung cùng về ,bởi lẽ khi chú ấy  đã ở  bảo lộc 3 ngày với  bệnh mãn tính ở phổi không chịu đươc không khí lạnh ,kèm thêm mùi bia rượu,nhang đèn … chúng tôi đến nhà ở Gò Dầu gần 8 giờ tối…được sống cái êm ả của xứ quê,được nhìn thấy khuôn mặt vui vui của ông bà già vợ ở cái tuổi cửu tuần gặp thằng rể cả từ xa về ăn tết,được uống vài lon bia mừng xuân với Thành bạn rể út của gia đình…được gặp Đông ,Thơ, Hiệp những người em vợ đáng mến của tôi. Và có một giấc ngủ vô cùng yên tĩnh  mà ở nhà tôi tại Bảo lộc không thể nào có được.Đúng theo dự định  là tôi về ở Gò Dầu ngày mồng hai ,rồi rạng sáng ngày mồng ba  lại sẽ theo xe của  Phú về lại Bảo Lộc  để chuẩn bị  cuộc đi Gia lai lo chuyện trăm năm cho thằng cháu.Nhưng sáng mồng hai ,Hạnh vợ Trung báo cho tôi biết là đã đưa Trung cấp cứu và nhập viện ở Long Hoa,tôi yêu cầu cho tôi biết thông tin khi cần ,vì rất lâu mới về đây trong dịp tết cho nên tôi cố tham dự tất cả những sinh hoạt tết của gia đình như đi  thăm mộ ông bà người thân quá cố,thăm các  thân quyến,ăn một bữa cơm gia đình….
3. Tết Long Hoa

Và hơn ba giờ chiều mới quyết định lên Long Hoa  thăm Trung.nghĩ rằng nếu lên thấy tình hình sức khỏe chú ấy ổn thì có thể tranh thủ thăm vài nơi trong kỳ lên Long Hoa nhân dịp tết này.Đúng như thế,tình hình sức khỏe Trung đã khá hơn nên tôi đã đến nhà Bích Nga,biết tin tôi lên Hồng Xuân và Kim Khanh có ý định đón tôi lên Tân Châu nhưng tôi từ chối và nhờ Thu Kiết   đưa đến thăm bà Hiệu Trưởng Thân Thị Đời  . gặp thêm Võ Tấn Lực , rời nhà  cô Đời  ghé lại nhà chú Tư là nơi  ở trọ để dạy học ,tại đây tôi vô cùng mừng rở vì được biết  anh Hai Ngọc   người ở  Nha Trang ở rể xứ này hiện vẫn còn tại Long Hoa.
 Tôi gặp anh ngày ấy , anh xem tôi như một người em nuôi,khi chuyển về Bảo lộc mổi lần có dịp về Long Hoa đều ghé thăm .Sau năm 1975 anh dời về bán và cắt  kíếng ở trên đường gần Báo Quốc Từ  lần  thăm  khoảng 1978 ,79  anh có tặng cho tôi một dao cắt kiếng ….sau đó có ghé tìm anh mấy lần không gặp nghĩ là anh đã đi nước ngoài ,nào ngờ anh vẫn còn ở đây  vậy mà gần 30 năm không tin tức,

Quá mừng nên  nhờ Thu Kiết đưa tôi đến nhà anh ngay. Chỉ gặp chị và tôi để điện thoại lại, Tranh thủ chúng tôi đến nhà Trực,Diệu gặp thêm Hồ thị Bé,ông xã của Kiết  là những người đã có dịp ghé thăm nhà tôi tại Bảo lộc 2009 , rượu bia  được bài ra mừng hội ngộ của thầy trò nhân ngày đầu xuân tại đất Long Hoa này , rồi anh Hai cũng ghé đến và thật bất ngờ khi thấy  anh quen và rất thân thiện với những người có mặt ở đây. Cuộc gặp như thế tôi cho là quá đủ so  với dự tính ..Cuộc vui kéo dài tới  khuya,anh Hai Ngọc đưa tôi về Bệnh viện thăm Trung  bà bắt tôi ở lại ăn sáng với anh trước khi ra về vì giờ này không còn xe về Gò Dầu
Sáng mồng ba,anh  lên đón tôi tại phòng của Trung để đi ăn sáng,trong lúc ăn anh bảo “hôm nay anh cúng đưa chú mày phải ở lại ăn với anh chị một bữa cơm nữa,chị mày bảo vậy ! “ tôi nghĩ qua nay gặp anh chưa chính thức ngồi chơi tại nhà với anh chị lúc nào,nhất là nhớ câu chuyện hồi hôm anh kể “ khi anh về đến nhà nghe chị bảo có một chú em nào lâu lắm có dạy học ở đây ,mới ghé tìm anh,anh bảo chú Tho ở Blao mà bà quên sao ?” và phân trần “ chị mày dạo này có bệnh nên dễ quên lắm!.”Trước chân tình đó ,tôi làm sao ra đi cho được ! tôi nhờ anh đưa tôi trở lại bệnh viện và hứa đến nhà anh lúc 11 giờ.

