Truyện ngắn, bút ký, hồi ký
Chuyến đi xuyên biên giới
Đây là bài đầu tiên trong loạt bài ký sự Chuyến đi xuyên biên giới qua các nước dọc theo sông MeKong của Nguyễn Quốc Nam.Qua ký sự chúng ta hiểu thêm về phong cảnh tập quán sinh hoạt... của người dân địa phương nước láng giềngTrangNha xin giới thiệu cùng Quý vị
Quê Hương...
Rể NLS
Quê hương hai tiếng thật gần mà cũng thật xa, thật cụ thể mà cũng thật trừu tượng. Có người nói quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên , có người nói quê hương là những ký ức thời thơ ấu còn đọng lại như chùm khế ngọt, có người nói quê hương là
Chuyện bây giờ mới kể
Chuyện bây giờ mới kể là một loạt truyện ghi lại kỉ niệm xưa của Gia đình Nông Lâm Súc Tây Ninh mà thầy Bùi Tho là người chấp bút .TrangNha đã trích đăng từ những năm qua khi chúng ta còn là Blogs chứ chưa lên Website hoành tráng như bây giờ.Nay Thầy Bùi Tho gửi tiếp bài hồi kí số 6 rất thú vị mà đến bây giờ chúng ta mới biết....Đúng như tiêu đề đã chọn: Chuyện bây giờ mới kể
Bài số 6
Ăn Trộm Xoài
Chuyện kể rằng,những ngày đầu tiên lên đất Long Hoa ,lúc bây giờ mới bắt đầu công việc giảng dạy chưa thân quen với học trò ,nhóm chúng tôi gồm khóa 1 và 2 Cao đẳng Sư Phạm lên nhận công tác tại Tây Ninh gồm Tho ,Sơn,Nê,Hùng,Sên ,Hiền,Hạnh vì vậy chúng tôi rất gần gủi nhau và cánh đàn ông chúng tôi gồm Nê, Hùng, Sên, Hiền đã thiết kế ngay một cuộc nhậu nhỏ nghèo nàn ở nhà trọ của ai đó :Nê? Hùng,Sên,Hiền? gần chợ Long Hoa gọi là để giết thời gian, gọi là để giải sầu, gọi là để bớt sợ hãi vì vừa chân ướt chân ráo lên đất Long Hoa trận chiến đã xảy ra gần đó đã ngửi thấy mùi thuốc súng ,thấy người chết rồi, không sợ sao được. Nói là nhậu nghèo là vì tôi được ông Nê chở tới thì trên bàn tiệc chỉ có một lít đế với một chai xá xị ,hai loại này pha với nhau tên gọi lúc bấy giờ là Whisky Bà Quẹo và mấy gói đậu phộng da cá .Đúng là nhậu nghèo phải không ,nghe nói nội vụ cuộc nhậu hóa đơn ghi tới 15 đồng lận ! Thú thật lúc đó chúng tôi cũng rất nghèo cho nên không ai có ý gọi thêm món gì cho có vẻ ăn nhậu một chút ví dụ như một miếng khô cá đuối, một con mực,hay bét lắm cũng một nhúm xíu quách ? Thôi nghèo mà vui chúng tôi luân chuyển cũng được đôi ly, người đã bừng bừng ,vì trước giờ có uống rượu đâu?
Cuộc chiến đang hồi ác liệt thì hết mồi.
- Ê,chỉ có ông Tho mới giải quyết được vụ này thôi ?
- Gì ?
Tôi ngạc nhiên hỏi lại câu nói của Sên. Cuối cùng ,anh ta cho tôi biết là chiều hôm đó ghé nhà tôi thấy bên kia dọc hàng rào của nhà bên cạnh có 2 cây xoài rất nhiều quả anh ta bảo tôi về đó kiếm vài quả làm mồi nhậu tiếp chứ chẳng lẽ uống rượu khan? Tôi nhớ tôi có từ chối,nhưng vì các bạn cứ nhao nhao …có lẽ vì có chút rượu vào rồi,lại thêm chút thể hiện tính anh hùng rơm lúc ây cho nên tôi đồng ý cho Sên chở tôi về…và tôi nhanh chóng hai 2 quả xoài ,gọi là chiến lơi phẩm,Tôi không nhớ lúc ấy anh em làm món gì vì tôi với thành thích to lớn như thế được hội đồng rượu thưởng cho một ly cối,không còn nhớ trời trăng gì nữa.
Nói rõ là 2 cây xoài đó là của bà Chín,bên cạnh nhà bà Sáu người Bắc ( mẹ chị Phúc bạn thân với chị Tuyết ,chị của Quốc Nam) lúc bây giờ vì mới đến nên chưa hề quen biết.
Nghĩ lại,cái chuyện Ăn Trộm Xoài thật sự sau đó tôi rất lo lắng,kể cả rất sợ nữa ..nhớ lại cái cảnh đêm hôm đường đường chính chính là một ông thầy giáo trẻ dám lén lút leo lên cây xoài nhà người ta để ăn trộm..Chà may mắn quá,không bị phát hiện,Nếu bị phát hiện người ta sẽ la ỏm tỏi lên ,rồi hàng xóm đến xem có khi có cả học trò mình không chừng, như đầu ngỏ có Thủy (nhà Đại úy Chánh,) và nhà Phương Lan,Hoàng Thái,Hoài Sáng ,Hoài Gình …không chừng chuyện lùm xùm như thế bà Thân Thị Đời dám ký quyết định cử tôi về Nha Học Vụ lắm!
-Ôi hú ba hồn bảy vía tôi
Bà Sáu và Bà Chín sau này rất thương tôi ,trở thành ân nhân của tôi và trong ngày cưới hai bà về tận Gò Dầu để dự..bây giờ hai bà đã qui tiên chuyện tôi ăn cắp xoài ,hai bà không biết ,rất nhiều người không biết,cả hội đồng nhậu hôm đó chắc cũng đã quên.
Nhưng tôi vẫn nhớ, nó là một dấu ấn khó quên của bắt đầu Một Sự Nghiệp mà may mắn đã dành tôi, nó là một kỷ niệm trong vô vàn kỷ niệm với vùng đất và tình người đầy thân thương này.
Từ một tấm hình
Một ngày rảnh rổi tôi dọn dẹp và sắp xếp lại sách vở cũ, vừa dọn vừa xem lại những bản thảo và sách vở, tình cờ nhặt ra được một tấm hình và tôi nhận ra ngay Trần Thị Vân cựu học sinh Nông Lâm Súc Tây Ninh , hiện đang sinh sống tại Thành phố Cần Thơ.
Chút tản mạn về hai chàng lãng tử
Nhân ngày mừng nhà mới của Trần Văn Chung tại Sài Gòn,lớp Thủy lâm 72-75 phối hợp tổ chức họp mặt lớp lần thứ 3,lần họp này lớp có mời Ban liên lạc Cựu HS NLS Tây Ninh tham dự.
Kí ức Long Hoa
Ngôi chợ Long Hoa là hình ảnh quen thuộc đã ăn sâu vào tâm khảm người dân địa phương hằng chục năm qua với bốn cánh chợ tỏa ra giữa một bồn binh rộng lớn.