Tình hình chú Trung đã ổn,tôi bảo sẽ ghé thăm vài nơi ở Long Hoa  và rời  nơi đây sau 12 giờ có nghĩa là sau bữa cơm ở nhà anh Hai và tôi gọi điện thoại cho Quốc Đông tôi sẽ  đến nhà em , chúng tôi hẹn nhau  tại Báo Quốc Từ.rồi từ nhà Đông tôi đến  nhà Kim Thương, đến nhà Thầy Mai giảng dạy môn Văn trường Chuyên Tây Ninh.Khi đang dùng cơm tại nhà anh chi Hai thì  Mai Hương ,Ngọc Diệp và Mỹ Ngọc đến thật bất ngờ khi các em và anh chị Hai là chỗ thân tình,vậy mà bao năm rồi tôi tìm kiếm trong lúc địa chỉ  nằm trước mắt mình.
Giã từ anh chi Hai ,chúng tôi đến nhà Ngoc Diệp,Mai Hương ,Mỹ Ngọc
Hơn 4 giờ tôi rời Long Hoa với một dư vị vô cùng nồng ấm của ngày xuân  lần dầu tiên tôi có được trên vùng đất Thánh này .
Cảm ơn những tình cảm thân thương của những người ân,và những người học sinh Nông Lâm súc  Tây Ninh  của tôi.
Bùi Tho

 
 

Tường thuật buổi Họp mặt lần thứ 13

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ tư, 15 Tháng 2 2012
Viết bởi Super User

Tặng quà cho BGH trường Kinh tế kĩ thuật

Mỗi năm cứ vào tháng đầu Xuân thường là tuần thứ ba sau tết âm lịch nhằm ngày chủ nhật là Thầy trò Nông Lâm Súc có một ngày họp mặt vui vẻ đầu Xuân và năm Nhâm Thìn 2012 là lần họp mặt thứ 13 đủ nói lên những tình cảm quý báo thân thương đoàn kết, gắn bó và tôn sư trọng đạo..

  Từ sáng sớm ngày 12 tháng 02 năm 2012 trong khuôn viên rộng rãi của trường Kinh Tế - KỹThuật Tây Ninh không khí thật an lành và vui vẻ khi đón tiếp từng đoàn cựu giáoviên và cựu học sinh từ khắp nơi tập trung về đây để tham dự lần họp mặt thứ 13. Ban điều hành lo chuẩn bị tiếp tân chu đáo và đặc biệt năm nay nơi bàn tiếptân có trang trí  thư pháp do anh Nguyễn Minh Đạo khóa 1 trưng bày tạo một điểm nhấn khá ấn tượng và thu hút sự chú ý.

 

Thầy Lý Văn Rỡ phát biểu

   Năm nay các thấy cô ở  xa như Thầy Nguyễn văn Hiện ở Cần Thơ ,Cô Nguyễn thị Tý ở Tiền Giang,các thầy Lê Quan Ngay, thầy Phạm Điền Tuấn,thầy Nguyễn-vân-An , Cô Phạm Thị Hòa ( TP Hồ-chí-Minh) .Các thầy ở Tây Ninh có Thầy  Lý Văn Rỡ, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Văn Nhơn, Ngô Thiếu Sơn, Hà Văn De, Bành Văn Sinh, Nguyễn Quang Sanh, Nguyễn Văn Đôi, Nguyễn Văn Thấu, Huỳnh Ngọc Ẩn… và đặc biệt dù sức khỏe yếu nhưng Cô Thân Thị Đời cựu hiệu trưởng Trường Trung học Nông Lâm Súc Tây Ninh với sự hổ trợ của gia đình cùng thầy trò cựu học sinh Nông Lâm Súc Tây Ninh đã cố gắngđến tham dự gặp lại những đồng nghiệp ngày xưa. Điều nầy tạo một ấn tượng đầy xúc động cho tất cả mọi người ..

 

thầy Lê Quan Ngay phát biểu

    Đại diện Trường trung cấp Kinh tế -kỹ thuật Tây Ninh có Thầy Hiệu trưởng Trần Quốc Ân và Thầy Hiệu Phó Nguyễn An Dân là những vị đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho ban điều hành rất nhiều trong suốt 13 lần họp mặt. Đặc biệt năm nay chúng ta cũng có hai vị khách mời giao lưu nổi tiếng đó là Nhà Thơ Thiên Hà và Nghệ sỹ Kỷ lục gia Phú Thảo cắt hình bóng nhanh và rất giống. Còn Nhà Thơ Thiên Hà có những bài thơ được Nhạc sỹ Anh Việt Thuphổ nhạc và được phổ biến rộng rãi từ những thập niên 60 đến bây giờ vẫn còn dư âm trong lòng khán giả như các bài: Nhớ nhau hoài, Gió về miền xuôi, Xa dấu ngựa Hồng.

    Về phía cựu học sinh có hơn 100 người tham dự và trong lần họp này có nhiều bạn mới về tham dự .

    Mở đầu cho buổi lễ bằng bài hát truyền thống hùng hồn, lạc hoan yêu đời và trang trọng đó là bài hát Hành Khúc Nông Lâm Mục với sự đồng ca của các cựu học viên NLS tạo ra một không khí sôi nổihùng tráng và trang trọng. Kế đến là một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến  quý Thầy Cô và các bạn cựu học sinh đã mất.Một phút mặc niệm cả hội trường im phăng phắt tạo một không gian trầm lắng vớinhiều hoài niệm trong cuộc đời…..

    Sau phát biểu của đại diện ban điều hành,Thầy Lý Văn Rỡ đại diện cho Thầy Cô phát biểu nói lên những tình cảm thânthương của mình và động viên ban điều hành cùng toàn thể các cựu học viên đểnhững lần họp sau được nhiều sinh động phong phú hơn nữa và chúc toàn thể cácThầy Cô và học viên một năm mới vui khỏe và nhiều thành đạt.

    Sau phần phát biểu của Thầy Lý Văn Rỡ là phần phát biểu của Thầy Trần Quốc Ân Hiêu trưởng Trường Kinh Tế - Kỹ Thuật TâyNinh, thầy Ân báo cáo hướng phát triển sắp tới của nhà trường và nêu cao tìnhđoàn kết phát huy những truyền thống tốt đẹp, tinh thần tôn sư trọng đạo vàluôn gắn bó thừa kế những giá trị tinh thần tốt đẹp đó. Nhân dịp nầy Ban điều hành kính tặng nhà trường một món quà lưu niệm nhân lần họp thứ 13 của Thầy Côvà cựu học viên Nông Lâm Súc Tây Ninh.

     Lần lượt những Thầy mới về dự cũng phát biểu cảm tưởng của mình như Thầy Lê Quan Ngay, Thầy Nguyễn Vân An, Thầy Phạm Điền Tuấn làm tăng thêm sự sinh động và ý nghĩa cho buổi họp mặt

    Phần phát biểu của cựu học viên có bạnNguyễn Văn Huynh ( Khóa 1 ) và bạn Lê Quốc Sơn ( Khóa 3 ) đã nói lên và nêu caotinh thần Tôn Sư Trọng Đạo đối với thầy cô và tình đồng môn bằng hữu đối vớibạn bè các khóa.

 

Liên hoan vui vẻ...

   Trong chương trình phục vụ văn nghệ đã tạo ra một ấn tượng sôi nổi với nhạcphẩm Đời Vui Khi Ta Đang Sống một sáng tác mới của nhạc sỹ Trương Quang Lộc và do chính tác giả trình bày làm không khí hội trường như sôi động lên. Ở tuổi U 60 nhưng Nguyễn Văn Mười một câu văn nghệ thời trung học đã tình nguyện trìnhbày 4 câu vọng cổ, tiếng hát của anh vẫn còn mùi mẫn mượt mà như thời trai trẻ làm tất cả mọi người vổ tay tán thưởng vang vọng cả hội trường.

     Ngoài phần trình diễn văn-nghệ của các cựuhọc viên Nông Lâm Súc , năm nay còn có hai tiết mục đặc sắc là nghệ nhân kỷluật gia Phú Thảo biểu diển cắt hình bóng và bạn Nguyễn-minh-Đạo (Khóa 1) biểudiễn thư pháp ,sau đó tặng thầy cô và các bạn tạo một dấu ấn cho ngày họp mặt…Mặc dù chương trình văn nghệ còn dài do anh em tự nguyện đăng ký nhưng do thời gian có hạn nên ban tổ chức đành tạm dừng hẹn năm sau …

   Tiếp theo là phần chụp ảnh  lưu niệm của Thầy Cô và toàn thể học viên cáckhóa và buổi họp mặt  kết thúc vào lúc 11giờ 30 trong tinh thần đoàn kết yêu thương của đại gia đình Nông Lân Súc và mọi người cùng tham dự buổi liên hoan đầu Xuân với niềm vui tràn đầy trên ánh mắtvà tràn ngập tâm hồn……Hẹn lần họp mặt lần năm sau sẽ gặp lại đầy đủ……

                     

                                               BAN ĐIỀU HÀNH NÔNG LÂM SÚCTÂYNINH

 

Họp mặt lần thứ 13 : kỳ họp nhiều ý nghĩa - đầy xúc động

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ ba, 14 Tháng 2 2012
Viết bởi Nguyễn Văn Điệp

Hòa trong không khí đầu năm , mọi người cùng về tham dự hội Hoa xuân Núi Bà 2012 (Tây-Ninh) , ngôi trường kinh-tế kỹ thuật Tây Ninh sáng ngày 12/02 cũng tưng bừng chào đón Cựu Giáo Viên và Học Sinh NLS Tây Ninh về dự họp mặt lần thứ 13 .Từ sáng sớm, trong khuôn viên thật rộng với những dãy trường bề thế và thật đẹp , không khí thật tưng bừng náo nhiệt đón tiếp từng đoàn cựu GV và HS từ khắp nơi tập trung về đây như trở về mái nhà thân thương của mình . Năm nay các thấy cô ở rất xa như Thầy Lê Văn Hiện ở Cần Thơ ,Cô Nguyễn Thị Tý ở Mỹ Tho ,các thầy Lê-Quan Ngay ,Cô Hòa ,thầy Tuấn,thầy Nguyễn-Văn-An ( TP Hồ-chí-Minh) ,các thầy cô và học sinh ởTây Ninh đã thu xếp thời gian về dự.Trong kỳ họp này,có những bạn ở xa như : Lê Thị Kết (Bình-Dương) Nguyễn Văn Nhứt (Bình Phước) ,Lê-Quốc-Sơn, Phạm Ngọc Ẩn ( đang định cư ở Mỹ) đã đến cùng bạn bè với khuôn mặt rạng rỡ như những nhân tố mới làm sinh động cho ngày họp mặt...

Trong chương trình phục vụ ngoài phần phụ diễn văn-nghệ "cây nhà lá vườn" ,năm nay còn có hai tiết mục đặc sắc là nghệ nhân Phú Thảo biểu diển cắt hình bóng và bạn Nguyễn-Minh-Đạo (Khóa 1) biểu diễn thư pháp ,sau đó tặng thầy cô và bạn bè rất nhiều món quà kỷ niệm có giá trị

Ban giám hiệu trường Trung cấp KTKT Tây-Ninh đã hỗ trợ nhiệt tình buổi họp mặt , đến tham dự và tham gia phát biểu ý kiến cổ vũ cho truyền thống "tôn sư trọngđạo" và luôn giữ vững nề nếp sinh hoạt hàng năm của hội cựu HS NLS Tây-Ninh, mong rằng sẽ liên kết với đội ngũ kế thừa của trường thành phong trào trong thời gian sắp tới

 Đến 10 giờ30 , Cô Thân-Thị-Đời (cựu Hiệu trưởng trường NLS TN) dù đang đau yếu nhưng cũng đã đến dự và chia xẻ những giây phút đầy xúc động cùng buổi họp mặt...

Trong tinh thần đòan kết và ấm áp dưới mái nhà của đại gia đình Nông-Lâm-Súc , buổi họp mặt đã kết thúc vào lúc 11 giờ 30 và mọi người cùng tham dự buổi liên hoan thân mật

Nguyễn Văn Điệp

 

Chúng con mong Thầy tha thứ…

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ sáu, 27 Tháng 1 2012
Viết bởi Võ Thanh Nghi

"Mùng một tết Mẹ,tết Cha

Mùng hai tết vợ,mùng ba tết Thầy "                                               

Ngày tựu trường đã đến,khoảng tháng 5.Nam thanh,nữ tú khắp mọi miền

đất nước đã trúng tuyển,lều chỏng đến trường nhập học.Ngày đầu tiên khai-

giảng 2 lớp Đệ Ngũ và Đệ-Tứ khoảng 60 học-viên,cộng thêm khoảng 40 học-

viên đàn anh là lớp Huấn-sự khóa 6 còn lại khóa trước,nghiêm chỉnh sắp hàng

dướicột cờ trước Văn-phòng Trường.Sau lễ chào cờ là diễn văn của Thầy

Hiệu-Trưởng huấn-thị,chào đón tân học-viên của 2 lớp.

Thầy Hiệu-Trưởng tên là PHAN-LƯƠNG-BÁU:

Nhớ lại,trong diễn-văn khai trường Thầy cũng giới thiệu thành phần Ban Giám-

Học,Ban Giảng-Huấn.............và khuyên nhủ chúng tôi hãy cố học,và tương lai

chúng tôi sau nầy,thật chí tình chí nghĩa.

Ngày đầu nhập học,chúng tôi rất bỡ ngỡ,vì ngôi trường quá lớn,nó mênh mông,

nó thoáng mát,nó xanh tươi ,nó cổ kính và nên thơ ,rất xa lạ các trường tôi đã

học qua .Nên chúng tôi rất hãnh diện là học viên của trường Nông-Lâm-Súc Cần

Thơmà mấy cô,mấy cậu Trường Phan-Thanh-Giản  gọi chúng tôi là Trường

Trâu-Bò,vì thế,2 trường có thành-kiến rất lâu,và nhiều lần bị kỷ luật...........

Sau vài tháng học tập,chúng tôi hiểu biết gia cảnh,tính tình,nguyên tắc giảng

dạy,......của Thầy.Thầy thương trò như con, trong đại gia đình NLS.

Xin trích ngang ngắn gọn lý lịch của Thầy như sau :

Thầy sinh ngày 02 thang12 năm 1905,và mất ngày 12 tháng 11 năm 1981.

xuất thân gia-đình trung-nông.

Về học lực, lúc Thầy còn nhỏ,học các trường do người Pháp sáng lập.

Khi lớn du học ở nước Pháp........tốt nghiệp đại học với văn bằng caonhứt

làKỹ-Sư Canh-Nông Sau đó Thầy về nước phục vụ nhiều cơ quan,nhưng gần nhứt là Hiệu-Trưởng Trường Canh-Nông thực hành Cần Thơ

vào năm 1957-1958. Học viên khi ra trường cấp bằng Huấn-Sự.,thời gian học

1 năm.Thầy đã cống hiến nhiệt tình cho ngành giáo dục Nông Nghiệp nước nhà.

Vàothời kỳ ấy,các Ty Canh-Nông thiếu nhân viên ,nên đưa nhân viên đi

học để nâng trình độ chuyên môn,nên các học viên các khóa từ khóa 1 đến

bình cũ,rượu mới.,và tuyển  sinh 2 lớp đệ ngũ và đệ tứ,có khoảng 60 học

viên và 40 học viên khóa 6 Huấn sự  (Canh-Nông và Mục-Súc).Huấn-Sự học bổng toàn phầnĐệ Ngũ,đệ tứ 50% Toàn phần,50% bán phần.

Năm 1963 là năm đất nước có nhiều biến động,xin vắn tắt là phong trào

Phật giáo xuống đường,học sinh,sinh viên biểu tình........chống đối  Chính-phủ

thời đó.Cuối cùng Tổng-Thống Ngô-đình-Diệm bị giết do quân đội đảo chánh.

Từ thành công đó ,phong trào học sinh ,sinh viên cũng lên đời.

 Hệ lụy,các đảng phái cũng ăn theo, và nẩy sinh nhiều mâu-thuẩn khônlường.

Bắt đầutừ Huế,đến Sài-gòn và các tỉnh lớn,các học sinh,sinh viên biểu tình bất

bạo động,truấtphế các Thầy Hiệu-Trưởng trong đó có tỉnh Cần-Thơ.và Trường

 Trunghọc Nông Lâm Súc không ngoại lệ.

Ngày1 tháng 11 năm 1963  Tổng thống Ngô-đình-Diệm,và "cố-vấn NGÔ-ĐÌNH-

NHU" bị lật đổ,.vào  khoảng ngày 10-11-63 ,phong trào truất phếHiệu-Trưởng

bắt đầu.

 Sáng sớm,7 giờ Ban đại diện lớp Huấn-sự đến 2 lớp chúng tôi ,ngănkhông

chovào lớp,và mời anh Tổng thơ ký và các Trưởng ban lên phòng nội-trú họp

kín.Trò không học,Thầy lên Văn phòng uống trà.Khoảng 8 giờ các Ban đại

diện tuyên bố bãi khóa,kéo nhau ra đứng ở cột cờ trước cừa Văn Phòng.

 -Tạisao,chúng tôi nghe lời các anh Huấn-sự ?Vì vào thời đó nội qui nhà

trường còn phân biệt "rõ ràng" khóa đàn anh và đàn em ( như tuần lể huấn nhục

trong quân đội) nên chúng tôi nể nang khóa 6.(có nhiều hình thức phạt)

  Tôi còn nhớ có 1 anh cao,ốm  tên " C" làm đại- diện cho học viên phát biểu

mờiThầy Hiệu Trưởng ra gặp Ban đại diện để tuyên bố lý do bãi khóa.......

vàkể những sai trái của Thầy.Mời quí độc giả suy gẫm nhũng yêu cầu:như:

 -Thầy học trường Tây,làm việc cho Tây,là thưc dân....

 -Là đảng viên "Cần lao nhân vị" của Ngô-đình Nhu....

 -Nghiêm khắc trong học tập.......

Cònnhiều nửa,thời gian quá lâu không  nhớ rõ.

 Thầy hình như đã biết thời thế,nước chảy đâu đâu cũng tới,nhàsập ,bìm bìm

leo.Thầyphát biểu ngắn gọn:

  -Các em không chấp nhận Tôi làm Hiệu Trưởng,thì tôi từ chức.......

Mắt thầy nhỏ lệ,học viên im lặng.Nhưng Thầy Giám-học phản đối,hình như có

cuộc xô-xát nhỏ xẩy ra.Thầy đi thẳng vào Văn phòng.............

 Ngoài kia có nhiều nhóm, nhỏ to và hăng say.......và không ai dám có ý kiến gì.

Thếlà hết,ông bà ta có câu"một chữ cũng làThầy,nữa chữ cũng là Thầy"chúng

tôi đã quên rồi."Tôn Sư trọng đạo"chúng tôi đánh mất trong chốc lát,quá tủi nhục

cho những người còn mang nặng "cơm Cha,áo Mẹ,công Thầy".

 Tuy Thầy không còn là Hiệu-Trưởng,nhưng Thầy vẫn còn là Giáo-Sư vẫn đến lớp

dạy bình thường.Trong những giờ của Thầy,mặt mày chúng tôi xanh như tàu lá.

NhưngThầy vẫn thản nhiên như không có gì xẩy ra,Thầy vẫn yêu mến các trò như

con.Tôinhớ rất rõ,khi trả lời cuối câu ,Thầy đều nói "bon" hay"tres-bien ".và

trong bài giảng Thầy thường chua thêm tiếng Pháp rất linh động.........

 Thời gian qua mau,một số chúng tôi cũng mang danh phận được làm"Thầy"

và cũng từ đó chúng tôi có suy nghĩ ngược thời gian củ.

 Nay chúng con đã hiểu,những yêu sách đến với Thầy thật phi lý,không căn cứ,

rấthẹp hòi,ích kỹ ,không công bằng......

.........do một nhóm người nhẹ dạ,nghe theo lời đường mật,Và chúng con........

đãhiểu người đứng sắp hàng sau lưng chúng con là"ai"đã buônTHẦY,bán BẠN.!. !.!

 Khôngphải giờ nầy,chúng con mới biết,và nói lên,mà hình bóng chúng con đã hiện

rõ trước gương soi.

Chúng con xin Thầy hãy tha thứ ,những lổi lầm mà chúng con đã gây ra choThầy,

Chúng con đã  "có lỗi " với Thầy những gì chúng con đã làm,và nay chúng con đã lớn khôn, biết cái đúng ,cái sai và từ đâu đưa đến .Kính mongThầy hãy an giấc nghìn thu. Chẳng bao lâu,phượng kia hết thắm,cơn gió lướtqua,cuốn theo những cánh hoa tơi tả bay đến chân Thầy.

Tôi cũng mong rằng, các bạn học viên năm "1963" hãy soi rọi chuyện qua,và hãy

cùng nhau"Nhận lỗi"

"và Xin lỗi" để cho THẦY mỉm cười nơi chín suối.............

 Và quí độc giả gia-đình NLS hãy "tha thứ, khoan dung" cho chúng tôi

Xin cám ơn Quí Thầy,Cô và các Bạn đã đọc bài văn nầy.Cũng như trang Web NLS

cho chúng tôi có dịp""Nhận Lỗi"  với Thầy nơi cõi vĩnh hằng

Võ Thanh Nghi / đệ tứ 1963

 

Phượng vàng nở hoa

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ hai, 16 Tháng 1 2012
Viết bởi Bùi Tho

Phượng Vàng Nở Hoa

Tại Khu Du Lịch Bửu Long

Bùi Tho

Ngày 12 tháng 1 năm2012 , lúc 10 giờ   nhận được điện thoại của anh Long đang côngtác tại Khu Du Lịch Bửu Long Biên Hòa Đồng Nai báo tin  cây Phượng Vàng đã rahoa. Tôi vô cùng mừng rở  và nhớ lại  nhân kỳ họp mặt của nhóm cựu học sinh trườngTrung học Nông Nghiệp Bảo Lộc tổ chức tại Khu Du Lịch Bửu Long  lần đó tôi không đi dự được nên có nhờ thầyNguyễn Kế Bá nhà giáo uu tú trưởng đoàn đem một cây Phượng Vàng con  đến  tặng cho buổi họp mặt  để trồng Lưu Niệm,đó  một trong số cây hiếm hoi tôi ương được lầnđầu tiên khi phát hiện được cây Phượng Vàng Schizolobium excelsum…  Vậy mà gần mười năm rồi!

 

Cũng nên nhắc lại rằng Cây Phượng vàng mẹ tại Lộc sơn cónguồn gốc từ Brasil là cây sưu tập được di thực về trồng tại Trung Tâm ThựcNghiệm Canh Nông  là cơ sở được lập ra từthời Pháp thuộc,Cây được trồng khoảng thập niên 1920-1930, đã cho hoa nhiều nămđặc biệt nhất là trổ hoa khi rụng lá toàn phần thảm hoa như một táng lávàng,lại trổ hoa vào cuối tháng 12 dương lịch có khi kéo dài đến tết NguyênĐán.Cái lạ là mấy chục năm ra hoa đậu quả thế mà không có cây con tự mọc .Năm1999 tôi thu lượm được một ít hạt giống và ương thành công,lượt ương  lần đó cây con được trồng nhiều nơi tại BảoLộc và các nơi khác .Rất tiếc vào tháng 4 năm 2007  một cơn lốc xoáy đã làm gảy đổ cây Phượngvàng mẹ ,kể từ đó không còn hạt giống để gieo ương tiếp tục  cho nên  rất mong những cây được trồng chóng ra hoa vàđậu quả.Dù rằng đã có những niềm vui  từ2008 ở Sân chùa Phước Huệ , 2009 ở trường Tiểu Học Thăng Long,2010 ở  nhà thờ Thiện Phương  lần lượt trổ hoa ,cùng được tin từ xa là câyPhượng vàng ở  Công Viên Tao Đàn Thànhphố Hồ Chí Minh,và ở Bến Củi Huyện Dương minh châu Tây Ninh cũng trổ hoa vàonhững năm ấy.

Qua quá trình theo dõi thì cây hoa này trồng 2-3 năm đầu làthân trụ thẳng cao trên 5 m mới phát nhánh tạo dáng hình dù  ,phải đến 8 năm trở lên cây mới trổ hoa vìthế có khá nhiều nơi trồng thấy cây phát triển cao to ,nhưng lâu  quá không thấy ra hoa đã đốn bỏ dù  cây có dáng đẹp lá xanh quanh nămcây phù hợpvới khoảng không gian thoáng rộng như sân trường học,quảng trường,vườn hoa côngviên,các khu du lịch.

Cây Phượng vàng tại khu Du Lịch Bửu Long Biên hòa năm nay rahoa so ra vẫn sơm hơn  những cây ở trườngCao Đẳng Công nghệ và Kinh Tế Bảo lộc và sẽ vô cùng rực rở ở trang trại HồngLiên  , Anh Đức ở  thành phố Bảo lộc  và khu du lịch sinh thái Thung Lũng Vàng Đàlạt là những nơi  phượng vàng được trồngrất nhiều.

Tại khu du lịch Bửu Long màu vàng  bao năm qua vẫn rực sáng có  từ nghìn loài hoa,nay bổng dưng xuất hiện mộtsắc vàng rực sáng ở trên cao ,một điểm xuyết mới cho khu du lịch ? và với cáisắc vàng thuần khiêt  lung linh trong  nắng đầu xuân là dấu ấn khó quên nhắc nhớ đếntình cảm  của nhóm cựu học sinh Trung họckỹ thuật Nông Nghiệp  Bảo Lộc  nhớ về ngôi trường đầy thương mến mà mười nămtrước tại vùng đât này  làm nơi hội ngộ……Mongrằng sắc vàng ấy luôn rực sáng với thời gian..

Bùi Tho

 

Đánh thức tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng

Chuyên mục: Truyện ngắn - Bút kí - Tùy bút
Được đăng: Thứ bảy, 17 Tháng 12 2011
Viết bởi Triệu Ngọc Hạ

Đánh thức tiềm năng du lịch Hồ Dầu Tiếng

Triệu Ngọc Hạ - khóa 3

Hồ Dầu Tiếng, một vùng cảnh quan du lịch sinh thái tronglành, hấp dẫn. Một công trình thủy lợi được xem là lớn nhất Đông Nam Á, có diệntích mặt nước là 270km² và 45,6km² đất bán ngập nước, dung tích chứa 1,58 tỷ m³nước, được khởi công xây dựng vào ngày 29/4/1981 và hoàn thành vào ngày10/1/1985.

Cách TP. Hồ Chí Minh khoảng80km, trước đây Hồ Dầu Tiếng là một phần củaChiến khu Dương Minh Châu, đóng góprất nhiều vào chiến thắng giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Lòng hồ bây giờyên bình êm ả biết bao, cũng là nơi cung cấp nguồn cá tươi cho nhân dân trongđó đặc sản nổi tiếng là cá Lăng, một loại cá da trơn nấu canh chua lá dang, ládang cũng là món đặc sản của Tây Ninh, là loại rau rừng từng nuôi các anh bộđội, có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Lá dang còn dùng để làm món cá rô kho rồ,cá rô mới đánh từ lòng hồ còn nhảy soi sói, đem rửa sạch và cứ để như thế chovào nồi với nắm lá dang, trên ngọn lửa thật to, chừng vài phút là có món ăn vôcùng khoái khẩu.

Hồ Dầu Tiếng thuộc huyệnDầu Tiếng tỉnh Bình Dương song lưu vực chủ yếu nằm trên địa phận huyệnDươngMinh Châuvà một phần nhỏ trên địa phận huyệnTân Châu, tỉnhTây Ninh, cách thịxãTây Ninh 25km về hướng đông. Với một đập xả lũ ra đầu nguồn sông Sài Gòn vàhai kênh Đông và Tây mang dòng nước mát lành tưới cho những cánh đồng lúa, mì,mía ởTây Ninh; Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). Ngoài ra còn cung cấp nước cho nhà máylọc nước ởThủ Đức. Còn phải kể đến hàng ngàn km kênh cấp II, III dẫn đến từngthôn ấp để tưới tiêu cho gần 83.000ha ruộng rẫy.

Nhu cầu vui chơi giải trícủa người dân tại địa phương và TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận và du kháchquốc tế ngày càng cao. Đến đây bằng đường bộ từ Bình Dương, qua huyện Dầu Tiếngđến chân núi Cậu, dãy núi Cậu là bờ tự nhiên của hồ, chạy dài nghiêng mình soibóng xuống làn nước lung linh, tạo nên một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữutình. Trên núi Cậu có chùa Ông, ở đây trông xuống vùng hồ khung cảnh thật tránglệ. Nằm trong rừng cao su gần núi Cậu là hồ Cầu Nôm, nước cũng trong xanh. Nơiđây xa làng mạc, không khí không bị ô nhiễm, thật là một điểm đến du lịch chokỳ nghỉ thú vị. Trong lòng hồ còn có rất nhiều đảo: đảo Xỉn, đảo Trảng, đảoĐồng Bò…, là những nét chấm phá thêm sinh động cho bức tranh Hồ Dầu Tiếng. Bênbờ hồ có Đồi Thơ thoai thoải đứng cạnh rừng nguyên sinh tạo nên vẻ đẹp quyến rũtrong bức tranh toàn cảnh bao la nước trời. Có một con đường khác, là tuyếnđường Xuyên Á, trên đường đi khách du lịch ghé qua Trảng Bàng để thưởng thứcmón bánh canh và bánh tráng phơi sương cuốn với thịt luộc, các loại rau rừng cóloại chát chát, loại chua chua, loại the the, thơm mùi đặc trưng làm thực kháchcàng dùng, càng thích không có cảm giác ngán ngậy.

Nếu thích thì mua thêm muốitôm Tây Ninh, nổi tiếng là ngon. Đây là sự sáng tạo đặc trưng của dân Tây Ninh,và trong sự khó khăn đã trở thành nhà kinh doanh giỏi. Có lẽ khó nơi nào có thểso sánh được. Tại một vùng đất một thời nổi tiếng rừng thiêng nước độc, muối ớtlà một món ăn dân dã, ít khi vắng mặt trên mâm cơm. Người dân chịu thương chịukhó nơi này nâng cấp muối ớt đơn điệu thành món đặc sản, dễ cất giữ, đa dụng cóthể để chấm cóc, ổi, xoài me… Trộn muối vào bánh tráng cắt nhỏ một tí dầu, ítlá rau răm các cô nàng tuổi teen rất ưa chuộng, hay cho vào nồi canh để tăngthêm hương vị. Một ký muối tinh hơn chục ngàn, vào tay người Tây Ninh chế biếnthành sản phẩm có giá từ 150.000đ đến 300.000đ cho một ký, quả là con số biếtnói.

Hồ Dầu Tiếng tương lai sẽcòn xanh tươi, xinh đẹp hơn nữa và là một điểm dừng chân đầy ý nghĩa cho dukhách khi đến Tây Ninh. Nơi đây, trong tương lai gần sẽ thành khu nghỉ dưỡngcao cấp, công viên giải trí, công viên rừng, khu săn bắn, câu cá, bãi tắm, duthuyền, các môn thể thao trên nước.

Triệu Ngọc Hạ

( pv Tuổi Trẻ Thủ Đô)

 

© NongLamSucTayNinh.com 2011 - 2020. Thiết kế website tại MtStudio.vn

Thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2011

Email: nonglamsuctayninh@gmail.com